NHỮNG PHONG TỤC KỲ BÍ Ở ETHIOPIE
Trên lục địa Đen, các quan hệ nam, nữ thầm kín vẫn còn là những bí ẩn. Theo sách vở, người đàn ông Atar là những người đẹp trai, kiêu hùng và dữ tợn. Còn phụ nữ Atar, theo đồn đại ở vùng Trung Phi: đẹp nhưng dữ dằn trong tình yêu.
Người Atar sinh sống dọc theo con đường từ Addis Abebas (thủ đô Ethiopie) tới thành phố Assab, một thành phố của vùng Erythrée nay đã trở thành một quốc gia độc lập. Địa bàn cư trú của họ nằm giữa rìa cao nguyên Ethiopie và Biển Đỏ. Dân số 2,5 triệu người Hồi giáo Sunnism này rải ra trên 3 quốc gia.
Trong làng, những người đàn ông thường mời khách lạ thứ quý nhất của họ là sữa lạc đà. Theo phong tục của họ thì đó là thứ nước tiên, hơn hẳn sữa dê, sữa bò và sữa người. Trong các làng Atar, bầy lạc đà hàng trăm con không thuộc một sở hữu của chủ nào mà là tài sản chung là là niềm tự hào của bộ lạc. Chỉ nam giới mới có quyền vắt sữa lạc đà vào mỗi buổi sáng khi họ đưa chúng ra đồng cỏ. Nam giới còn có một đặc quyền nữa là ăn thịt lạc đà. Nghi thức này diễn ra một hay hai lần trong một năm, đủ cho các chiến binh phục hồi được lượng Protein thiếu hụt.
Phiên chợ là một trong những sự kiện trọng đại của người Atar. Trước khi tới chợ, phụ nữ mất hàng giờ mài nhọn răng cửa hoặc nhuộm răng bằng những màu tối. Những phụ nữ có chồng dùng khăn mỏng đen che bộ mặt trang điểm bằng những đường rạch. Các đường rạch đó cho biết họ thuộc bộ lạc nào và tăng thêm vẻ đẹp sẵn có trán cao thanh thoát, cặp môi thèm khát, má gầy... Các thiếu nữ để ngực trần, phần thân dưới quấn một chiếc váy dài chấm mắt cá. Các cô đeo những viên ngọc màu, những dải băng da và vòng chân bằng kim loại. Các chàng trai bôi tóc bằng mỡ hôi cho bóng. Chỉ có nửa thân dưới của họ được quấn một chiếc váy bằng vải bông, bên hông đeo jile, một loại dao sắc lưỡi cong là vật bất ly thân của người đàn ông Atar.
Khi nhìn những người Atar sải bước trên sa mạc, mắt hướng về phía trước, các du khách Châu Âu đã phải say mê vẻ đẹp của ''những người phụ nữ thân hình tuyệt vời, vai như vai tượng, môi như tạc'' và “những người đàn ông thân hình kiêu hùng và mềm mại”. Song họ cũng ngán ''tính hung tợn của những con người như nguyên thủy này''. Quả thực, công việc chém giết được người Atar tôn vinh. Họ hãnh diện trưng các biểu tượng thể hiện chiến công của mình: một cái lông chim trên tóc hoặc một dải băng bằng da ở súng cho biết một người bị giết, các vành tai bị chẻ là biểu tượng cho hai chiến thắng và một chiếc vòng tay bằng sắt cho người chủ của hơn mười nạn nhân. Trẻ con được học ngay từ nhỏ ý thức được là giá trị của một người đàn ông là sức mạnh.
Theo tục lệ, người đàn ông Atar cưới cô gái dành trước cho anh ta khi anh ta làm lễ cắt da quy đầu vào năm 7 tuổi. Luật lệ này coi như bảo đảm hòa bình cho các thị tộc trước kia chém giết nhau để giành giật lãnh thỗ. Nó cũng đóng vai trò bảo đảm hôn nhân cho nam cũng như nữ: giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, dịu dàng hay chanh chua,... mỗi người đều có cơ may tạo lập gia đình.
Người Atar nói: “Một người đàn bà không có người yêu là một người đàn bà yếu đuối”. Thực vậy, khi các nghi thức hôn nhân hoàn thành thì cuộc sống yêu đương mới thực sự bắt đầu, bởi vì trong xã hội Atar và chắc chắn là xã hội duy nhất trên thế giới, người đàn ông phải bao người tình và người phụ nữ phải tìm được người yêu. Không hiểu như vậy hay hay dở, chàng hay nàng nào muốn hiến dâng đời mình cho một người duy nhất để biểu hiện lòng chung thủy sẽ có nguy cơ bị xã hội lên án. Một lối sống đáp ứng cái lôgic bất di bất dịch. Nếu người ta không có một chút tài cán gì đó để lấy vợ lấy chồng thì người ta cũng đủ tài để yêu nhau. Các tục lệ yêu đương của người Atar rất đặc biệt. Tất cả được chi phối bằng những điều kiện chặt chẽ. Tuyệt đối không thể có quan hệ tình yêu mà không đòi hỏi. Vì thế mới có chuyện đàn ông buộc phải ca ngợi người tình của mình trong các bài thơ đọc công khai trước sự có mặt chồng người tình! Làm việc đó, người đàn ông được yêu chứng tỏ rằng anh ta đã sẵn sàng chiến đấu chống lại người chồng nếu người này thách thức, hoặc sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền đền bù xứng đáng. Nói chung, để tránh những cuộc chiến đấu, người đàn ông được sùng ái thường cầm một cây lao trước ngôi nhà người đàn bà yêu mình để báo hiệu cho chồng người đàn bà này là mình tôn vinh vợ anh ta. Tới mức người đàn bà sức dầu thơm khắp người, đeo đồ trang sức, giặt đồ, nấu ăn... cho người yêu hơn là cho chồng. Trong xã hội Atar, khi được 6 tuổi, các cô bé phải chịu phẫu thuật tại một nơi kín đáo trong nhà. Xẻo và khâu bộ phận sinh dục để tránh giao hợp. Điều đó sẽ bảo đảm cho sự sâu kín và tâm tính người phụ nữ này.
Ngày nay, những tập tục cổ lỗ đó vẫn còn, nó được thực hiện nhờ một kỹ thuật rất thô sơ người ta dùng một mảnh thủy tinh xén đều hai bờ môi âm hộ sau đó khâu liền chúng lại bằng gai cây xấu hổ. Đôi chân cô gái trẻ buộc chặt trong 5 ngày trước khi vết thương liền mép và các gai được rút ra. Các cô gái chỉ được chồng mình dùng sức dục tính để ''rút chỉ'' vết khâu trong đêm động phòng. Được người chồng tương lai đón về đặt trong căn lều dựng riêng cho lễ động phòng, cô dâu phải chiến đấu thực sự chống lại chồng mình đủ một tuần. Để cho người chồng có cảm giác là anh ta đã cưới một ''phụ nữ còn giữ gìn sự trinh tiết của mình''.
Vấn đề lại hoàn toàn khác đối với những người đàn ông Atar ở thành phố, những người yếu vì ''thể trạng'' kém nên đôi khi phải có sự can thiệp bằng dao kéo của các bà đỡ đẻ để hoàn thành lễ động phòng. Trong mọi trường hợp, nếu người phụ nữ giữ được trinh tiết thì người đó lấy lại được sự tự do: cô ta vẫn là người phụ nữ có chồng nhưng dành sự trinh nguyên cho người yêu. Tai ác hơn là sau khi sinh đứa con thứ nhất, người phụ nữ có quyền quyết định làm hay không làm một phẫu thuật khâu nữa. Đôi khi người phụ nữ lựa chọn quyết định đó để làm vừa ý người yêu và chứng tỏ sự chung thủy của mình.
Vào mùa chăn gia súc, những người đàn ông Atar thường đưa súc vật lên các đồng cỏ khoảng từ hai tới sáu tháng. Đối với họ ''phụ nữ lúc ấy chả là cái gì cả khi người ta có sa mạc những vì sao và tự do''.