Khí hậu
Đặc điểm chính của khí hậu Indonesia và không nóng, nhưng mưa nhiều. Các vùng nước ấm đều đặn bao phủ 81% diện tích Indonesia đảm bảo cho nhiệt độ trên mặt đất hầu như không đổi. Được chia đôi bởi đường xích đạo, quần đảo này hầu như toàn bộ chịu khí hậu nhiệt đới, với vùng đồng bằng có nhiệt độ trung bình 280C. Vùng đất phía trong và vùng núi có nhiệt độ trung bình 260C, và vùng núi cao có nhiệt độ trung bình 230C.
Độ ẩm của cả vùng biến thiên từ 70% đến 90%. Gió thường dịu và thông thường có thể dự đoán trước được. Gió mùa thường thổi vào từ hường Nam và hướng Đông từ tháng 6 đến tháng 9, và từ hướng Tây Bắc từ tháng 12 đến tháng 3. Những trận bão lớn thường ít nguy hiểm cho những người đi biển trong vùng nước của Indonesia. Những nguy hiểm thường đến từ các dòng hải lưu trong eo biển, như các eo biển Lombok và Sape.
Sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa có liên quan với gió mùa. Nói chung, ở đây có hai mùa, mùa khô (từ tháng 6 đến tháng 9) do ảnh hưởng của gió lục địa từ châu Úc, và mùa mưa (từ tháng 12 đến tháng 3) do ảnh hưởng của gió từ lục địa châu Á và từ Thái Bình Dương. Tuy nhiên những luồng gió địa phương có thể làm thay đổi những luồng gió chính này, đặc biệt là ở các đảo vùng trung tâm Maluku-Seram, Ambon, và Buru. Mô hình gió và mưa dao động theo mùa này có liên quan với vị trí địa lý của Indonesia, là một quần đảo nằm giữa hai lục địa lớn.
Vào tháng 7 và tháng 8, áp lực cao trên vùng sa mạc ở Úc gây gió thổi từ lục địa này về hướng Tây Bắc. Khi luồng gió này đến đường xích đạo, sự quay của trái đất làm nó đổi hướng, thổi về hướng Đông Bắc đến lục địa Đông Nam Á. Trong thời gian giữa tháng Giêng và tháng 2, một vùng áp lực cao ở lục địa châu Á tạo ra một luồng gió ngược lại. Gió mùa được tạo ra này lại được gia tăng bởi những luồng gió ẩm ở Ấn Độ Dương, tạo ra một lượng mưa lớn trên nhiều vùng của quần đảo.
Mô hình gió phổ biến này tương tác với điều kiện địa hình của từng địa phương để tạo thành sự khác biệt rất lớn về lượng mưa trong vùng quần đảo. Nhìn chung, các vùng phía Tây và phía Bắc của Indonesia có lượng mưa nhiều nhất vì những đám mây mang gió mùa thổi về hướng Bắc và hướng Tây chứa đầy hơi ẩm vào thời điểm chúng bay đến những vùng xa xôi này. Phía Tây Sumatra, Java, Bali, vùng phía trong của Kalimantan, Sulawesi, và Irian Jaya là những khu vực ẩm ướt nhất Indonesia, với lượng mưa trên 2.000 mm hàng năm. Một phần, hơi ẩm này bắt nguồn từ những đỉnh núi cao vốn giữ nhiều không khí ẩm.
Thành phố Bogor, ở gần Jakarta, có lượng mưa dông cao nhất thế giới. Mặt khác, những đảo gần Úc nhất - kể cả Nusa Tenggara và mũi phía Đông của Java - lại có khuynh hướng khô ráo, với một số vùng có lượng mưa đước l.000 mm hàng năm. Tình hình lại còn phức tạp hơn với một số đảo ở phía Nam Maluku. Những đảo này có một mô hình mưa không thể dự báo trước được, vì nó tùy thuộc vào các luồng gió địa phương.
Mặc dù nhiệt độ không khí ít thay đổi theo mùa hoặc theo địa phương, ở những vùng cao có nhiệt độ thấp hơn. Nhìn chung, cứ lên cao 90 mét so với mặt biển nhiệt độ giảm xuống l0 ở những vùng núi cao phía trong ban đêm có sương mù. Những ngọn núi cao nhất ở Irian Jaya thì đỉnh lúc nào cũng phủ tuyết.
Tọa lạc ngay trên đường xích đạo, quần đảo này ít thay đổi về độ dài ngày và đêm theo mùa. Sự cách biệt giữa ngày dài nhất và ngày ngắn nhất chỉ là 48 phút. Quần đảo này trải qua 3 múi giờ: vùng phía Tây Indonesia, bao gồm Sumatra, Java và phía Tây Kalimantan ở vào múi giờ thứ 7; Vùng trung tâm Indonesia bao gồm phía Đông Kalimantan, Nusa Tenggara và Sulawesi ở vào múi giờ thứ 8; và vùng phía Đông Indonesia bao gồm Maluku và Irian Jaya ở vào múi giờ thứ 9. Ranh giới giữa múi giờ thứ 7 và thứ 8 là một đường Bắc Nam chạy từ giữa Java và Bali đến giữa đảo Kalimantan, ranh giới giữa múi giờ thứ 8 và thứ 9 là một đường Bắc Nam chạy từ mũi phía Đông của Timor đến mũi phía Đông của Sulawesi.