Tài liệu: Sự hòa nhập văn hóa

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các thành viên của một xã hội không bao giờ biểu lộ hết tất cả mọi hành vi, mà ngày nay chúng ta biết là con người có thể có được
Sự hòa nhập văn hóa

Nội dung

Sự hòa nhập văn hóa

Các thành viên của một xã hội không bao giờ biểu lộ hết tất cả mọi hành vi, mà ngày nay chúng ta biết là con người có thể có được. Đây là một bài học lớn mà nhà nhân chủng học hiện đại dạy cho chúng ta. Nhiều người cho rằng những gì họ làm là một sự tự-diễn-đạt-bản-thân (ipso-facto) về bản chất nhân loại. Ít người nhận ra rằng có những người khác đã tìm ra những cách hoàn toàn khác hẳn để thực hiện những việc giống như vậy. Hoặc có thể những người này từ chối không làm những việc như vậy. Trong các chương kế tiếp của cuốn sách này, sẽ xem xét những sự khác nhau chính yếu của những loại khuôn mẫu văn hóa. Phạm vi biến đổi là vô cùng rộng lớn: “Nhân chủng học dựng lên cho con người một tấm gương lớn và cho phép con người tự soi rọi trong cái đa dạng vô cùng tận”[1]. Sự đa dạng của hành vi con người thực sự không là vô tận, mà chỉ là rộng rãi một cách đầy ấn tượng.[2]

Nhu cầu chọn lọc

Vì mỗi xã hội làm nên nền văn hóa của mình qua nhiều thế hệ đã lờ đi hoặc bác bỏ nhiều khuôn mẫu hành vi tiềm ẩn. Dĩ nhiên, đây chỉ là một phần thực tế của các xã hội sống cô lập trong quá khứ, trong đó đa số các khuôn mẫu hành vi tiềm năng này chưa được khám phá và vì vậy chúng không có giá trị đối với cái tổng thể của nền văn hóa. Và dù nếu chúng có giá trị thì cũng có nhiều hành vi mà trong số đó cũng cần thiết bị loại trừ. Hành vi xã hội là có thể đoán trước. Nếu con người đánh giá những hành động của mình bằng những trải nghiệm quá khứ thì những triển vọng có thể thực hiện được. Con người sống trong xã hội luôn tác động qua lại lẫn nhau. Nếu trong vô số cộng đồng dân cư mà ở đó xảy ra tình trạng mọi người không đối xử với nhau theo đúng những cách mà lẽ ra phải đối xử với nhau thì hậu quả sẽ là hỗn loạn và thảm họa. Xã hội chỉ có thể tồn tại trong một trật tự có giới hạn. Sự hạn chế trong cách ứng xử không chỉ là một sự cần thiết cho xã hội mà còn cần thiết cho cá nhân. Các thử nghiệm tâm lý và tâm thần trên loài vật cho thấy rằng sự hình thành thói quen và sự khích lệ thường xuyên các phản xạ tâm lý là rất quan trọng trong việc làm cho tinh thần cá nhân[3] lành mạnh. Hành vi phải được điều chỉnh nâng cao thì mới có tác động tạo thành nhân cách.

Hơn nữa, nhiều khuôn mẫu hành vi lại vừa mâu thuẫn nhau và vốn không hợp nhau. Một người không thể vừa sống độc thân vừa hưởng thụ cái việc tự do tình dục bừa bãi chẳng ai đi mua bánh khi chưa biết cách ăn bánh. Nguyên tắc này áp dụng cho hàng ngàn lãnh vực văn hóa và là căn bản của nhu cầu chọn lọc, như Ruth Benedict đã tóm tắt:

Khuôn mẫu văn hóa của bất cứ nền văn minh nào cũng sử dụng một góc độ nào đó của cái vòng cung rộng lớn những mục tiêu và động cơ tiềm ẩn của nhân loại… Suốt theo vòng cung này tất cả hành vi khả hữu của nhân loại rất bao la và đầy mâu thuẫn phân bố đến tận từng nền văn hóa để sử dụng trong một tỉ lệ chừng mực nào đó. Sự chọn lọc chính là đòi hỏi đầu tiên”.[4]

Những định đề văn hóa cơ bản

Sự chọn lọc các phong tục tập quán để hình thành một nền văn hóa không bao giờ là tình cờ hay ngẫu nhiên hoàn toàn. Sự chọn lọc được thực hiện dựa vào bản chất của thế giới bên ngoài và của chính con người để thiết lập rất nhiều giả định sâu xa hoặc những định đề. Những giả định này cũng là bản chất của sự tồn tại và được gọi là nguyên lý sinh tồn cơ bản. Các giả định sâu xa về các sự vật, hoặc về những hành động nào đó, được chấp nhận nếu được đánh giá là tốt hoặc bị từ chối nếu bị cho là xấu. Chúng được gọi là các nguyên lý tiêu chuẩn cơ bản hoặc giá trị. Màu sắc quan điểm của một người căn cứ vào các nguyên lý tồn sinh cơ bản, cũng như căn cứ vào các nguyên lý tiêu chuẩn cơ bản trong việc định hướng thế giới chung quanh người đó và các thế giới khác. Các định đề cơ bản cung cấp cái khung và từ đó con người hình thành Weltanschauung, tức là thế giới quan.[5]

Những giả định cơ bản của một nền văn hóa nhất thiết phải phù hợp lẫn nhau, mặc dù cũng có một vài ngoại lệ. Nếu một xã hội muốn sinh tồn, những “bánh răng văn hóa” của nó phải khớp với nhau dù có thể hãy còn phải rít hay nghiền nát nhiều thứ trong những vòng quay của mình.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc chọn lọc các tập tục dù là những cái nhỏ nhặt nhất, xã hội vẫn chọn lựa những cách phù hợp với các suy nghĩ và sở thích của mình - những cách khớp với những nguyên lý cơ bản liên quan đến bản chất sự vật và cái gì đáng mong muốn, cái gì không đáng, Nếu những phương cách này phù hợp với những nguyên lý cơ bản và đến lượt nó phù hợp với các nguyên lý khác thì sẽ hoàn tất sự hợp thành một thể thống nhất. Nền văn hóa lúc này là một tổng thể vận hành hài hoà.

Tóm lại:

1. Mỗi nền văn hoá thể hiện một cách chọn lọc có giới hạn về các khuôn mẫu hành vi trong toàn bộ những tiềm năng của nhân loại, cá nhân hay cộng đồng.

2. Sự chọn lọc có khuynh hướng hòa hợp với một số nguyên lý cơ bản nào đó (các mặc định nổi bật và các giá trị) là cơ sở của nền văn hóa.

3. Theo đó, ở mức độ nhiều hay ít, mỗi nền văn hóa biểu lộ một cách đầy đủ và chặt chẽ cái khuôn mẫu, cái cấu trúc, cái hệ thống các hoạt động và các mối quan hệ xã hội.

Theo Otis Lee: “Tính cách của xã hội thay đổi theo tính cách của các giá trị căn bản của chính nó..., theo sự thích hợp với nhu cầu và hoàn cảnh, và theo tính kiên định nhất quán với những gì chúng thể hiện.”[6]

Một vài nguyên lý cơ bản của nền văn hóa có thể được những người nắm vững chúng thể hiện một cách rõ ràng. Một số nguyên lý khác lại không được thể hiện rõ ràng bởi vì mặc nhiên chúng được thừa nhận hoặc con người không quen lắm việc phản ánh những niềm tin của họ về chính những nguyên lý không thể biểu lộ. Trong nhân chủng học, nhà khoa học xã hội khi đã am hiểu thấu đáo mọi mặt một hành vi xã hội, thì có thể tổng quát hóa chúng thành những nguyên tắc làm nền tảng cho hành vi đó, nghĩa là xác định cho chúng những nguyên lý cơ bản.[7] Giống như nhà ngôn ngữ học khi phân tích các ngôn ngữ sơ khai cũng thành lập các qui tắc hoặc nguyên tắc ngữ pháp. Con người khi phát âm chỉ biết tiếng này là đúng hoặc không đúng, họ không thể diễn tả nhiều tiếng theo qui tắc này nọ, Có những tương đồng nổi bật giữa những tiến triển văn hóa và ngôn ngữ, vấn đề này sẽ được bàn đến ở chương kế tiếp.

Cấu hình của nền văn hóa

Dù một nền văn hóa do nhiều yếu tố và nhiều đặc điểm tạo thành, nhưng ý nghĩa tượng trưng của nó lại không nằm trong sự liệt kê các đặc điểm, mà là trong cách hòa nhập của chúng. Vì lý do này, chúng ta đã định nghĩa văn hóa là hệ thống hòa nhập các hành vi đã được học hỏi, hấp thu.

Benedict, người đã đưa tư tưởng về cấu hình vào nhân chủng học hiện đại, ông viết: “Như một khoa học hiện đại khẳng định trong nhiều lãnh vực. Cái tổng thể không đơn thuần là tổng số các thành phần mà còn là kết quả giữa một sự sắp đặt duy nhất với mối tương quan hỗ tương của các thành phần, để đưa đến một thực thể mới”.

Đây là một nguyên tắc đúng đắn để thấu hiểu về bản chất của các nền văn hóa và tính độc nhất của các xã hội khác nhau. Vì, về mặt lý thuyết có thể đối với hai xã hội đã có những bảng liệt kê các yếu tố văn hoá và vì thế cũng có thể dàn xếp như vậy các mối quan hệ của các yếu tố này với các yếu tố kia như thể tạo ra hai hệ thống hoàn toàn không giống nhau. Một thí dụ đơn giản, hai người thợ hồ sử dụng hai đống gạch giống nhau và cùng một khối lượng vữa hồ như nhau, người này xây một lò sưởi người kia lại xây một bức tường, kết quả có được hai công trình khác nhau phụ thuộc vào cách họ sắp xếp các viên gạch lại với nhau như thế nào.

Cấu hình của một nền văn hóa có thể định nghĩa như là những đường nét đã được phác họa để tạo ra bởi những mối tương quan kết cấu của tất cả các yếu tố tạo thành của nó. Tóm lại là sự hợp thành tương quan phù hợp với một số nguyên tắc cơ bản và nổi bật hoặc với hệ thống giá trị ẩn tàng trong cái lược đồ tổng thể. Với chiều hướng này, nền văn hóa thổ dân da đỏ miền núi mang đặc điểm vừa tập thể vừa nặng tính chất cúng bái lễ nghi các thần linh, trong khi các nền văn hóa dân da đỏ đồng bằng lại nghiêng về sự tự nhận thức cá nhân sau các cuộc chiến chống xâm lược hoặc những trải nghiệm nặng tính ảo tưởng hoang đường.

Tính tương đối trong văn hoá: Tất cả các nền văn hoá đều khác nhau một số điểm trong các nguyên lý cơ bản. Mỗi nền văn hóa có những đặc điểm chung cũng như các nền văn hóa khác, nhưng trong những đặc trưng của mỗi nền văn hóa là khác biệt trong mỗi mặt của các khía cạnh. Rất khác biệt. “Nhân loại chỉ có một. Các nền văn minh thì rất nhiều”, nhà nhân chủng học vĩ đại Franz Boas thường bảo như vậy. Nhận thức của ngành nhân chủng học về thực tế này lại đưa đến việc hình thành một khái niệm về tính tương đối trong văn hóa, một khái niệm có liên quan mật thiết đến việc áp dụng phương pháp so sánh trong nhân chủng học.

Khái niệm về tính tương đối trong văn hóa cho thấy rằng các tiêu chuẩn về sự đúng đắn hoặc sai lầm của các giá trị, hay về công cụ hoặc tính hữu hiệu của các phong tục chỉ là rất tương đối. Theo cách cực đoan nhất, tất cả các phong tục tập quán đều tự tìm cách hòa nhập với môi trường văn hoá của chính mình. Về mặt thực tiễn, điều này có nghĩa là nhà nhân chủng học phải tạm ngưng đưa ra những phán đoán, cố gắng hiểu cho được cái gì đang xảy ra trên quan điểm của người đang được nghiên cứu, đạt đến sự thấu hiểu lợi ích của nhận thức con người và sự chân xác của khoa học. Nhân chủng học cố gắng lấy vai trò của người quan sát đứng riêng biệt hơn là vai trò của người biện hộ, người xét xử kẻ cải đạo mà phán xét. Nhà nhân chủng học cần phải có sự tôn trọng đối với con người, bất cứ là dân tộc nào. Các sinh viên thường thiếu các tính cách này, vì không thể gạt qua một bên tính tự tôn dân tộc nên họ có thói quen phán xét không công bằng các hành vi của người khác thông qua cái tiêu chuẩn văn hóa của chính mình, và nếu vậy họ sẽ rất khó trở thành một nhà nhân chủng học văn hóa xuất sắc được. Tính tự tôn dân tộc thường dẫn đến việc bài xích hoặc loại trừ các dân tộc khác, quan điểm này hiện rõ trong lời than phiền của một tộc trưởng thổ dân da đỏ Bannock ở phía nam bang Idaho, một người đã tỏ ra rất ganh ghét khi thấy tôi quan tâm nhiều đến các bộ tộc Shoshones, láng giềng của ông ta. Ông ta bảo tôi: “Tại sao ông cứ tốn thì giờ cho cái bọn Shoshones bẩn thỉu đó vậy. Bọn chúng nó chẳng biết gì cả. Tại sao anh lại không nói với chúng tôi”?




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2449-02-633535332879375000/Con-nguoi-van-hoa-va-xa-hoi/Su-hoa-nhap-v...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận