Tài liệu: Hoa Kỳ - Nền kinh tế của thập kỷ 1980

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nước Mỹ đã phải chịu một sự sa sút cho đến năm 1982. Sự phá sản trong kinh doanh đã gia tăng 50% trong năm trước đó. Nông dân phải đối đầu với những khó khăn đặc biệt, khi
Hoa Kỳ - Nền kinh tế của thập kỷ 1980

Nội dung

Nền kinh tế của thập kỷ 1980

Nước Mỹ đã phải chịu một sự sa sút cho đến năm 1982. Sự phá sản trong kinh doanh đã gia tăng 50% trong năm trước đó. Nông dân phải đối đầu với những khó khăn đặc biệt, khi việc xuất khẩu nông sản đi xuống, giá cả sụt giảm, và mức lãi suất tăng cao. Nhưng trong khi liều thuốc cho sự suy thoái trở nên khó nuốt, nó đã vỡ cái vòng tàn phá lẩn quẩn mà nền kinh tế bị vướng vào. Năm 1983, lạm phát đã dịu đi, kinh tế bắt đầu hồi phục, và nước Mỹ bắt đầu duy trì một thời kỳ tăng trưởng về kinh tế. Mức lạm phát hàng năm được giữ ở mức dưới 5% trong gần suốt thập kỷ 1980 và sang thập kỷ 1990.

Sự biến động kinh tế trong thập kỷ 1970 có những hậu quả quan trọng về chính trị. Nhân dân Mỹ đã thể hiện sự không bằng lòng với các chính sách của liên bang bằng cách lật đổ Carter vào năm 1980 và bầu cựu diễn viên Hollywood và là thống đốc bang California, Ronald Reagan lên làm tổng thống. Reagan (1981-1989) đã đặt chương trình kinh tế của mình trên lý thuyết của một nền kinh tế hạ mức thuế, theo đó giảm thiểu các mức thuế để dân chúng có thể giữ lại được nhiều hơn những gì họ đã kiếm được. Lý thuyết này là mức thuế thấp sẽ khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ hơn và lâu dài hơn, điều này sẽ dẫn đến việc tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn, kết quả là sản xuất gia tăng và có sự kích thích cho sự tăng trưởng kinh tế nói chung. Trong khi việc giảm thuế phục vụ chủ yếu cho lợi ích của những người giàu, lý thuyết kinh tế này lập luận rằng lợi ích cũng được mở rộng cho những người có thu nhập thấp bởi vì việc đầu tư nhiều hơn sẽ dẫn tới nhiều cơ hội việc làm và lương bổng cao hơn.

Tuy nhiên điểm chính trong chương trình quốc gia của Reagan là ý kiến cho rằng chính quyền liên bang đã trở nên quá lớn và cồng kềnh. Trong đầu thập kỷ 1980, trong khi cắt giảm mức thuế, Reagan cũng cắt bỏ bớt các chương trình xã hội. Trong nhiệm kỳ của mình, Reagan cũng tiến hành một chiến dịch nhằm giảm bớt hoặc bãi bỏ các qui định của chính quyền tác động đến người tiêu dùng, chỗ làm việc và môi trường.

Sự kết hợp của việc giảm thuế và chi phí quân sự cao hơn đã vượt quá sự giảm thiểu khiêm tốn trong chi phí cho các chương trình nội địa. Kết quả là sự thâm hụt ngân sách của liên bang đã tăng vọt, lên quá cả mức của cuộc suy thoái vào đầu thập niên 1980. Từ con số 74.000 triệu USD của năm 1980, mức thâm hụt ngân sách của liên bang đã lên đến 221.000 triệu USD vào năm 1986. Mức này giảm xuống còn 150.000 triệu USD vào năm 1987, nhưng sau đó lại gia tăng trở lại. Một số nhà kinh tế lo ngại rằng việc chi tiêu quá lớn và vay mượn của chính quyền liên bang sẽ châm ngòi trở lại cho sự lạm phát, nhưng Quỹ Dự trữ Liên bang đã thận trọng trong việc kiểm soát sự gia tăng của giá cả, nâng ngay mức lãi suất lên khi tình hình đe dọa. Quỹ Dự trữ đã đóng vai trò cảnh sát giao thông về kinh tế, bật đèn điều khiển cho quốc hội và tổng thống trong việc lèo lái nền kinh tế quốc gia.

Sự phục hồi được xây dựng lần đầu vào đầu thập niên 1980 không phải là không có những vấn đề của nó. Nông dân, đặc biệt là những người sản xuất ở qui mô gia đình, tiếp tục đương đầu với những thử thách, đặc biệt là trong các năm 1986 và 1988, khi khu vực miền trung của đất nước bị hạn hán nghiêm trọng, và mấy năm sau đó thì lại bị lụt lớn. Một số ngân hàng bị rối rắm vì sự khan hiếm tiền tệ và việc cho vay thiếu thận trọng sau khi đã được bãi bỏ một phần các qui định. Chính quyền liên bang đã phải đóng cửa nhiều ngân hàng và đứng ra trả các khoản tiền ký thác cho người gửi.

Trong thời gian tại chức của Reagan và người kế vị là George Bush (1989-1992), thập kỷ 1980 vẫn chưa xóa hết những bất ổn về kinh tế vốn đã ám ảnh đất nước này từ thập kỷ 1970. Mỹ đã bị thâm hụt ngân sách trong mậu dịch trong vòng 7 năm của thập kỷ 1970, và mức thâm hụt này đã gia tăng trong thập kỷ 1980. Những nền kinh tế tăng trưởng nhanh của châu Á đã thách thức nền kinh tế Mỹ. Cụ thể là Nhật Bản, với sự tập trung vào kế hoạch dài hạn và sự kết hợp chặt chẽ giữa các công ty, ngân hàng và chính quyền, đã hình thành một mô hình khác cho sự tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, ở Mỹ những “tay săn công ty” đã mua nhiều loại công ty khác nhau, những công ty mà giá cổ phiếu bị sút giảm, và rồi họ tổ chức lại chúng, hoặc bằng cách bán đi một số hoạt động của công ty hoặc bằng cách chia nhỏ nó thành nhiều đơn vị. Những nhà phê bình đã cho rằng những tay săn này đã phá hủy các công ty tốt và gây nỗi khổ cho công nhân, vì nhiều người đã mất việc làm trong việc tái tổ chức lại những công ty này. Nhưng một số khác thì cho rằng những tay săn này đã có những đóng góp có ý nghĩa cho nền kinh tế, vì họ đã tiếp quản những công ty quản lý kém, đơn giản hóa đại chúng, và làm cho chúng tạo được lợi nhuận trở lại, hoặc là họ đã bán đi những công ty này để những nhà đầu tư có thể tái đầu tư vào những công ty có năng suất hơn.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2255-02-633495565891250000/Kinh-te/Nen-kinh-te-cua-thap-ky-1980.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận