Tài liệu: Sao Hỏa có các mùa không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Từ năm 1659, nhờ kính thiên văn, nhà thiên văn học Hà Lan Christiaan
Sao Hỏa có các mùa không?

Nội dung

Sao Hỏa có các mùa không?

Từ năm 1659, nhờ kính thiên văn, nhà thiên văn học Hà Lan Christiaan Huygens đã phát hiện thấy một vết tối, màu lục nhạt, trên hành tinh đỏ. Vùng lớn này hiện nay có tên là Syrtis Major, đã giúp Jean - Dominique Cassini đo vòng quay của Sao Hỏa là 24 giờ 37 phút, gần bằng một ngày của Trái đất! Ngay sau đó các nhà thiên văn đã bị thu hút và phát hiện thấy Sao hỏa cũng có bốn mùa như trên Trái đất, vì trục quay của nó bị nghiêng giống trục Trái đất: hành tinh xanh – 23045', hành tinh đỏ - 230 19'. Sau hết, cuối thế kỷ XVIII Sao Hỏa cho thấy hai chỏm cực...

Chỉ tử khi một ''tiểu đội'' tàu vũ trụ của Mỹ đặt được chân lên Sao Hỏa hoặc tìm hiểu nó theo mọi góc độ trên quỹ đạo, thì các đặc điểm của khỉ quyển Sao Hỏa mới được biết rõ: khí quyển này gồm có hơn 95% khí cacbonic (CO2) và các vi lượng nitơ, argon, oxy, v.v... Nó cực khô (chỉ khoảng 0,01% hơi nước), nước cũng rất ít và đóng băng. Áp suất khí quyển trên mặt đất xấp xỉ 6,1 hectopascal (HPA)[1], tương đương với áp suất khí quyền của Trái đất ở độ cao 20.000 mét. Còn nhiệt độ trên mặt đất ở các vùng ôn đới có chu kỳ ngày đêm là + 100C vào giữa trưa mùa hè cho tới -1000C vào sáng sớm mùa đông.

Giống như ở trái đất, khí tượng Sao Hỏa rất phức tạp và tinh vi. Mây gồm các tinh thể nước đá, thường được hình thành trên sườn các núi lửa cao, còn vào giữa mùa đông sương mù xuất hiện từ lúc bình minh ở đáy các vực và thung lũng. Nhưng nét khí tượng chủ yếu của Sao Hỏa là bão bụi lớn xuất hiện hai năm một lần, vào lúc hành tinh xích lại gần Mặt trời hơn. Khi ấy khí quyển nóng hơn, tạo ra các trận gió rất mạnh cuốn bụi khoáng lên khỏi sa mạc. Trong vài tuần, bão đôi khi thổi mạnh tới 180 km/giờ, có thể phủ lên toàn bộ hành tinh một lớp bụi, như trường hợp đã xảy ra vào mua hè năm 2001.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1920-02-633464464874375000/Sao-Hoa/Sao-Hoa-co-cac-mua-khong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận