Tài liệu: Indonesia - Thực phẩm và nghề làm vườn

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Để phát triển nghề làm vườn và ngành công nghiệp thực phẩm, chính quyền đã cùng với Diễn đàn Thông tin Thực phẩm Indonesia 1999/2000 đã có những cuộc họp và những
Indonesia - Thực phẩm và nghề làm vườn

Nội dung

Thực phẩm và nghề làm vườn

Để phát triển nghề làm vườn và ngành công nghiệp thực phẩm, chính quyền đã cùng với Diễn đàn Thông tin Thực phẩm Indonesia 1999/2000 đã có những cuộc họp và những cuộc hội thảo liên quan đến nhiều vấn đề về thực phẩm và nghề làm vườn và thảo luận về những biện pháp do chính quyền đưa ra.

Để thúc đẩy các ngành công-nông nghiệp về thực phẩm, những biện pháp sau đây là cần thiết: (a) Xác định những mặt hàng nông nghiệp hàng đầu có giá trị kinh tế cao, và tầm với xa về thị trường, (b) Chính sách về công nghiệp thực phẩm của nhà nước phải trở thành chỗ tham khảo để xác định các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách công nghiệp hóa. Các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách công nghiệp hóa cần phải tạo cơ hội cho việc phát triển ngành công nghiệp thực phẩm qua những sự hỗ trợ khác nhau của các chính sách về tiền tệ và tài chính cùng với những chính sách vi mô liên quan đến việc phát triển hệ thung thực phẩm, (c) Tăng cường khái niệm phát triển thực phẩm bằng các quy định về hệ thống thực phẩm. Hệ thống này giúp cho người tiêu dùng có thể chắc chắn rằng những loại thực phẩm đó đạt các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe và sự thân thiện về môi trường, (d) Chuyển những quy định về hệ thống thực phẩm thành một chương trình để khích lệ sự tăng trưởng của ngành công-nông nghiệp thực phẩm, tăng cường khả năng thanh toán của các  công ty, bảo vệ những cơ hội việc làm, cải tổ hệ thống tín dụng để hỗ trợ sự tăng cường của ngành công-nông nghiệp thực phẩm, làm tăng tiến các cơ hội kinh doanh, củng cố cơ cấu công nghiệp của nhà nước, (e) Tìm những hoại thực phẩm có chức năng thay thế lúa gạo.

Hỗ trợ cho nông dân

Do cuộc khủng hoảng tiền tệ và mất mùa, nhiều nông dân đã không thể trả được khoản tín dụng dành cho nông dân. Do đó tháng 8 năm 1998, Văn phòng Bộ Thực phẩm và Nông nghiệp đã đề nghị chính quyền xóa bỏ những khoản nợ của nông dân từ năm 1985 đến 1996. Đề nghị này đã được phê chuẩn. Một đề nghị khác về việc nâng giá trần của lúa lên như một biện pháp giúp nông dân sản xuất. Biện pháp này đã được thực hiện từ tháng 6 năm 1998.

Xử lý các tác động của khủng hoảng

Để xử lý cuộc khủng hoảng thực phẩm năm 1998, chính quyền đã từng bước cung cấp lúa gạo cho 17,5 triệu gia đình nghèo qua chương trình Hoạt động Thị trường Đặc biệt. Những gia đình thuộc diện này nhận được 10 kg gạo vào tháng 7/1998, và đến đầu tháng 12/1998 nhận được 20 kg. Chương trình Hoạt động Thị trường Đặc biệt đã giúp được 10 triệu gia đình tại 27 tỉnh, 400 huyện và hơn 30.000 điểm dân cư với số gạo hơn 1 triệu tấn.

Sự phối hợp giữa chương trình và hoạt động

Để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng, chính quyền đã tập trung vào nhu cầu cấp thiết để cung cấp thực phẩm cho nhân dân đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng, với một giá phải chăng. Chính quyền đã nỗ lực (1) đối phó với nạn thiếu thực phẩm và cung cấp thực phẩm cho những thành phần xã hội và những địa phương thiếu nguồn thực phẩm, (2) ủng hộ cho việc cải tiến thực phẩm và nông nghiệp, nhằm làm cho nông nghiệp thực phẩm trở thành lực kéo để đưa nền kinh tế ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách làm cho những nông dân sản xuất ra lúa gạo có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường tiền và vốn, (3) điều khiển và hoạch định sự quản lý đối với các nguồn viện trợ thực phẩm từ nước ngoài.

Để đương đầu với nhu cầu ngắn ngày, chính quyền đã thành lập Trung tâm Khủng hoảng Thực phẩm, với nhiệm vụ thống kê những khu vực bị thiếu thực phẩm và những thành phần xã hội cần chi viện thực phẩm, đồng thời phân phối nguồn thực phẩm viện trợ sao cho những nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng thực phẩm đạt được mục tiêu đề ra.

Chất lượng và an toàn thực phẩm

Những nỗ lực làm tăng tiến nguồn tài nguyên con người không thể tách rời với tình trạng an toàn thực phẩm. Văn phòng Bộ Thực phẩm và Nông nghiệp, cùng với Bộ Y tế và Học viện Tài nguyên Thông tin thuộc Học viên Nông nghiệp Bogor, đã tiến hành một cuộc đánh giá về độ an toàn của các thực phẩm chế biến. Nhìn chung có thể kết luận rằng người ta vẫn chế biến các loại thực phẩm chưa đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Những trường hợp ngộ độc thực phẩm gây từ vong hoặc gây bệnh trầm trọng thường không được xác định làm cho tình hình càng khó xử lý hơn. Do đó chính quyền đã xác định đặc điểm của những khu vực hay có ngộ độc thực phẩm và đưa ra những phương pháp điều tra để giải quyết các trường hợp này, nhằm cải tiến các địch vụ của nhà nước đối với nhân dân.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2122-02-633492332380156250/Kinh-te/Thuc-pham-va-nghe-lam-vuon.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận