PHONG TRÀO KHAI SÁNG Ở PHÁP
Phong trào Khai sáng là một phong trào giải phóng tư tưởng vĩ đại trong lịch sử châu Âu. Nó đặt cơ sở tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi toàn thế giới. Phong trào này phát sinh sớm nhất ở nước Anh. Isaac Newton (1642 - 1727) và John Rock (1632 - 1704) có thể coi là những người sáng lập đầu tiên của phong trào. Nhưng đến thời kỳ Voltaire lãnh đạo thì phong trào này mới phát triển đến mức toàn thịnh ở Pháp trong thế kỷ VIII.
Voltaire là nhân vật đại biểu cho phong trào Khai sáng. Từ nhỏ, ông đã được giáo dục rèn luyện tự do tư tưởng, coi thường tư tưởng chính thống và vương triều quyền quý. Thời trẻ, ông đã làm văn thơ vạch cái xấu của bọn quý tộc nên từng bị bắt giam trong ngục, sau đó lại buộc phải lưu vong nhiều năm ở nước ngoài. Nhưng ông không hề dừng ngòi bút sắc sảo của mình trong cuộc đấu tranh bảo vệ tự do. Ông từng gửi thư cho người thuộc phái đối lập, trong đó viết: ''Tôi không đồng ý với các câu chữ mà ngài nói, nhưng tôi nguyện bảo vệ quyền được nói của ngài'' . Do Voltaire suốt đời đấu tranh không mệt mỏi vì tự do, nên khi tạ thế vào năm 1778, nhân dân đã viết lời đề từ trên xe tang “người dẫn dắt chúng tôi đi tới tự do”, khái quát cả cuộc đời của ông và cũng để tỏ lòng tôn kính đối với ông.
Cùng thời với Votaire, còn một nhà Khai sáng nổi tiếng khác là Montesquieu. Ông sinh năm 1689 trong một gia đình quý tộc Pháp. Năm 1748, tác phẩm quan trọng nhất của ông Tinh thần luật pháp được xuất bản, từ đó đặt nền móng vững chắc cho học thuyết Tam quyền phân lập của giai cấp tư sản.
Sau Voltaire, lại có một lớp những nhà tư tưởng Khai sáng khác, đó là phái Bách khoa toàn thư do Diderot đứng đầu. Từ năm 1751, nước Pháp xuất bản bộ Bách khoa toàn thư, người chủ biên là Diderot, vì thế những người của phái này mà đại biểu là Diderot, được gọi là phái Bách khoa toàn thư. Thông qua việc biên soạn các chương mục, họ tuyên truyền cho “triều đại của lý tính” và chủ nghĩa nhân đạo. Cuốn Bách khoa toàn thư trở thành vũ khí chống lại Giáo hội và vương quyền chuyên chế phong kiến.
Trong những nhà Khai sáng, người có tư tưởng cấp tiến nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đối với Cách mạng Pháp sau này, phải kể tới Yean Jacques Rousscau (1712 - 1778). Trong các tác phẩm Bàn về nguồn gốc bất bình đẳng giữa loài người và Khế ước xã hội, ông đã ra sức bổ sung cho sự bình đẳng và tự do. Ông cho rằng con người sinh ra là bình đẳng, do sự tồn tại và phát triển của chế độ tư hữu mới dẫn đến sự bất bình đẳng. Rousseau trình bày học thuyết về Nhà nước xây dựng trên cơ sở hiệp thương giữa mọi người, vì vậy chính quyền Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền nắm chính quyền. Nếu như Chính phủ đi ngược lại ý chí của nhân dân, nhân dân có quyền khởi nghĩa lật đổ Chính phủ. Roussecau đề xướng tư tưởng cấp tiến về tự do bình đẳng và dân chủ khiến cho ông trở thành lãnh tụ tinh thần của Đại Cách mạng Pháp bùng nổ vào năm 1789 sau này.