TẠI SẠO LẠI NÓI RẰNG TRÊN VỆ TINH
THỨ II CỦA SAO MỘC CÓ THỂ CÓ SỰ SỐNG?
Tháng 3 năm 1979, khi tàu thám hiểm và thăm dò ''Nhà du lịch'' do Mỹ phóng đi qua vùng trời gần sao Mộc, đã tình cờ phát hiện ra vệ tinh thứ 2 của sao Mộc - Vệ tinh thứ hai của sao Mộc có diện mạo bên ngoài rất đặc biệt và khác lạ, nó không có nhiều những hố và lỗ do bị Sao Băng đâm phải giống như nhiều thiên thể ở dạng rắn khác, mà là phân bố nhiều đường nét giao thoa đan xen nhau như một bó dây gai vậy. Đó là cái gì vậy?
Qua nghiên cứu sâu hơn, con người cuối cùng đã hiểu được rằng, Vệ tinh thứ hai của sao Mộc có một cái vỏ bên ngoài do một lớp băng dày tạo nên, còn những đường vân đan xen ngang dọc lại là những vết nứt do lớp vỏ băng hàng triệu mét, sâu 100 ~ 200m. Điều thú vị hơn là mọi người còn để ý thấy rằng, những vết nứt đan xen nhau giống như bó gai rõ này có màu cơ bản là màu nâu, rất rõ rệt với những phần có màu tương đối nhạt ở xung quanh. Phân tích quang phổ của những vật chất màu nâu này cho thấy, chúng có rất có thể là sự phản ánh của các hợp chất hữu cơ. Mọi người đều biết rằng, sự sống là do các vật chất hữu cơ tạo nên. Xung quanh vết nứt của lớp vỏ băng của Vệ tinh thứ hai của sao Mộc có thể tồn tại vật hữu cơ khiến mọi người tràn trề hy vọng vào việc ở đó có thể tồn tại sự sống.
Điều càng khiến mọi người hưng phấn hơn là một phát hiện từ bản thân trái đất cũng cổ vũ rất lớn cho niềm tin sẽ tìm thấy sự sống trên Vệ tinh thứ hai của sao Mộc của mọi người. Thì ra ở Nam Cực của trái đất có một số hồ quanh năm đóng băng, ánh mặt trời yếu ớt ở vùng cực địa sau khi xuyên qua lớp băng dày phía trên, thì ánh sáng trên đáy hồ đã rất yếu ớt rồi. Nhưng khi con người lặn xuống đáy hồ tối tăm và lạnh lẽo này thì lại bất ngờ phát hiện ra ở đó có một mảng tảo màu lục lớn sinh sống, chúng sống nhờ vào những tia sáng yếu ớt đó. Vệ tinh thứ hai của sao Mộc mặc dù cách xa mặt trời, nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu, nhưng không kém hơn môi trường dưới những hồ băng ở Nam cực. Nhưng do quan hệ ngoài hộp giữa tự quay quanh mình và quay quanh các hành tinh khác, nó có ngày dài 60 tiếng. Do đó, trên Vệ tinh thứ hai của sao Mộc, một số nơi có vết nứt ở lớp vỏ băng vừa tách ra, số có khả năng hấp thụ được lượng ánh sáng nhiều năm sau đó, khi những vết nứt lại bị lớp băng dày bao phủ, thì sự sống cũng sẽ tạm thời ẩn xuống để chờ đợi một cơ hội khác.
Đương nhiên, những điều trình bày ở trên chỉ là một sự suy đoán. Việc Vệ tinh thứ hai của sao Mộc rốt cuộc là có sự sống hay không vẫn còn đang chờ đợi mọi người đi khảo sát thực địa.