Tài liệu: Sao Hỏa có hoạt động không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các nhà hành tinh học càng nghiên cứa Sao Hỏa, thì họ càng thấy rằng hành tinh này là ''sống'',
Sao Hỏa có hoạt động không?

Nội dung

Sao Hỏa có hoạt động không?

Các nhà hành tinh học càng nghiên cứa Sao Hỏa, thì họ càng thấy rằng hành tinh này là ''sống'', ít ra về mặt địa chất và khí tượng... Trong vài trăm triệu năm của thời kỳ noachien, nó đã thật sự bị các hành tinh bắn phá. Vào cuối thời kỳ này, rồi trong suốt thời kỳ hespérien, các tòa núi lửa khổng lồ được hình thành. Những núi lửa lớn nhất trên Sao Hỏa như Arsia mons, Pavonis mons, hoặc Ascraeus món giống các núi lửa hình khiên kiểu Hawaii trên Trái đất đến mức dễ nhầm lẫn. Olympus mons là lớn nhất (ngay cả trong hệ mặt trời), có đường kính khoảng 600 kilomet và cao hơn 25.000 mét! Hoạt động của núi lửa trên Sao Hỏa đã kéo dài cho tới rất gần đây, như Olympus mons chẳng hạn, vẫn sẽ còn phun trào trong khoảng 30 triệu năm nữa. Sau hết, trên khắp hành tinh này có những dấu hiệu hoạt động ở quy mô rất lớn: chẳng hạn vỏ Sao Hỏa bị biến dạng, uốn nếp nhô lên, đặc biệt là vòm Tharsis ở vùng xích đạo có hẻm vực Valles Marineris đi qua, một hẻm vực khổng lồ dài 5.000 kilomet, có những chỗ sâu hàng chục kilomet.

Hiện nay Sao Hỏa vẫn luôn hoạt động, dù có vẻ dịu đi, có thể do nguội ở bên trong. Trên thực tế, một số dấu vết về từ tính “hóa thạch” đã được con tàu thăm dò Mars Global Sureyor phát hiện ra, chứng minh rằng ít nhất vào đầu thời kỳ noachien, nhân Sao Hỏa đã đủ được cấu thành từ sắt lỏng và tạo ra một hiệu ứng dynamo mạnh. Cuối cùng, cũng con tàu này của NASA đã phát hiện thấy ở bề mặt hành tinh đỏ dấu vết của các dòng chảy trên một số sườn dốc, chỉ cách đây vài triệu hoặc vài nghìn năm. Trong ba năm gần đây, nó còn quan sát được tại chỗ hiện tượng sụt lở dọc theo vách các hẻm vực và thành miệng núi lửa, cũng như các cơn lốc bụi cáo tới nhiều kilomet, dọc ngang toàn bộ bề mặt Sao Hỏa.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1920-02-633464464276875000/Sao-Hoa/Sao-Hoa-co-hoat-dong-khong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận