Tài liệu: Indonesia - Sự phục hồi kinh tế

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Kể từ giữa năm 1997, hệ thống kinh tế quốc gia đã trì trệ và trong năm 1998 tình hình còn tệ hại hơn nữa. Tuy nhiên, vào cuối năm 1998, đã có những dấu hiệu hứa hẹn cho một sự
Indonesia - Sự phục hồi kinh tế

Nội dung

Sự phục hồi kinh tế

Kể từ giữa năm 1997, hệ thống kinh tế quốc gia đã trì trệ và trong năm 1998 tình hình còn tệ hại hơn nữa. Tuy nhiên, vào cuối năm 1998, đã có những dấu hiệu hứa hẹn cho một sự phục hồi kinh tế. Nền kinh tế quốc gia thời kỳ đó không ổn định, thể hiện bởi sự gia tăng giá cả (lạm phát), cán cân chi phó mất cân đối và một sự thu hẹp đột ngột về kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế này phần lớn là do sự khủng hoảng kéo dài về tỉ giá hối đoái của đồng Rupiah, cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng nhà nước và nợ nước ngoài, và những sự kiện chính trị xã hội không thuận lợi.

Trong nỗ lực nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính quyền cùng với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các cơ sở quốc tế và các nước bạn, qua sự hợp tác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã phát động một chương trình phục hồi và ổn định kinh tế. Để thực hiện chương trình này, những chính sách về tài chính, tiền tệ và ngân hàng, cùng với sự cân đối cán cân chi phó đã được tiến hành.

Chính sách thực hiện trong thời kỳ cải tổ đã có những hứa hẹn tiến bộ, phản ánh ở những chỉ số của nền kinh tế vĩ mô vào quý 4 năm 1998. Vào các tháng 10, 11 và 12 năm 1998, mức lạm phát đã giảm đáng kể xuống trị số âm, - 0,27%, - 0,08%, và - 1,42%. Ngoài ra, tỉ giá hối đoái của đồng Rupiah đã khá hơn và giữ mức ổn định. Cán cân chi phó đã khá hơn và ngoại thương duy trì mức an toàn, lãi suất hạ xuống. Đến giữa năm 1999, mức lạm phát vẫn âm tính, với các trị số - 0,18%, - 0,68% và - 0,28% trong các tháng 3, 4 và 5.

Ngân sách nhà nước

Những nỗ lực nhằm làm hồi sinh hệ thống kinh tế cần sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Theo một văn bản ký với Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào ngày 15 tháng Giêng năm 1998, trong đó có 50 điểm thỏa thuận, ngân sách 1998/ 1999 từ 133.491,9 tỉ Rp đã được điều chỉnh lên 147.220,8 tỉ Rp.

Vào ngày 2l tháng 5 năm 1998, sự thay đổi người lãnh đạo đã dẫn đến sự đi xuống của nền kinh tế. Những hoạt động kinh tế trong đó có xuất khẩu gặp phải trở ngại, sự tín nhiệm trong các hoạt động kinh doanh bị giảm sút. Từ đó mức lạm phát leo thang. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy chính quyền ký một bản ghi nhớ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tháng 6 năm 1998. Với sự phê chuẩn của Quốc hội, vào tháng 7 năm 1998, chính quyền đã điều chỉnh ngân sách 1998/ 1999 từ 147.220,8 tỉ Rp lên 263.888,1 tỉ Rp.

Chính sách này nhìn chung đã có khả năng phục hồi nền kinh tế, được thể hiện bằng tỉ giá hối đoái của đồng Rupiah ngày càng ổn định hơn, mức lạm phát có thể kiểm soát được và tình hình giảm lãi suất ngân hàng. Trong khi đó giá dầu mỏ ở thị trường quốc tế giảm sút do mức cung cao và mức cầu giảm xuống.

Sự tổ chức lại ngân hàng

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế, bộ phận ngân hàng ở Indonesia phải đối đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vào cuối năm 1997 và đầu năm 1998, lòng tin của người dân vào ngân hàng đã giảm sút nhanh chóng. Những khách hàng ký thác đã ồ ạt rút tiền khỏi các ngân hàng. Tình trạng này nếu không được xử lý đúng đắn sẽ làm sụp đổ hệ thống ngân hàng, và cuối cùng sẽ tác động đến hệ thống thanh toán và nền kinh tế nói chung.

Để tránh tình trạng trên, vào cuối tháng Giêng năm 1998, chính sách an toàn được áp dụng bằng cách bảo đảm cho những khách hàng ký thác và những chủ tài khoản tín dụng tại ngân hàng. Để bảo đảm cho quỹ ký thác, năm 1998 nhà nước đã phát hành phiếu nợ với trị giá 164.536 tỉ Rp cho Ngân hàng Indonesia để hỗ trợ khả năng thanh toán trong các hoạt động của ngân hàng.

Cùng với sự bảo đảm đó, Cơ quan Cải tổ Ngân hàng  (IBRA) đã được thành lập. Những ngân hàng gặp khó khăn về thanh toán đều được đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan này. Nhìn chung, chính sách bảo đảm và các biện pháp phục hồi đã dần đần thu phục được lòng tin của nhân dân về sự an toàn của đồng tiền họ gửi vào các ngân hàng.

Với nhu cầu có một hệ thống ngân hàng đáng tin cậy để phục hồi kinh tế, chính quyền đã quyết định tiến hành một chương trình tái đầu tư vốn cho các ngân hàng. Chương trình này đòi hỏi các ngân hàng chuẩn bị một kế hoạch làm việc để Ngân hàng Indonesia chuẩn y, và đưa ra 20% tổng số vốn tái đầu tư Chính quyền sẽ cung cấp 80% còn lại. Theo chương trình này chính quyền đã đầu tư 233.254 tỉ Rp cho các ngân hàng nhà nước và.24.533 tỉ Rp cho các ngân hàng tư nhân.

Việc soạn thảo danh sách hoạt động của các địa phương

Cùng với nhu cầu của nhân dân cho việc tự trị của địa phương, một quyền hạn và sự độc lập lớn hơn được trao cho các chính quyền địa phương để các địa phương này có thể quyết định việc sử dụng ngân sách qua việc soạn thảo DIK (Danh sách Hoạt động) và DIP (Danh sách Dự án) của từng tỉnh. Việc soạn thảo DIK ở các tỉnh sẽ làm cho việc sử dụng ngân sách đạt mức tối ưu so với nhu cầu địa phương, từ đó các dịch vụ công cộng sẽ được cải tiến. Ngoài ra, quyền hạn rộng hơn trong việc hoạch định và quản lý các dự án của chính quyền địa phương sẽ  làm gia tăng sự đóng góp của địa phương trong các hoạt động phát triển. Vì chính quyền địa phương nắm vững hơn tình hình kinh tế của địa phương mình, do đó việc chỉ ra những lĩnh vực có vấn đề và việc quy hoạch phát triển sẽ được thực hiện một cách chính xác hơn.

Sự phân quyền trong việc thiết kế DIK

Trước đây việc sắp xếp ngân sách để điều tiết nhu cầu của các bộ phận được đặt dưới quyền của các bộ, các cơ quan đóng ở thủ đô, cùng với Ban Tổng Giám đốc về Ngân sách của Bộ Tài chính. Cơ chế này không có hiệu quả trong việc phân phối và sử dụng ngân sách. Một phần của cơ chế này là việc phân phối quỹ cho các văn phòng của các bộ, trong khi cơ sô dữ liệu cho việc tính toán ngân sách không được chính xác vì việc lấy các số liệu này được thực hiện bởi các bộ và các văn phòng trung ương. Ngoài ra chỉ số giá cả ở thủ đô không phù hợp với tình hình địa phương, và những quyết định về các hoạt động của các văn phòng địa phương lại không đồng bộ với các bộ và các văn phòng trung ương. Điều này đã thúc đẩy Ban Tổng Giám đốc Ngân sách và các bộ mở rộng quyền sắp đặt ngân sách cho các chính quyền địa phương.

Sự cân đối tài chính giữa chính quyền trung ương  và địa phương

Một bước quan trọng trong việc tổ chức sự tự trị của địa phương là việc ban hành Luật số 25 năm 1999 về việc Cân đối Tài chính giữa Chính quyền Trưng ương và Chính quyền Địa phương, và Luật số 22 năm 1999 về Chính quyền Địa phương. Luật số 25 qui định sự cân đối về ngân sách nhà nước phân phối cho các địa phương theo việc thực hiện chính sách địa phương phân quyền. Việc mở rộng chức năng, nhiệm vụ của địa phương mà trước đây chưa chuyển giao cho các địa phương sẽ khẳng định lượng ngân sách được phân phối để sử dụng vào các hoạt động do các chính quyền địa phương tiến hành. Do đó, việc cân đối tài chính giữa trung ương và địa phương sẽ lệ thuộc vào việc cân đối quyền hạn giữa trung ương và các địa phương liên quan.

Chương trình mạng lưới an sinh xã hội

Cùng với Nghị định số X/ MPR/ 1998 của Hội đồng Tư vấn Nhân dân về Những Nguyên tắc Cơ bản của việc Cải cách Phát triển để Phục hồi và Bình thường hoá Đời sống Quốc gia như là Quốc sách, ngân sách nhà nước được sử dụng để bảo vệ những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế, bằng những phương tiện của Chương trình Mạng lưới An sinh Xã hội. Chương trình này bao gồm bốn thành phần: kho dự tế lương thực, tạo cơ hội việc làm cho mọi người, việc bảo hộ xã hội cụ thể là về giáo dục và y tế, và việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ. Thực tế, Chương trình Mạng lưới An sinh Xã hội đã được chính quyền tiến hành bằng các hình thức như Viện trợ Cho Các Làng và Các Làng Nghèo nhất, Giáo dục và Chương trình Thực phẩm Bổ sung cho Các Trường Tiểu học.

Chương trình Mạng lưới An sinh Xã hội không chỉ đơn thuần là sự tiêu phí, vì sự hỗ trợ nhắm vào những người đang khó khăn cũng như cho các bộ phận sản xuất, đặc biệt là các  doanh nghiệp nhỏ. Do đó chương trình này đóng vai như một sự đầu tư của nhà nước, sau này sẽ dần dần làm tăng tiến nền kinh tế quốc gia, đóng góp vào lợi nhuận của nhà nước qua thuế và các thu nhập ngoài thuế.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2122-02-633492330695156250/Kinh-te/Su-phuc-hoi-kinh-te.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận