Tài liệu: Indonesia - Địa hình

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Indonesia là một quần đảo khổng lồ lớn nhất thế giới, trải dài 5.120 km từ Đông sang Tây và l.760 km từ Bắc xuống Nam. Quần đảo này bao gồm 13.667 đảo, trong đó chỉ có
Indonesia - Địa hình

Nội dung

Địa hình

Indonesia là một quần đảo khổng lồ lớn nhất thế giới, trải dài 5.120 km từ Đông sang  Tây và l.760 km từ Bắc xuống Nam. Quần đảo này bao gồm 13.667 đảo, trong đó chỉ có 6.000 đảo là có người sinh sống. Trong số này có 5 đảo chính (Sumatra, Java, Kalimantan, Suiawesi, và Irian Jaya), 2 quần đảo chính (Nusa Tenggara và Maluku) và 60 quần đảo nhỏ hơn. Hai trong số những đảo chính chia lãnh thổ với những nước khác: Kahmantan (dưới thời thực dân gọi là Borneo, và hòn đảo lớn thứ ba trên thế giới) cùng chia với Malaysia và Brunei, và Irian Jaya cùng chia hòn đảo Tân Guinea với Papua Tân Guinea.

Lãnh thổ này kéo dài từ vĩ độ Bắc 6008 đến vĩ độ Nam 11015, và từ kinh độ Đông 94045 đến kinh độ Đông 141005. Tổng diện tích của Indonesia là 1.919.317 km2. Trong diện tích này có 93.000 km2 là các loại biển trong đất liền (eo biển, vịnh và các nguồn nước khác). Vùng biển chung quanh đã nâng tổng diện tích của Indonesia (đất và biển) lên đến 5 triệu km2. Tuy nhiên chính quyền nước này còn khai nhận một khu kinh tế độc quyền, theo đó nâng tổng diện tích lên đến 7,9 triệu km2.

Các nhà địa lý học đã nhóm Sumatra, Java (và Madura), Kalimantan (trước đây gọi là Borneo), và Sulawesi (trước đây gọi là Celebes) thành nhóm đảo Sunda Lớn. Những đảo này, ngoại trừ Sulawesi, nằm trên Thềm Sunda - một vùng mở rộng của bán đảo Malay và lục địa Nam châu Á. Xa về phía Đông là Irian Jaya (trước đây gọi là Irian Barat hay Tây Tân Guinea), chiếm nửa phía Tây của hòn đảo lớn thứ hai trên thế giới – Tân Guinea - trên Thềm Sahul. Độ sâu của nước biển trên các thềm Sunda và Sahul trung bình khoảng 200 mét hoặc cạn hơn.

Giữa hai thềm này là Sulawesi, Nusa Tenggara (còn được gọi là quần đảo Sunda Nhỏ), và quần đảo Maluku (hay Moluccas), tất cả hình thành một nhóm đảo thứ hai, nơi đó vùng biển chung quanh có những nơi có độ sâu đến 4.500 mét. Thuật ngữ quần đảo Outer được sử dụng không nhất quán bởi một số tác giả, nhưng nó thường dùng để chỉ những đảo này, không kể đảo Java và Madura. Nói về mặt địa lý kiến tạo thì khu vực này - đặc biệt là Java - rất không ổn định. Mặc dù tro núi lửa đã tạo ra vùng đất màu mở, nó lại làm cho tình hình trồng trọt ở một số nơi không thể tiên đoán trước được.

Đất nước này có rất nhiều núi và có khoảng 400 núi lửa, trong số đó có khoảng 100 núi còn hoạt động. Chỉ trong khoảng từ 1972 đến 1991, có 29 vụ phun núi lửa đã được ghi nhận, hầu hết là ở Java. Những vụ phun núi lửa dữ dội nhất trong thời kỳ hiện đại này đều xảy ra ở Indonesia. Năm 1815 một vụ phun núi lửa lại Gunung Tambora ở bờ biển phía Bắc của Sumbawa, tỉnh Nusa Tenggara Barat, đã lấy đi mạng sống của 92.000 người và tạo ra một ‘năm không có mùa Hè’ ở nhiều khu vực. Năm 1883 núi lửa Krakatau ở eo biển Sunda, giữa Java và Sumatra, phun và dòng dung nham của nó đã làm chết 36.000 người Tây Java. Tiếng nổ của trận phun núi lửa này vang đến tận Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản. Trong suốt gần một thế kỷ kể từ trận phun này, núi lửa Krakatau đã nằm im, cho đến cuối thập kỷ 1970 nó lại phun, và phun đến hai lần.

Những ngọn núi có độ cao từ 3.000 đến 3.800 mét có thể thấy ở các đảo Sumatra, Java, Bali, Lombok, Sulawesi, và Seram. Những ngọn núi cao nhất của Indonesia, với độ cao từ 4.700 mét đến 5.000 mét, đều nằm trong những rặng núi Jayawijaya và Sudirman ở Irian Jaya. Ngọn núi cao nhất, Puncak Jaya, với độ cao 5.039 mét, nằm trong rặng Sudirman.

Nusa Tenggara bao bồm hai dải đảo kéo dài về phía  Đông, từ Bali đến Irian Jaya. Vòng cung phía trong của Nusa Tenggala là một dãy liên tiếp những núi và núi lứa trải dài từ Sumatra đến Java, Bali, và Flores, và bẻ ra nhóm đảo Banda.  Vòng cung phía ngoài của Nusa Tenggara là một sự mở rộng của những dải đảo phía Tây Sumatra, bao gồm Nias,  Mentawai, và Enggano. Dải đảo này nổi lên trên vùng Nusa Tenggara với đảo Sumba và Timor với núi non trùng điệp.

Quần đảo Maluku (hay Moluccas) về mặt địa lý là phức tạp nhất trong số các đảo ở Indonesia. Quần đảo này nằm về phía Đông Bắc của Indonesia, với Philippines ở phía Bắc, Irian Jaya ở phía Đông, và Nusa Tenggara ở phía Nam. Những đảo lớn nhất trong quần đảo này có Halmahera, Seram, và Buru. Tất cả những đảo này mọc thẳng đứng từ dưới biển sâu. Sự thay đổi đột ngột từ biển sâu đến núi cao có nghĩa là có rất ít đồng bằng vùng ven biển.

Những nhà địa lý tin rằng đảo Tân Guinea, trong đó Irian Jaya là một phần, có lẽ trước đây là một phần của lục địa châu Úc. Những hoạt động về địa lý kiến tạo đã tạo thành những ngọn núi dựng đứng với đỉnh phủ đầy tuyết vạch thành một đường xương sống Đông-Tây, và những đồng đất bồi nóng và ẩm dọc theo bờ biển Tân Guinea. Những ngọn núi của Irian Jaya kéo đài khoảng 650 km từ Đông sang Tây, chia tỉnh này thành hai nửa, phía Bắc và phía Nam.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2121-02-633492326574218750/Dia-ly/Dia-hinh.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận