Tài liệu: Indonesia - Nông nghiệp

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Công cuộc cải cách đã hiện diện ở mọi lĩnh vực và đạt đến đỉnh điểm của nó vào năm 1998. Do đó, sự phát triển nông nghiệp cũng được cải tiến theo tinh thần cuộc cải cách. Trong
Indonesia - Nông nghiệp

Nội dung

Nông nghiệp

Công cuộc cải cách đã hiện diện ở mọi lĩnh vực và đạt đến đỉnh điểm của nó vào năm 1998. Do đó, sự phát triển nông nghiệp cũng được cải tiến theo tinh thần cuộc cải cách. Trong tinh thần cuộc cải cách này, có tám chương trình nghị sự liên quan đến nông nghiệp đã được tiến hành, kể cả nỗ lực biến bộ phận nông nghiệp thành bộ phận hỗ trợ chính cho nền kinh tế quốc gia qua việc cải tiến năng suất, hiệu quả và chất lượng.

Sự cải cách chính sách trong thị trường sản phẩm có thể dự báo trước cho việc tự do hóa mậu dịch. Vài bước đã được tiến hành, trong đó có: (a) cho phép các nhà nhập khẩu tư nhân được quyền nhập khẩu lúa gạo kể từ tháng 9/ 1998, (b) tạo nhiều cơ hội cho các hợp tác xã và các tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc cung ứng thực phẩm.

Khái niệm về Gema (Phong trào Tự lực) được sử dụng như một phương tiện để huy động sự hỗ trợ từ nhiều phía khác nhau. Kể từ năm 1998/ 1999, có 3 Gema và một chương trình nâng cao xuất khẩu trong ngành đánh cá đã được đề ra:

Gema PaLagung 2001: Phong trào Tự lực tăng sản lượng lúa, đậu nành và bắp để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước vào năm 2001.

Gema Proteina 2001: Phong trào Tự lực tăng sản lượng  protein từ chăn nuôi gia súc cho đến năm 2001.

Gema Hortina 2003: Phong trào Tự lực tăng sản lượng các loại cây trồng nhiệt đới cho đến năm 2003.

Protekan 2003: Chương trình tăng sản lượng trong nghề cá để xuất khẩu với chỉ tiêu giá trị xuất khẩu đạt 10 tỉ USD vào năm 2003.

Nỗ lực làm gia tăng sản lượng qua các Gema đã có kết quả khả quan. Sản lượng lúa năm 1998 đạt 48,5 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với lúc chưa đề ra Gema. Sản lượng bắp năm 1998 đạt 10,06 triệu tấn, tăng 14,7% do mở rộng diện tích trồng và tăng năng suất bằng cách dùng hạt giống chất lượng cao.

Trong năm 1998, nhiều nỗ lực đã được tiến hành để phát triển sản lượng gà giò, vịt, dê, cừu và bò. Trâu bò được tuyển chọn để nuôi, vì một phần lớn trong lượng thịt tiêu thụ những năm về trước là thịt trâu bò. Tỉ lệ tiêu thụ các loại thịt được chia ra như sau: 36,6% gà giò, 21,5% gà truyền thống, 23% bò và 7% dê/ cừu.

Các cơ sở cho nghề cá cũng được cải tiến với 18 cảng cá, 40 điểm tập kết đánh cá, 1 trường dạy đánh cá, 1 học viện về nghề cá, 1 trung tâm phát triển đánh bắt cá, và một trung tâm đào tạo nghề đánh cá. Ngoài ra ở 10 tỉnh có các hồ cá với diện tích 5.650 héc ta.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2122-02-633492333717031250/Kinh-te/Nong-nghiep.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận