Tài liệu: Năng lượng được tiêu hao trong cơ thể ra sao?

Tài liệu
Năng lượng được tiêu hao trong cơ thể ra sao?

Nội dung

NĂNG LƯỢNG ĐƯỢC TIÊU HAO TRONG CƠ THỂ RA SAO?

 

Mức năng lượng mà cơ thể hấp thu được cần phải đủ để tiêu hao. Sự hấp thu và tiêu hao năng lượng ở người lớn khỏe mạnh về cơ bản là cân bằng, được thể hiện chủ yếu ở mức cố định tương đối về trọng lượng cơ thể. Nếu hấp thu năng lượng lớn hơn tiêu hao, thì trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên, nếu hấp thu năng lượng nhỏ hơn tiêu hao thì trọng lượng cơ thể sẽ giảm xuống.

Vì vậy, thường có thể dựa vào sự thay đổi năng lượng cơ thể để đánh giá xem mức năng lượng có bị mất cân đối hay không.

Sự tiêu hao năng lượng ở người trưởng thành chủ yếu được dùng vào 3 phương diện sau:

1. Chuyển hóa cơ bản. Chỉ sự chuyển hóa năng lượng của cơ thể người sau khi ăn 12 - 18 tiếng nằm yên không hoạt động môi trường dễ chịu tinh thần ổn định và khi đang tỉnh táo. Cũng chính mức năng lượng cần thiết để duy trì nhiệt độ hô hấp, nhịp tim và bài tiết bình thường.

Tuổi

Nam

Nữ

1

221,8 (53,0)

221,8 (53,0)

3

214,6 (51,3)

214,2 (51,2)

5

205,0 (49,3)

205,5 (48,4)

7

197,9 (47,3)

192,0 (45,4)

9

189,1 (45,2)

179,1 (42,8)

11

179,9 (43,0)

175,7 (42,0)

13

177,0 (42,3)

168,6 (40,3)

15

174,9 (41,8)

166,1 (39,7)

17

170,7 (40,8)

151,9 (36,3)

19

164,0 (39,2)

148,5 (35,5)

20

161,5 (38,6)

147,7 (35,3)

25

154,0 (37,5)

147,3 (35,2)

30

154,0 (36,8)

146,9 (35,1)

35

152,7 (36,5)

146,4 (35,0)

40

151,9 (36,3)

146,0 (34,9)

45

151,5 (36,2)

144,3 (34,5)

50

149,8 (35,8)

141,8 (33,9)

55

148,1 (35,4)

139,3 (33,3)

60

146,0 (34,9)

136,8 (32,7)

65

143,9 (34,3)

134,7 (32,2)

70

141,4 (33,8)

132,6 (31,7)

75

134,7 (32,2)

131,0 (31,3)

80

129,3 (30,9)

129,3 (30,9)

Chuyển hóa cơ bản chịu rất nhiều ảnh hưởng của các nhân tố, đặc biệt là vóc dáng lớn nhỏ, giới tính, tuổi tác và điều kiện khí hậu, thường ở nam cao hơn ở nữ, ở trẻ em và thanh thiếu niên cao hơn người lớn, ở môi trường khí hậu giá lạnh cao hơn môi trường khí hậu ấm áp.

Mức chuyển hóa cơ bản được tính theo công thức sau:

Chuyển hóa cơ bản (kJ) = Diện tích bề mặt cơ thể (m2) x Tỉ lệ chuyển hóa cơ bản (kJ/m2 diện tích bề mặt cơ thể/giờ) x 24 giờ.

Diện tích bề mặt cơ thể trong công thức trên sẽ được tính như sau:

Diện tích bề mặt cơ thể (m2) = 0,00607 (chiều cao, cm) + 0,0127 (Trọng lượng cơ thể, kg) - 0,0698.

Tỉ lệ chuyển hóa cơ bản, xem bảng bên.

Ví dụ: Nam thanh niên 20 tuổi, cao 170 cm, nặng 60 kg, nữ thanh niên 20 tuổi, cao 165 cm, nặng 55 kg, diện tích bề mặt cơ thể của họ sẽ là:

Nam: 0,00607 x 170 cm + 0,0127 x 60 kg - 0,0698 = 1,72 m2

Nữ: 0,00607 x 165 cm + 0,0127 x 55 kg – 0,0698 = 1,69 m2

Chuyển hóa cơ bản của họ sẽ là:

Nam: 1,72 m2 x 161,5 kJ/m2/giờ x 24 = 6.666,7 kJ (1593,4kcal).

Nữ: 1,69 m2 x l47,7 kJ/m2/giờ x 24 = 5.990,7 kJ(1431,8 kcal).

TỈ LỆ CHUYỂN HOÁ CƠ BẢN

(kJ/m2 diện tích bề mặt cơ thể/giờ)

2. Hoạt động thể lực. Ngoài chuyển hóa cơ bản ra, hoạt động thể lực là nhân tố chủ yếu nhất ảnh hưởng đến sự tiêu hao năng lượng của cơ thể. Trong hoạt động thể lực, trọng lượng của cơ thể người là một loại phụ tải. Hoạt động của cơ thể đòi hỏi cơ bắp và các tố chất khác sinh công. Quá trình này, ngoài việc tiêu hao cơ năng ra, tế bào và các cơ quan tố chức có liên quan khi hợp thành rất nhiều chất mang năng lượng, như protein, lipit, glucogen... cũng đòi hỏi phải tiêu hao năng lượng.

Hoạt động cơ bắp càng mạnh thì năng lượng tiêu hao càng lớn, hoạt động cơ bắp với thời gian liên tục càng lâu thì năng lượng tiêu hao cũng càng nhiều.

Ngoài ra, sự tiêu hao năng lượng còn liên quan tới trình độ thành thục của lao động chân tay, mức năng lượng tiêu hao của người lao động thành thục tương đối ít.

3. Tác động chức năng đặc thù của thức ăn. Chỉ hiện tượng gia tăng mức tiêu hao năng lượng do việc hấp thu thức ăn gây nên. Như hấp thu 6694 kJ (1600 kcal) cacbohiđrat theo lí thuyết chỉ có thể sinh ra được 6694 kJ (1600 kcal) năng lương, nhưng trên thực tế lại sinh ra 7096 kJ (1696 kcal) tăng 6%. Khi hấp thu lipit và protein cũng có hiện tượng này, mức năng lượng sẽ lần lượt tăng là 4 - 5% và 3%. Trong đó, tác động chức năng đặc thù của thức ăn trong protein là mạnh nhất.

Mức năng lượng gia tăng ngoài mức này có được từ nguồn dự trữ dinh dưỡng trong cơ thể, chứ không phải là có được từ thức ăn, cho nên không thể coi là một loại nguồn năng lượng mà chỉ có thể là một loại tiêu hao.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2961-02-633565249265222893/Tong-quan-ve-dinh-duong/Nang-luong-duoc-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận