Tài liệu: Indonesia - Phong tục tập quán

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Người Indonesia thường cời mở và thân thiện. Việc bắt tay là thói quen đối với cả nam lẫn nữ khi được giới thiệu, và nụ cười là một đặc điểm dễ mến của người Indonesia. Việc chỉ
Indonesia - Phong tục tập quán

Nội dung

Phong tục tập quán

Con người

Người Indonesia thường cời mở và thân thiện. Việc bắt tay là thói quen đối với cả nam lẫn nữ khi được giới thiệu, và nụ cười là một đặc điểm dễ mến của người Indonesia. Việc chỉ ngón tay vào người khác được coi và thô lỗ. Cần chỉ vào người nào, bạn hãy dùng ngón cái hoặc ra hiệu bằng cằm. Người Indonesia hiếm khi phát tay vào mông trẻ em, nhưng đôi khi cho chúng một cái véo nhẹ vào đúng chỗ khi thật cần thiết. Một cái ngắt nhẹ vào một bên mặt là dấu hiệu của sự quý chuộng.

Cũng giống như ở những nước Hồi giáo khác, bàn tay trái không bao giờ được dùng để đưa hay nhận đồ vật, đặc biệt là thức ăn và tiền, vì theo truyền thống bàn tay này được coi như không sạch sẽ. Những tín đồ Hồi giáo nghiêm khắc ở Jakarta cũng tin rằng chó là không sạch sẽ và cảm thấy không thoải mái với chúng. Hầu hết người Indonesia theo giới luật của Hồi giáo là cấm ăn thịt heo, và một số người còn cữ các loại trai sò và chân ếch nữa. Ngược lạii, nhiều người theo đạo Hindu ở Bali lại ăn thịt heo và cữ thịt bò. Trong tháng chay Ramadan, người Hồi giáo không ăn uống, không hút thuốc từ lúc bình minh cho đến lúc mặt trời lặn.

Trong số nhiều chủng người đa dạng ở Indonesia, người Bali có óc sáng tạo đặc biệt với nền văn hóa cao về sân khấu. Họ rất màu mè và thích trang trí, đồng thời cũng thích âm nhạc và múa. Dayak và tên tập thể của hơn 200 bộ tộc hình thành người gốc Kalimantan. Người Java (nhóm người đông nhất) nguyên thủy bắt nguồn từ dân tộc Mông Cổ.

Tập quán

Tập quán thay đổi theo từng đảo trong vùng quần đảo này, vì có rất nhiều sắc tộc sống trong khu vực rộng lớn đó. Người ta nhìn chung thường lịch sự và nói năng nhẹ nhàng. Những người nước ngoài ăn mặc 'không nhã nhặn', nói lớn tiếng và dùng những cử chỉ quá mạnh thường không được ưa. Lối ăn mặc không nhã nhặn có nghĩa là phái nữ mặc quần hoặc ăn mặc hở hang. Khi vào một ngôi chùa nên quấn một chiếc khăn choàng quanh eo.

Bạn cũng đừng bao giờ chạm vào đầu người khác. Người Indonesia coi đầu như chỗ đặt linh hồn, do đó là một chỗ linh thiêng. Khách đến thăm khi được mời ăn hoặc uống nên dùng những món được mời. Khi đến viếng những tượng đài tôn giáo hay những nơi linh thiêng, bạn nên dè dặt trong cách ăn mặc và cách ứng xử. Những người muốn chụp ảnh người khác nên hỏi ý kiến trước, đặc biệt là ở những vùng xa xôi, nơi hình ảnh con người có thể trái với truyền thống hay niềm tin của họ.

Bạn cũng đừng đứng ở vị trí cao hơn tượng Phật, và tuyệt đối đừng bao giờ trèo lên tượng Phật. Đừng bao giờ ngửa bàn chân cho người khác thấy bòng bàn chân của bạn, và cũng đừng hướng mũi bàn chân về phía người khác.

Các nhóm sắc tộc

Có khoảng 350 nhóm dân tộc thiểu số ở Indonesia, hầu hết có ngôn ngữ riêng và phong tục tập quán riêng của họ. Sự cách ly đã làm cho nhiều nhóm sắc tộc sống một lối sống từ hàng ngàn ngàn năm về trước. Một số nhóm thì lại sống theo thời đại, tiến triển theo nền kinh tế công nghiệp và sự giao thương về du lịch. Chính quyền vẫn khích lệ sự hợp nhất của các nhóm sắc tộc và có những nỗ lực hiện đại hóa những nhóm người vẫn sống theo lối cổ truyền.

Ngôn ngữ

Có khoảng 583 ngôn ngữ và thổ ngữ được sử dụng trên vùng quần đảo. Những ngôn ngữ khác nhau ứng với từng nhóm sắc tộc khác nhau. Trong số này, những ngôn ngữ địa phương nổi bật có tiếng Aceh, Batak, Sundan, Java, Sasak, Teturn, Dayak, Minahasa, Toraja, Bugin, Halmahera, Ambon, Ceram, và vài ngôn ngữ của người Irian.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2123-02-633492874786718750/Van-hoa---Xa-hoi/Phong-tuc-tap-quan.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận