Tài liệu: Người Phù Lá

Tài liệu
Người Phù Lá

Nội dung

NGƯỜI PHÙ LÁ

Hiện có 9.046 người. Địa bàn cư trú ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La. Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng).

Người Phù Lá làm nương và ruộng bậc thang, các sản phẩm đan bằng máy, trúc với nhiều hoa văn, màu sắc. Họ trồng bông, dệt vải, xe sợi bằng con trượt.

Ăn cơm tẻ ngày hai bữa, sáng và tối. Cơm nếp, các món ăn cá, thịt ướp với gạo rang giã nhỏ cùng gia vị rất được ưa thích trong các bữa ăn hàng ngày. Phụ nữ mặc váy, áo ngắn, cổ vuông chui đầu hoặc mặc quần, áo dài xẻ ngực hay áo ngắn xẻ nách. Nam nữ thường đeo túi vải bên mình. Ở nhà sàn hay nhà trệt, có kho thóc riêng biệt cách xa nhà.

Quan hệ không thật chặt chẽ. Trai gái tự do trong vấn đề hôn nhân. Đám cưới có tục co kéo cô dâu giữa nhà trai và nhà gái, tục vẩy nước bẩn và bôi nhọ nồi lên mặt đoàn nhà trai trước khi ra về. Sản phụ đẻ ngồi. Theo tục thổ táng, khiêng quan tài ra đến nghĩa địa mới đào huyệt, có nơi làm nhà mồ cho người chết.

Họ thờ tổ tiên nam để phù hộ cho sức khỏe, tổ tiên nữ phù hộ cho mùa màng. Có nhiều nghi lễ: lễ cơm mới, lễ cúng bản. Người Phù Lá ăn tết Nguyên đán, các tết tháng năm, tháng bảy, cơm mới.

Một bộ phận sử dụng tiếng Hán. Nhiều truyện cổ tích rất gần với môtip của người Việt. Người Phù Lá sử dụng kèn, trống, thích hát giao duyên, biết múa xòe mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Thái.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349671118985000/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Phu-L...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận