Tài liệu: Hocmon là gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vào cuối thế kỷ XIX, nhà sinh học Pháp, Claude Bernard, bắt đầu nghiên cứu các chất nội tiết và nhà sinh lý học Charles-Edounard Brown đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về những chất này,
Hocmon là gì?

Nội dung

Hocmon là gì?

Vào cuối thế kỷ XIX, nhà sinh học Pháp, Claude Bernard, bắt đầu nghiên cứu các chất nội tiết và nhà sinh lý học Charles-Edounard Brown đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về những chất này, khi ấy chưa được gọi là hocmon: ''Yếu tố được tiết ra từ một nhóm tế bào có tác dụng từ xa đến một nhóm tế bào khác với kết quả khác nhau.'' Thuật ngữ hocmon (hormone) (từ tiếng Hy Lạp ''tôi kích thích'', cho nên cũng được gọi là kích thích tố) có vào năm 1905. Năm 1909, ''khoa học về các chất nội tiết'' được khai sinh xung quanh nội tiết học.

Ở người, có nhiều loại cấu tạo hocmon: các steroit, hòa tan trong mỡ và do đó dễ đi qua các màng sinh học, peptit và protein (insulin, hocmon sinh trưởng...) không tan trong mỡ, và các dẫn xuất của axit amin, như ađrenalin hoặc melatonin. Nitơ monoxyt (NO) được phân biệt là hocmon khí. Một số hocmon được sản xuất từ các tế bào chuyên hóa hợp thành các tuyến (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận...), số khác từ các tế bào nội tiết ít nhiều phân tán trong các cơ quan khác nhau (buồng trứng, tinh hoàn...), cuối cùng, một số khác nữa từ các tế bào vừa là nội tiết vừa là ngoại tiết. Hocmon có liên quan đến sự điều hòa tất cả các chức năng sinh lý chính: chuyển hóa năng lượng, cân bằng nội môi (môi trường bên trong), dinh dưỡng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, kể cả sự thành thục của hệ thần kinh. Chúng phổ biến trong toàn bộ giới động vật, kể cả động vật có xương sống và động vật không xương sống. Ở động vật không xương sống, thường là các chất tiết của hệ thần kinh. Ví dụ, con thủy tức có những tế bào thần kinh ở gốc các tua tổng hợp một hocmon thần kinh có liên quan với sự sinh trưởng, tái sinh và sinh sản của nó. Một số loài thân mềm, như loài chân đầu (mực, bạch tuộc), có các hệ tinh vi hơn: đó là những tuyến nội tiết thật sự, như tuyến thị giác. Loài thân giáp (tôm, cua...) có một hệ nội tiết phức tạp, cũng giống như côn trùng, trong đó hocmon có tác dụng đến sự sinh trưởng và biến thái hoặc giữ nồng độ các chất chuyển hóa thích hợp trong bạch huyết (hémolymphe) (khác với lymphe).




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1885-02-633463510646562500/Hocmon/Hocmon-la-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận