Tài liệu: Indonesia - Vận tải và truyền thông

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Mục tiêu của sự phát triển trong lĩnh vực vận tải và truyền thông là thực hiện một hệ thống vận tải và truyền thông cung ứng dịch vụ cho tất cả các khu vực trong nước, kể cả
Indonesia - Vận tải và truyền thông

Nội dung

Vận tải và truyền thông

Mục tiêu của sự phát triển trong lĩnh vực vận tải và truyền thông là thực hiện một hệ thống vận tải và truyền thông cung ứng dịch vụ cho tất cả các khu vực trong nước, kể cả những vùng cô lập, xa xôi và các khu vực chiến lược.

Các chiến lược do chính quyền thực hiện bao gồm: (a) cung ứng phương tiện và sự khích lệ đối với những bộ phận vận tải bị cản trở bởi cuộc khủng hoảng kính tế, (b) đặt thứ tự ưu tiên cho việc hoàn chỉnh các phương tiện truyền thông và phát triển cơ sở hạ tầng, (c) đơn giản hóa và bãi bỏ các loại giấy phép, (d) tối ưu hóa việc sử dụng các phương tiện hiện có, (e) duy trì một môi trường kinh doanh thông suốt, (f) khôi phục lại các doanh nghiệp nhà nước, (g) hiện đại hóa mạng lưới viễn thông, (h) tổ chức những sự hợp tác và liên minh trong kinh doanh.

Vận tải đường bộ

Nhằm tăng cường sự thông suốt trong phân phối hàng hóa, chính quyền đã có chương trình quản lý đường sá với các hạng mục như sau:

+ Phục hồi và bảo trì 1.067 km đường quốc gia và 15.535 mét cầu quốc gia và bảo dưỡng thường xuyên 15.345 km đường sá.

+ Cải tiến 2.180 km đường và xây dựng lại 4.369 mét cầu quốc gia.

+ Xây mới 1. 379 km đường và 1. 744 mét cầu.

+ Cải tiến 3.125 km đường cấp tỉnh và 7.972 km đường địa phương.

+ Xây mới 53.429 km đường làng.

Về đường sắt, có tuyến đường sắt 'Argo Dwipangga' khá sang trọng nối liền Solo Balapan và Jakarta chỉ trong vòng 8 tiếng. Ngoài ra có các tuyến 'Mahesa' nối Ban đung với Semarang, tuyến 'Brantas' nối Tanah với Kediri, tuyến đường sắt tốc hành 'Argo Wilis' nối Bandung với Surabaya chỉ trong vòng 10 tiếng rưỡi, tuyến 'Logawa' nối liền Purwokerto với Surabaya.

Vận tải đường biển

Trong những năm gần đây đã có những tuyến đường biển nối liền Surabaya với Ujung Pandang, nối liền Surabaya với Banjarmasln và Bakikpapann, nối liền Kumai với Semarang.

Việc vận chuyển ra nước ngoài, cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu, phần lớn đều do các tàu nước ngoài đảm trách. Năm 1998, đoàn tàu nội địa đã vận chuyển được 53.650.000 tấn hàng, so với năm 1997 là 72.250.000 tấn, giảm 25,74%. Năm 1998 các tàu nước ngoài vận chuyển được 239.190.000 tấn hàng, giảm 27,17% so với năm 1997. Về vận chuyển hành khách năm 1998 các tàu đã vận chuyển được 6.765.998 lượt người, trong khi năm 1997 chỉ vận chuyển được 4.693.382 lượt người, tăng 44,16%.

Vận chuyển đường hàng không

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm giảm sút nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không, do sức mua của người dân bị giảm, và điều này đã gây nhiều tổn thất cho các công ty hàng không. Tình hình tài chính của những công ty hàng không còn tệ hại hơn ở chỗ 80% chi phí vận hành phải được trả bằng đồng Đô la Mỹ.

Ngoài ra trong việc dự báo tình hình ở Đông Timor, để tránh tình trạng phân rã, nhà nước đã đầu tư để bảo trì các phương tiện đường bay, ngăn chặn tình trạng xói mòn ở sân bay Komoro, và trợ cấp cho hai sân bay hàng đầu ở đây.

Hợp tác với nước ngoài

Indonesia cũng tăng cường sự hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực vận tải, với các hình thức như song phương, địa phương hoặc nhiều phía. Indonesia đã ký bốn bản ghi nhớ với Úc, Hà Lan, Anh và Pháp. Trong lĩnh vực vận tải đường hàng không, chính quyền đã ký các hợp đồng với 61 quốc gia trên thế giới. Hiện nay có 34 công ty hàng không quốc tế từ 29 nước có tuyến bay đến Indonesia.

Indonesia cũng tham gia một cách tích cực vào các tổ chức vận tải quốc tế, như Tổ chức Vận tải Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Khí tượng Quốc tế (WMO), Uỷ ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP), Hiệp hội Viễn thông Quốc tế (ITU) và Hiệp hội Bưu chính Quốc tế (UPU).

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2122-02-633492336314843750/Kinh-te/Van-tai-va-truyen-thong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận