MÔI TRƯỜNG ÁNH SÁNG CỦA SAO THỔ RỐT CUỘC LÀ GÌ?
Sao Thổ là một hành tinh đẹp. Phía ngoài đường xích đạo của nó được bao quanh bởi một quầng sáng, dường như đang đội một chiếc mũ có vành rộng vậy. Trong hệ mặt trời, mặc dù sao Mộc, sao Thiên Vương cũng có quầng sáng nhưng lại không sáng bằng sao Thổ.
Ngay từ năm 1610, Galile dùng chiếc kính viễn vọng do ông tự chế ra để quan trắc sao Thổ, đã phát giác ra bên cạnh sao Thổ dường như có những thứ rất khác lạ, cứ như là sao Thổ mọc thêm 2 cái tai vậy. Gần 50 năm sau, nhà thiên văn học người Hà Lan - Huyghén dùng chiếc kính viễn vọng tiên tiến hơn để quan sát sao Thổ mới chứng thực được rằng trên thực tế, nó có một quầng sáng vừa mỏng, vừa bằng.
Ban đầu mọi người cho rằng quầng sáng của Sao Thổ là một mảnh liền. Mãi cho đến giữa thế kỷ 19, qua quan trắc mới nhận thức được rằng, quầng sáng của sao Thổ do vô số những mảnh vỡ nhỏ tạo nên, chúng là những mảnh bằng và những cục đá sỏi có đường kính từ vài milimet đến vài mét, quay xung quanh sao Thổ như những ngọn đèn bấc. Quầng sáng của sao Thổ rất mỏng, độ dày chỉ có khoảng 10.000m, nhưng lại rất rộng, đủ để đặt trái đất của chúng ta lên đó để cho lăn, giống như quả bóng lăn trên đường giành cho người đi bộ vậy.
Nhìn qua kính viễn vọng thì quầng sáng của sao Thổ sáng, trơn và phẳng. Nhưng, những bức ảnh do tàu thăm dò và quan trắc không gian lại bóc trần cho chúng ta biết diện mao thật với những kết cấu phức tạp của quầng sáng này. Tháng 11/1980, khi tàu thám hiểm và quan trắc không gian ''Nhà du lịch'' đi qua sao Thổ đã chụp được những bức ảnh lất nét về quầng sáng của sao Thổ, khiến con người lần đầu tiên nhìn rõ được kết cấu rất nhỏ của quầng sáng sao Thổ. Thì ra, quầng sáng của sao Thổ do vô số những quầng sáng nhỏ sáng và tối đan xen nhau tạo nên, thoạt nhìn nó giống như những vân sóng trên những đĩa nhạc có vân dày vậy.
Nhìn từ trái đất thì quầng sáng của sao Thổ không những sáng , đẹp mà hình dạng của nó còn liên tục thay đổi nữa. Có vài năm, sao Thổ giống như là đang đội chiếc mũ rộng vành, còn qua vài năm, quầng sáng của nó lại biến mất không hình không khói. Đối với hiện tượng này, Heghel đã đưa ra lời giải thích chính xác ngay từ rất sớm. Thì ra, trong quá trình vận hành, quầng sáng của sao Thổ luôn hướng về phía trái đất của chúng ta, nên nhìn từ trái đất, quầng sáng mỏng đó không nhìn thấy nữa. Cứ cách khoảng 15 năm thì quầng sáng của sao Thổ sẽ ''biến mất'' một lần. Ví dụ, năm 1950 1951 và 1965 ~ 1966, quầng sáng của sao thổ đã từng biến mất trong tầm nhìn của mọi người.