Lâm nghiệp
Thể chế tài chính riêng
Lâm nghiệp và đồn điền được coi như những bộ phận phụ thuộc cần sự đầu tư. Tuy nhiên, cho đến ngày nay chưa có một cơ sở tài chính nào tập trung hoạt động của mình vào việc cung cấp tài chính cho các bộ phận lâm nghiệp và đồn điền. Các ngân hàng thương mại thường rất kén khách và không phù hợp với việc trồng trọt của công việc lâm nghiệp và đồn điền. Công việc trồng trọt của ngành nghề này rất đặc biệt, đòi hỏi sự đầu tư dài ngày và phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu. Do đó những khoản nợ với lãi suất cao là không thuận lợi cho việc đầu tư vào bộ phận này. Do tình hình này, Bộ Lâm nghiệp và Đồn điền đã tiên phong trng việc thành lập một cơ quan tài chính riêng. Trong hoạt động này, tổng thống đã phê chuẩn cho việc hình thành một cơ quan tài chính với nhiệm vụ đặc biệt là gây quỹ đầu tư cho bộ phận lâm nghiệp và đồn điền.
Những doanh nghiệp nhà nước về lâm nghiệp và đồn điền
Điều cần thiết là phải thành lập một cơ sở kinh doanh nhằm đảm bảo sự tương tác hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và sinh thái. Chính quyền đã thành lập một doanh nghiệp nhà nước để phát triển các đồn điền nhỏ, chủ yếu là nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của những đồn điền này.
Việc Tiêu diệt sự thối nát, Thông đồng và Gia đình trị
Bộ Lâm nghiệp và Đồn điền đã thành lập một Đội chống Thối nát, Thông đồng và Gia đình trị. Một số bước đã được tiến hành, chẳng hạn như:
a/ Tiến hành kiểm toán triệt để với những quỹ lâm nghiệp nghi ngờ có các hiện tượng tiêu cực.
b/ Đưa ra các hình phạt hành chính đối với những doanh nghiệp không đóng tiền phạt sản phẩm rừng hay quỹ tái trồng rừng.
c/ Tiến hành các cuộc giám sát và khai báo hành chính đối với những công ty được nhượng quyền khai thác gỗ và những công ty được nhượng quyền khai thác du lịch.
Rừng và Đồn điền là Nguồn Tài nguyên Thực phẩm
Indonesia đã phải đương đầu với nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề cung cấp lương thực cho hơn 200 triệu dân. Nếu như được tổ chức lại cho tốt, rừng và đồn điền có thể giúp giải quyết vấn đề này.
Từ những khu vực rừng và đồn điền có thể phát triển cây lương thực, người ta đánh giá rằng sản lượng lương thực trong cả nước có thể lên đến 1.560 tấn mỗi năm. Số lượng này là đủ và thừa thãi cho nhu cầu trong nước. Nếu như chương trình này được thực hiện đến nơi đến chốn, rừng của Indonesia sẽ có thể phục vụ như một trung tâm lương thực thế giới.
Công nghiệp và mậu dịch
Trong thời gian gần đây, nhiều mục tiêu đã đạt được trong lĩnh vực Công nghiệp và Mậu dịch. Để tăng cường xuất khẩu, chính quyền đã mở rộng phạm vi các mặt hàng cho các công ty. Chính sách trong lĩnh vực ngoại thương là gia tăng giá trị xuất khẩu và trao đổi quốc tế với nhiều mặt hàng đa dạng, có sức cạnh tranh cao, mở rộng thị trường, đề cao các mặt hàng khí đốt và những mặt hàng không phải là dầu mỏ, và giải quyết những vấn đề về xuất khẩu.
Chính sách nhập khẩu là kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu, cho nhập những hoại hàng dùng cho sản xuất hoặc cho nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu quốc phòng và môi trường. Chính sách nhập khẩu cũng bao gồm việc hạn chế nhập khẩu, việc đưa ra các thủ tục trong đó có giấy phép nhập khẩu, hạn ngạnh nhập khẩu và thuế nhập khẩu.
Trong khi đó, để nâng cao các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính quyền đã có một quỹ hỗ trợ lên tới 18,75 tỉ Rp dành cho 512 doanh nghiệp loại này, bao gồm các doanh nghiệp về nông nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ có tiềm năng xuất khẩu.
Trong kế hoạch đối phó với việc toàn cầu hóa thị trường và tăng cường sức cạnh tranh của những sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ, chính quyền đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO-9000. Hệ thống này áp dụng cho cả những doanh nghiệp nhỏ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp chế tạo phụ tùng, những loại doanh nghiệp đã và sẽ áp dụng tiêu chuẩn quốc gia SNI và những doanh nghiệp áp dụng chương trình kiểm tra Chất lượng Theo nhóm.
Các quy định
Bằng cách đưa ra Đạo luật số 5 năm 1999 về Cấm Độc quyền và Cạnh tranh Không Lành mạnh, có hiệu lực một năm sau ngày phê chuẩn, sự cạnh tranh công nghiệp trong nước đã trở nên lành mạnh. Đạo luật này nhằm góp phần vào nỗ lực cải tiến hiệu quả kinh tế tự nhiên, từ đó sẽ làm gia tăng phúc lợi xã hội.
Đạo luật số 8 năm 1999 về việc Bảo vệ Người Tiêu dùng, trong giai đoạn cải tổ này, được kỳ vọng là tạo sự tự do cho người tiêu dùng hưởng thụ sản phẩm và đồng thời xây dựng cho các doanh nghiệp thói quen bán ra những sản phẩm có chất lượng.
Chính quyền cũng thực hiện một số chính sách cho tự do nhập khẩu và phân phối đường. Thuế suất cho đường nhập khẩu là 0%. Để hỗ trợ nông dân vượt qua những thiệt hại trong việc giảm giá đường trong thị trường nội địa, chính quyền đã qui định giá cho mặt hàng này khi nông dân bán đường cho các nhà máy đường. Việc nhập khẩu ô tô trước đây lệ thuộc vào thuế nhập khẩu rất cao, nay đã được xét lại và chuyển sang một cơ chế đơn giản hơn với thuế suất thấp hơn.
Trong khi đó, để hỗ trợ cho hoạt động tài chính trong việc kinh doanh, chính quyền đã thành lập Ngân hàng Xuất khẩu Indonesia, với mục đích giúp cho các hoạt động xuất- nhập khẩu bằng cách cung ứng những dịch vụ tài chính và bảo đảm cũng như sự tư vấn liên quan đến những lĩnh vực này.
Triển lãm và quảng cáo
Cuộc Triển lãm Tài nguyên Indonesia năm 1998, ngay vào thời gian cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm Indonesia, trong thực tế đã thúc đẩy cho hoạt động của khoảng 800 doanh nhân và nhà xuất khẩu của Indonesia trong 27 tỉnh trong cả nước. Cuộc triển lãm này đã tiếp nhận 2.799 khách hàng nước ngoài đến từ 99 quốc gia, và đã tạo ra những giao dịch kinh doanh với giá trị xuất khẩu lên tới 71,2 triệu USD với 78 quốc gia.
Việc đưa các Phái đoàn Mậu dịch và Đầu tư đến năm nước xuất khẩu là Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật và Đài Loan nhằm vào mục đích phục hồi hình ảnh Indonesia trên trường quốc tế. Trong các chuyến công tác này đã có những hợp đồng được ký kết với các nước, chẳng hạn như với Mỹ với trị giá 13,3 triệu USD, với Nhật và Đài Loan với 21,2 triệu USD, và với Anh và Hà Lan với giá trị hợp đồng 16,1 triệu USD.
Chợ Batam Sands
Với mục đích làm tăng khả năng mở rộng thị trường của các loại sản phẩm, chính quyền đã cho thành lập Chợ Batam Sands Indonesia, tọa lạc trên một điện tích 1.800 mét vuông. Khu chợ này được thành lập như là một 'Điểm Tiếp thị' để giới thiệu các mặt hàng có chất lượng xuất khẩu đến người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng nước ngoài. Việc thành lập Chợ Indonesia sẽ được nhân rộng ra ở các địa điểm khác như Entikong, Tây Kalimantan và Bitung-Manado, và ở nước ngoài như Los Angeles - Mỹ, Johannesburg - Nam Phi, Amman - Jordan và ở các thành phố trung tâm mậu dịch tại châu Âu.