Tài liệu: Người Pu péo

Tài liệu
Người Pu péo

Nội dung

NGƯỜI PU PÉO

Hiện có 705 người. Địa bàn cư trú ở tỉnh Hà Giang. Thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai (ngữ hệ Thái-Ka Đai). Người Pu Péo nói giỏi tiếng Hmông, Quan Hỏa.

Chuyên trồng ngô, đậu trên nương với kỹ thuật cao. Một số trồng lúa trên ruộng bậc thang. Họ biết làm nghề ngói máng, mộc.

Bột ngô đồ và canh là hai món ăn chính của người Pu Péo. Họ dùng thìa để húp canh. Váy và áo phụ nữ rất đặc sắc, chỉ sử dụng kỹ thuật đắp vải màu. Áo mặc hai lớp. Tóc của phụ nữ vấn trước trán, gài bằng lược gỗ, phủ khăn vuông. Nhà trệt, trình tường hay chỉ là ván bưng, lợp ngói máng hoặc cỏ tranh.

Cưới xin trải qua nhiều bước. Lễ lạy mặt tiến hành nhiều lần, sau ngày cưới 3, 7, 13, 30 ngày. Nhau của sản phụ chôn trong ống tre dưới gầm giường hoặc bọc vào chiếu cũ để trên cành cây trên rừng. Mỗi thế hệ có chung một tên đệm. Người Pu Péo có lễ làm ma và lễ làm chay hay còn gọi là ma khô. Trong lễ này, còn bảo lưu hai phong tục cổ là uống rượu cần và đánh trống đồng.

Họ tin mỗi người có 8 hồn 9 vía. Thờ tổ tiên ba đời. Ăn tết Nguyên đán, đêm 29 nấu bánh chưng đen tiễn năm cũ và đêm 30 nấu bánh chưng trắng mừng năm mới, cúng tổ tiên. Sáng mồng 1 tết, nam nữ đi gánh nước vàng nước bạc lấy lộc. Người Pu Péo kiêng rửa chén trong 3 ngày tết.

Hát đám cưới xin giữa nhà trai và nhà gái suốt 3, 4 giờ là sinh hoạt văn nghệ rất đặc sắc. Đây là dịp để trai gái ca hát, vui chơi. Là một trong số không nhiều những dân tộc còn sử dụng trống đồng, chỉ dùng trong lễ làm ma chay.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349671637110000/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Pu-pe...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận