Tài liệu: Phải chăng Vũ trụ được sinh ra từ chân không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Chân không liên kết chặt chẽ với Vũ trụ và không thời gian vì nó là một trạng thái của trường lượng tử của Vũ trụ.
Phải chăng Vũ trụ được sinh ra từ chân không?

Nội dung

Phải chăng Vũ trụ được sinh ra từ chân không?

Chân không liên kết chặt chẽ với Vũ trụ và không thời gian vì nó là một trạng thái của trường lượng tử của Vũ trụ. Vũ trụ không thể sinh ra từ Vũ trụ. Ngược lại, như nhà khoa học người Nga, Andrei Linde, đã nêu trong những năm 1980, mỗi loại bọt được tạo thành từ những dao động của chân không lượng tử có thể sinh ra một vũ trụ mới, kể cả hiện nay. Vì vậy Vũ trụ có thể là một sau vũ trụ vĩnh cửu, bao gồm cả Vũ trụ của chúng ta, đã xuất hiện từ một trong các dao động của chân không, cách đây 15 tỷ năm. Quan niệm siêu hình này không liên quan với khoa học vũ trụ là khoa học chưa có khả năng giải quyết ý tưởng về sự sáng tạo. Điều đó chỉ có thể hình dung trong một khuôn khổ một thuyết về vũ trụ học lượng tử chưa có vào lúc này. Nhận thức của chúng ta dừng lại ở thời gian của Planck, tức là 10-43 giây sau vụ nổ đầu tiên theo thuyết Big Bang. Trong khuôn khổ này, năng lượng của Vũ trụ chắc phải rất cao vào thời kỳ xa xưa đó và loại ''canh'' đầu tiên rất phù hợp. Năng lượng tối thiểu, năng lượng của chân không, cũng rất mãnh liệt và dao động. Quan niệm của Linde có thể chấp nhận được. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận giả thuyết về một hằng số vũ trụ không triệt tiêu có thể giải thích năng lượng này của chân không, có gắn bó chặt chẽ ngay từ đầu với số phận của Vũ trụ. Có thể có một giai đoạn tăng quá mức sau Big Bang 10-35 giây, đã nhân kích thước của Vũ trụ lên 1050 lần, cho phép tán thành hoàn toàn quan điểm này, nhưng ở đây vẫn chưa có các khái niệm vật lý. Dao động của chân không có thể chịu trách nhiệm về giai đoạn tăng quá mức này. Thuyết tăng quá mức của Alan Guth năm 1981 xứng đáng xoay chuyển vấn đề sáng tạo Vũ trụ theo thời gian mà vật lý ngày nay tiếp cận được. Vì vậy, những người bênh vực sự sáng tạo từ hư vô (ex nihilo) có cách chống đỡ. Cái ''hư vô'' này chỉ là một dao động của chân không, một ''bọt không-thời gian'' theo Michel Cassé, một dữ liệu có thể định lượng và tiếp cận với thực nghiiệm theo các hiệu ứng Lamb và Casimir.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1868-02-633462074678437500/Chan-khong/Phai-chang-Vu-tru-duoc-sinh-ra...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận