Động thực vật ở Indonesia
Thảm thực vật phong phú của Indonesia bao gồm nhiều chủng loại độc đáo của các các loại cây nhiệt đới ở nhiều dạng khác nhau. Hoa Rafflesia, chỉ có thể tìm thấy ở một số điểm xung quanh khu vực Sumatra, là loài hoa lớn nhất thế giới, đường kính của hoa này có thể lên đến 1 mét. Đây là một loại thực vật ký sinh mọc trên những oại dây leo khác, nhưng không có lá. Cũng trong vùng Sumatra có loại hoa khổng lồ Amorphophallus, loại hoa lớn nhất trong loại của nó.
Loại cây bắt côn trùng dạng bình có nhiều chủng loại khác nhau ở nhiều khu vực phía Tây Indonesia.
Vô số loài phong lan với nhiều chủng loại, khác nhau về kích thước, từ loài phong lan lớn nhất trong số tất cả các loài phong lan, gọi là phong lan hổ, hay với tên khoa học là Grammatophyllum Speciosum; cho đến chủng loại nhỏ xíu không có lá Taeniophyllum, có thể ăn được và được người dân địa phương dùng làm thuốc, và còn được dùng trong nghề thủ công mỹ nghệ nữa.
Đất rừng ở đây rất giàu mùn, đã thúc đẩy sự phát triển của các loại nấm, trong đó có nấm lông ngựa, nấm phát quang, loại meo bồ hóng và loại nấm mốc đen.
Thảm thực vật của Indonesia cũng có nhiều chủng loại gỗ. Dòng cây Dipterocarp nổi tiếng về gỗ, nhựa, dầu và hạt quả. Ramin, một loại gỗ chất lượng cao dùng làm đồ đạc được lấy từ cây Gonystylus. Gỗ đàn hương, gỗ mun và gỗ Palem-bang là những loại sản phẩm quý của rừng. Gỗ tếch là loại cây có từ rừng trồng nhân tạo ở Java.
Với lượng thực vật phong phú như vậy, nhiều người dân ở đây đã có một cuộc sống tốt trên nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Có khoảng 6.000 loại thực vật được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp. Một ví dụ nổi bật trong thời hiện đại này là việc sử dụng các loại cây để chế ra loại dầu xoa truyền thống Jamu. Hoa là giống không thể thiếu trong các buổi lễ, các nghi thức theo thông tục và theo truyền thống.
Động vật ở Indonesia cũng có rất nhiều và nhiều loại rất độc đáo. Loài khỉ orang utan ở Sumatra và Kaiimantan được coi là giống địa phương của Indonesia. Giống thằn lằn Komodo, giống tê giác Java, giống bò hoang Banteng, hổ và nhiều chủng loại khác hiện nay đang được bảo vệ trong những khu bảo tồn động vật hoang dã.
Để chăm sóc cho cây cối và động vật trong nước, ngày 5 tháng 11 được chỉ định và Ngày Động Thực vật. Để bồi dưỡng lòng thương yêu của xã hội đối với những loại thực vật và động vật ở đây giống thằn lằn Komodo (loại thằn lằn to nhất) đã được chỉ định là Con vật Quốc gia của Indonesia, giống cá đỏ nước ngọt Liluk là Con vật Quyến rũ nhất, và giống Elang Jawa (một loại chim đại bàng) là Loài vật Hiếm hoi. Những quyết định này bổ sung cho quyết định về Ngày Động Thực vật của Indonesia.