PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
Ở châu Âu Giáo hội Thiên Chúa giáo Roma trong một thời gian đài chiếm giữ địa vị độc tôn, nhất thống thiên hạ. Thế kỷ XVI, các nước châu Âu dấy lên phong trào Cải cách chống lại Giáo hội Thiên chúa giáo Roma, trong lịch sử gọi là phong trào Cải cách tôn giáo.
Phong trào Cải cách tôn giáo bắt đầu từ nước Đức. Năm 1517, sứ giả của Giáo hoàng đến nước Đức bán các ''phiếu chuộc tội'' đề vơ vét tiền của các tín đồ. Martin Luther đã đem dán bản Luận cương 95 điều trên các cửa nhà thờ, công kích việc làm đáng xấu hổ đó của Giáo hoàng, mở ra màn giáo đầu cho phong trào Cải cách tôn giáo. Năm 1521, Giáo hoàng ra chỉ dụ đuổi ông ra khỏi Giáo hội, ông đã đem đốt tờ chỉ dụ đó trước mặt mọi người, càng thúc đẩy phong trào nhanh chóng phát triển. Luther sáng lập ra ''phái Luther'', sau này truyền bá sang các nước vùng Scandinavia và các nước Pháp, Thụy Sĩ.
Yean Calvin sinh ở Pháp, sau khi chạy khỏi nước Pháp đã đến Thụy Sĩ gia nhập phong trào Cải cách tôn giáo. Ông sáng lập ra ''phái Calvin'', sau này truyền bá sang Pháp. Netherlands, Scotland v.v... Cải cách tôn giáo ở nước Anh do Quốc vương Anh Henri VIII lãnh đạo, tiến hành từ trên xuống, lập ra Anh giáo.
Những giáo pháp được lập ra trong phong trào Cải cách tôn giáo gọi là Tân giáo. Tân giáo chống lại việc cường điệu vai trò và tác dụng của các giáo sĩ cùng các thứ lễ nghi phiền toái cũ, đề cao tác dụng của Kinh Thánh, chủ trương dùng ngôn ngữ của các nước trong khi làm lễ chứ không như Giáo hội Thiên chúa giáo nhấn mạnh phải dùng tiếng Latin.
Phong trào Cải cách tôn giáo đã đả kích thế lực của Giáo hoàng và Giáo hội Thiên chúa giáo Roma. Phong trào đó có một ý nghĩa tiến bộ nhất định.