Tài liệu: Hoa Kỳ - Thập kỷ 1990 trở về sau

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thập kỷ 1990 mang đến một tổng thống mới, Bill Clinton (1993-2000). Là một đảng viên Dân chủ thận trọng và ôn hòa, Clinton đã theo một số chính sách của các vị tiền nhiệm.
Hoa Kỳ - Thập kỷ 1990 trở về sau

Nội dung

Thập kỷ 1990 trở về sau

Thập kỷ 1990 mang đến một tổng thống mới, Bill Clinton (1993-2000). Là một đảng viên Dân chủ thận trọng và ôn hòa, Clinton đã theo một số chính sách của các vị tiền nhiệm. Sau khi thất bại trong việc thúc giục quốc hội thông qua những đề xuất đầy tham vọng về việc mở rộng phạm vi bảo hiểm sức khỏe, Clinton đã tuyên bố rằng kỷ nguyên của những “chính quyền lớn” đã qua rồi. Ông ta thúc đẩy để củng cố thị trường ở một số lĩnh vực, làm việc với quốc hội để mở ra những dịch vụ điện thoại nội hạt cạnh tranh với nhau. Ông ta cũng kết hợp với đảng Cộng hòa để giảm thiểu những lợi nhuận về phúc lợi xã hội. Mặc dù Clinton cắt giảm số lượng của các nhân viên liên bang, chính quyền vẫn đóng một vai trò quyết định trong nền kinh tế quốc gia. Hầu hết những sự đổi mới của thời kỳ Chính sách Kinh tế Xã hội Mới vẫn còn được duy trì. Và Quỹ Dự trữ Liên bang vẫn tiếp tục điều khiển những bước đi trong các hoạt động kinh tế, với sự cảnh giác trước bất kỳ dấu hiệu nào của sự lạm phát tái diễn.

Trong khi đó, nền kinh tế đã có những chuyển biến tốt đẹp trong thập kỷ 1990. Những phát triển về công nghệ đã mang lại nhiều sản phẩm điện tử mới rất tinh vi và đa dạng. Sự đổi mới trong viễn thông và mạng vi tính đã tạo ra một ngành công nghiệp phần cứng và phần mềm vi tính, đồng thời cách mạng cách vận hành của nhiều ngành công nghiệp. Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và lợi nhuận của các công ty cũng gia tăng nhanh chóng. Kết hợp với mức lạm phát và mức thất nghiệp thấp, những mối lợi lớn đã đẩy thị trường chứng khoán đi lên. Chỉ số Dow Jones, vốn đứng ở mức 1.000 vào thập kỷ 1970, đã lên đến mức 11.000 điểm vào năm 1999, góp phần quan trọng vào sự giàu có của rất nhiều - nhưng không phải là tất cả- người Mỹ.

Lực lượng lao động của Mỹ đã thay đổi đáng kể vào thập kỷ 1990. Số lượng nông dân đã sụt hẳn. Một bộ phận nhỏ người lao động có công việc trong các ngành công nghiệp, trong khi một bộ phận lớn hơn nhiều đã làm việc trong các ngành dịch vụ. Nếu như sắt thép và giày  không còn là mặt hàng sản xuất chính của Mỹ nữa, thì ngày nay máy tính và phần mềm đã thế chỗ.

Sau khi lên đến đỉnh điểm là 290.000 triệu USD vào năm 1992, ngân sách quốc gia thu nhỏ lại dần dần, khi sự tăng trưởng kinh tế đã làm gia tăng thu nhập về thuế. Năm 1998, nước Mỹ có thặng dư lần đầu tiên trong vòng 30 năm, mặc dù một món nợ khổng lồ - chủ yếu là do chi phí cho uộc bùng nổ trẻ sơ sinh - vẫn còn tồn tại. Những nhà kinh tế, ngạc nhiên trước sự kết hợp của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và mức lạm phát thấp, đã tranh luận về việc nước Mỹ có thể có hay không một “nền kinh tế mới” với mức tăng trưởng nhanh hơn nữa.

Cuối cùng, nền kinh tế của Mỹ đã đan kết chặt chẽ hơn bao giờ hết với nền kinh tế toàn cầu. Clinton, giống như các vị tiền nhiệm của ông, đã tiếp tục thúc đẩy cho việc xoá bỏ các hàng rào mậu dịch. Một Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã làm tăng mối ràng buộc giữa Mỹ và những đối tác mậu dịch lớn nhất là Canada và Mexico. Châu Á, vốn đã tăng trưởng đặc biệt trong thập kỷ 1980, cùng với châu Âu đã làm nguồn cung ứng chính các mặt hàng thành phẩm cho Mỹ và đồng thời làm thị trường xuất khẩu cho nước này.

Trong khi Mỹ vẫn tin rằng sự tích hợp kinh tế toàn cầu làm lợi cho tất cả các quốc gia, sự lệ thuộc lẫn nhau cũng tạo ra một số bất ổn. Công nhân ở các ngành công nghệ cao được trả lương hậu hĩnh, nhưng sự cạnh tranh từ những nước vốn có mức lương thấp đã làm sụt giảm mức lương trong những ngành sản xuất truyền thống. Và khi nền kinh tế của Nhật Bản và những nước mới công nghiệp hóa ở châu Á chập choạng và cuối thập niên 1990, những dao động đã diễn ra trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, nước Mỹ vẫn khép lại thập kỷ 1990 với nhà tự tin. Vào cuối năm 1999, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trường kể từ tháng 3 năm 1991, vốn là thời gian dài nhất của sự mở rộng kinh tế trong hòa bình của lịch sử nước này. Tỉ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 4,1%, mức thấp nhất trong vòng 30 năm. Và giá các mặt hàng tiêu dùng, vốn gia tăng chỉ 1,6% vào năm 1998, đã nhích lên chút đỉnh vào năm 1999. Nhiều thử thách đang ở phía trước, nhưng đất nước này đã vượt qua thế kỷ 20 trong tình trạng tốt đẹp.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2255-02-633495566684843750/Kinh-te/Thap-ky-1990-tro-ve-sau.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận