Tài liệu: Mảng là gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đó là một chỏm lớn cứng, ít biến dạng, dày khoảng một trăm kilomet. Được lồng vào nhau như một bộ đồ chơi ghép hình,
Mảng là gì?

Nội dung

Mảng là gì?

Đó là một chỏm lớn cứng, ít biến dạng, dày khoảng một trăm kilomet. Được lồng vào nhau như một bộ đồ chơi ghép hình, các mảng tạo thành vỏ bọc bề mặt của Trái đất gọi là thạch quyển[1] (từ tiếng Hy Lạp ''lithos'' đá). Thạch quyển được cấu thành từ lớp vỏ ngoài[2] của  Trái đất và phần trên của lớp vỏ trong[3]. Một số mảng mang đại dương (như mảng ''Thái Bình Dương'' chẳng hạn), những mảng khác có một mảnh đại dương và một lục địa (mảng “châu Phi”, mảng ''Nam Mỹ'' v.v...).

Các mảng dịch chuyển so với nhau với tốc độ khoảng vài centimet mỗi năm trên một tầng nền nhớt, gọi là quyển mềm yếu. Chúng tách nhau ở các sống (chỏm núi) giữa đại dương, là những dãy núi lửa rất lớn đánh dấu đáy biển mà dọc theo đó đáy các đại dương được hình thành liên tục. Người ta nói tới các ranh giới ''khác nhau''. Các mảng cũng có thể xích lại gần nhau. Có nhau hình dạng tùy theo bản chất của các mảng hội tụ. Khi một mảng đại dương gặp một mảng lục địa thì mảng đầu tiên - nặng hơn - chui xuống mảng thứ hai và chìm vào lớp vỏ trong: đó là hiện tượng lõm hoặc thụt. Khi lõm, thạch quyển chìm một phần. Macma từ đó duy trì các dãy núi lửa ở trên mặt, như dãy núi Andes đồ sộ. Nhưng nếu hai mảng lục địa hội tụ với nhau thì sẽ có va chạm khiến các bờ của chúng bị biến dạng và vỡ. Các địa hình được tạo lập. Chính vì vậy mà dãy núi Alpes hoặc Himalaya ra đời. Sau hết, các mảng có thể trượt lên nhau một cách đơn giản qua trung gian là những nếp gãy lớn (đứt gãy thẳng đứng) tác động đến toàn bộ thạch quyển, trong đó được biết rõ nhất là đứt gãy San Andreas ở bờ biển phía tây nước Mỹ. Do đó, ta dễ hiểu tại sao động đất, núi lửa và các rặng núi chủ yếu tập trung ở ranh giới các mảng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1932-02-633465239445156250/Thuyet-kien-tao-mang/Mang-la-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận