Mỏ và năng lượng
Để giải quyết cuộc khủng hoảng tiền tệ, cần những bước để củng cố và cải tiến vai trò của ngành mỏ và năng lượng ngõ hầu hỗ trợ cho nền kinh tế quốc gia. Trong các ngành này nên mở cơ hội cho tư nhân bỏ thầu để tránh tình trạng tiêu cực. Mục tiêu của ngành này bao gồm cả việc sửa đổi các qui định để làm cơ sở cho sự phát triển và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội hoạt động.
Những vấn đề chính trong ngành mỏ và năng lượng là môi trường, sự nghèo đói và sự bất bình đẳng xã hội, môi trường làm việc, chính sách xử lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, luật lệ, sự cải tiến nguồn nhân lực, việc chuyển đổi công việc sang khu vực tư nhân để cải tiến hiệu quả. Những vấn đề này sẽ ảnh hường đến chính sách về sự phát triển của ngành mỏ và năng lượng trong tương lai.
Ngoài những vấn đề trên, chính sách về ngành mỏ và năng lượng cần quan tâm đến qui hoạch chung, việc phát triển biển, việc bãi bỏ các qui định và sự quan liêu, vấn đề tự quản, các tổ chức quốc tế như APEC, ASEAN, và sự phát triển của lĩnh vực khai thác mỏ.
Trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, chính quyền đã có những cơ sở về giáo dục và đào tạo như Trung tâm Phát triển Đào tạo Dầu mỏ và Khí ở Cepu, Trung tâm Phát triển Đào tạo Nghề Mỏ ở Bandung, Học viện Nghiên cứu ở Jakarta, Trung tâm Phát triển Công nghệ Mỏ ở Bandung, Trung tâm Phát triển Địa chất Biển ở Bandung và Trung tâm Phát triển Nghiên cứu Địa chất ở Bandung.
Việc tái cơ cấu ngành mỏ và năng lượng được thực hiện qua việc tái cơ cấu chính quyền và các công ty. Chính quyền có nhiệm vụ đưa ra các chính sách để bảo vệ xã hội và định hướng của các công ty. Chính quyền có thể thực hiện các chính sách qua các qui định, việc thu thuế, việc bảo vệ môi trường, v.v... Hoạt động của các công ty là vận hành và phát triển công việc của mình để thu được lợi nhuận.
Trong kế hoạch về việc tái cơ cấu ngành dầu mỏ và ga, chính quyền đã soạn thảo dự luật liên quan đến ngành này. Tinh thần của bản dự luật này là xóa bỏ nạn kinh doanh độc quyền, đưa công việc kinh doanh ra xã hội để nâng cao phúc lợi của nhân dân, và đảm bảo một đạo luật cho việc hoạt động của ngành dầu mỏ và ga. Việc phát triển dầu mỏ và ga cần rất nhiều ngân quỹ, do đó việc đầu tư và kiểm soát sẽ được xã hội hóa từng bước, trong khi đó chính quyền giữ vai trò thực hiện các chính sách.
Việc tái cơ cấu trong bộ phận điện năng cũng được thực hiện từng bước. Chính sách cơ bản cho bộ phận điện năng và xây dựng một ngành điện có thể đứng độc lập dựa trên nguyên tắc hiệu quả cao qua sự cạnh tranh lành mạnh, sự minh bạch trong công việc và sự bình đẳng và đối xử công bằng với tất cả những đơn vị tham gia kinh doanh.
Hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quyết định số 18/ 1998 đã được ban hành, với nội dung tạo sự dễ dàng hơn cho việc thành lập các hợp tác xã. Bên cạnh đó, đạo luật số 5/ 1999 về việc cấm các hoạt động độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh đã có hiệu quả trong việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đạo luật này cũng đảm bảo các cơ hội kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ và ngăn ngừa tình trạng độc quyền của một số nhà doanh nghiệp có thể gây tổn thất cho các doanh nhân khác.
Nhiều chính sách đã được thực hiện nhằm làm cho nền kinh tế nhân dân vững mạnh hơn, chẳng hạn như:
a/ Sắp xếp lại việc sản xuất và phân phới thực phẩm, theo đó các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tạo cơ hội trong việc sản xuất và phân phối thực phẩm.
b/ Tăng cường các hoạt động tín dụng đối với các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nỗ lực giúp cho họ thỏa mãn được nhu cầu về vốn trong phát triển kinh doanh.
c/ Trong việc tái phân phối tài sản, các hợp tác xã và những doanh nghiệp vừa và nhỏ được tạo cơ hội để sở hữu và quản lý những tài sản dùng cho sản xuất.