Sự phát triển và dị biệt của các ngôn ngữ
Những nguồn gốc của các ngôn ngữ thường đã bị chìm mất trong quá khứ xa xăm. Những từ được nói ra đâu biến được thành đá - chúng biến mất mà không để lại dấu tích gì dù ngay tại các công trường khai quật thời kỳ đồ đá cũ hoặc sơ kỳ thời đồ đá mới của các nhà khảo cổ học. Có những loại chữ viết đi vào cuộc sống sau hàng bao thiên niên kỷ. Xây dựng cũng có thể đã lụi tàn trong quá khứ. Chỉ đến sau này, những con chữ - sự biểu lộ ngôn ngữ trong nhiều thiên niên kỷ xa xưa mới lần lượt được ghi chép lại trên đá, trên những tấm bảng đất sét nhỏ, giấy cói, da và giấy.
Bởi vì tất cả mọi người đều có một ngôn ngữ đã phát triển, cho nên chúng ta chỉ có thể học mà không có cách nào để xây dựng lại những quá trình phức tạp mà con người đã phải đối đầu với các quy tắc ngữ pháp giống như buổi ban đầu khi con người mới bắt đầu những bước đầu tiên xây dựng một ngôn ngữ. Nhưng các ngôn ngữ dù với tính ổn định có sẵn, cũng không sao tránh khỏi những biến đổi trong từng thời gian khác nhau.
Ngôn ngữ của khoa học lịch sử
Việc nghiên cứu có tính khoa học những khuôn mẫu biến động trong một ngôn ngữ nào đó là hoàn toàn khả thi. Công việc này có thể thực hiện theo hai cách. Cách một - một ngôn ngữ được viết ra hoàn toàn và những thay đổi xảy ra có thể theo dõi qua một loạt các tư liệu. Cách thứ hai - sự tiếp cận là đẩy lịch sử của các ngôn ngữ liên hệ vào những thời gian trước đó bằng sự phân tích nội tại các ngôn ngữ tương đồng. Nguyên tắc chính yếu nằm ở phương pháp thứ hai, tương tự như phương pháp dùng để tái tạo cơ cấu sinh vật của sinh vật học; cụ thể đó là những hình thức mà trong đó một số những tính cách chức năng được nhận ra giống nhau nhiều hơn mức độ có tính ngẫu nhiên do yếu tố di truyền.
Phương pháp so sánh. Những tiêu chuẩn dùng trong ngôn ngữ lịch sử học là tính đồng nhất về hình vị và cú pháp. Phương cách nhanh nhất để nhận ra hai ngôn ngữ có liên quan với nhau hay không là so sánh từ vựng và hình thức từ ngữ của chúng (Thomas Jefferson, ngay khi đang là Tổng thống Mỹ, đã gởi đến các nhà thám hiểm và các nhà buôn đang sống giữa các xã hội thổ dân da đỏ một danh sách từ ngữ do chính ông soạn để tìm kiếm câu trả lời về nguồn gốc và những mối quan hệ của các dân tộc thổ dân da đỏ Mỹ). Những trường hợp các dân tộc thổ dân có chung một số từ ngữ là hoàn toàn ngẫu nhiên và cũng rất hiếm hoi. Không gì ấu trĩ bằng khi cứ khăng khăng là hai bộ lạc có mối quan hệ với nhau vì họ cùng chia sẻ với nhau một nhúm từ ngữ. Cái gì tạo nên ý nghĩa? Hai ngôn ngữ rõ ràng không liên quan gì với nhau và cũng chẳng giống nhau trong cấu trúc về âm vị, thông thường chia sẻ với nhau khoảng 4% các điểm giống nhau về hình thức và ý nghĩa trong tổng các dạng thức của chúng. Nếu trường hợp cấu trúc âm của các hình vi trong hai ngôn ngữ giống nhau thì sự trùng hợp có thể sẽ gấp đôi. Bởi vậy kết luận một cách chắc chắn rằng sự đồng nhất về từ vựng có tỉ lệ phần trăm ít hơn có thể là do tình cờ và không được xem những đồng nhất này như là bằng chứng của mối quan hệ lịch sử. Trái lại, cách đánh giá sau đây của nhà ngôn ngữ học Mỹ - giáo sư Joseph Greenberg - cũng cần xem xét và ủng hộ:
Có thể công nhận một cách chắc chắn rằng tỉ lệ 20% tương đồng trong từ vựng luôn luôn đòi hỏi một sự giải thích về lịch sử, và trừ phi có sự giống nhau ở mức độ cao hơn trong cấu trúc âm vị vượt quá mức độ tương đồng tình cờ, ngay cả tỉ lệ 8% cũng và vượt qua mức mong ước và cũng không cần tìm những chứng cứ khác, chẳng hạn như sự can thiệp của các yếu tố lịch sử
Bằng những cách so sánh toán học giữa ba hay nhiều hơn nữa các ngôn ngữ, dựa vào những chiều hướng được chỉ định chúng ta có thể đưa ra thậm chí những giả định về những khả năng quan hệ di truyền.
Các ngôn ngữ có khuynh hướng bao gồm luôn cả một số lớn những từ ngữ vay mượn từ các ngôn ngữ khác (ví dụ như: totem - vật tổ, canoe - xuồng, tobacco - thuốc lá, tabu - điều cấm kỵ, automobile - xe hơi... trong tiếng Anh). Những từ ngữ căn bản như các đại danh từ, các chữ chỉ những bộ phận cơ thể hầu như giữ nguyên âm vị của các từ gốc. Sự vay mượn phóng khoáng từ những ngôn ngữ không liên quan xảy ra thông thường hơn trong những từ mà chúng ta gọi là hạng mục (không riêng tư) văn hóa. Vì vậy, khi nhà ngôn ngữ học gặp một nhóm ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng hơn mức độ tình cờ thì cần phải xem xét đến những từ vựng căn bản cửa chúng, nhưng các ngôn ngữ này - nếu thiếu những điểm tương đồng trong từ vựng văn hóa thì nhà ngôn ngữ học có thể kết luận rằng chúng xuất phát từ một nguồn gốc chung xa xôi nào đó. Nếu các ngôn ngữ này giao tiếp với nhau chưa bao lâu, ngôn ngữ này sẽ vay mượn từ ngữ trong kho từ vựng văn hóa của ngôn ngữ kia trước khi thay thế hẳn những từ ngữ nền tảng của mình bằng những từ của một nguồn gốc xa lạ khác. Và từ đây, một phương pháp khác dùng để thiết lập những liên hệ lịch sử giữa các ngôn ngữ đã ra đời,
Âm thanh cũng biến đổi theo thời gian. Điều này có nghĩa là hệ thống âm vị của một ngôn ngữ không phải là bất biến. Để tìm kiếm những mối quan hệ lịch sử giữa các ngôn ngữ, nhà ngôn ngữ học - với những chú tâm vào lịch sử - phải quay trở lại với nền tảng của ngôn ngữ, đó là hệ thống âm vị. Bằng cách so sánh các thanh âm giữa ngôn ngữ này và ngôn ngữ kia, nhà ngôn ngữ học tìm được những gì có quan hệ giữa hai ngôn ngữ. Ông ta có thể quan sát một khuôn mẫu riêng biệt, một biến đổi có hệ thống qua âm vị của cả hai ngôn ngữ. Phương pháp này đã được Jacob Grimm đưa ra đầu tiên vào thế kỷ XIX cùng với người anh em của ông - Wilhelm, cũng là một học giả - như là một sản phẩm ngẫu nhiên từ những nỗ lực của họ khi đang sưu tầm những truyện cổ tích thần tiên nổi tiếng, không phải vì mục đích giải trí mà để tìm những mối quan hệ lịch sử của việc lưu truyền những câu chuyện kể. Luật biến đổi âm của Grimm được xây dựng từ năm 1822 và áp dụng rộng rãi trong đại gia đình ngôn ngữ Ấn - Âu. Dùng ngôn ngữ Sanskrit, một ngôn ngữ cổ của Ấn Độ như là một loại ngôn ngữ mẫu của dòng ngôn ngữ Ấn - Âu để xem xét, anh em nhà Grimm đã quan sát những thay đổi có hệ thống đã xảy ra từ ngôn ngữ này đến ngôn ngữ khác theo thời gian. Chữ pitar (cha) trong tiếng Sanskrit biến thành patēr trong tiếng Hy-Lạp, pater trong tiếng La-Tinh, vater trong tiếng Đức (v được phát âm là f), father của tiếng Anh. Tương tự bhrata của Sanskrit trở thành frater của La-Tinh, bruder của Đức, brother của Anh và brat của Nga. Những trường hợp này dĩ nhiên là những thí dụ rõ ràng về sự pha trộn của hàng loạt các khuôn mẫu phức tạp và có thể đoán được của những biến đổi âm thanh. Có thể nhận ra rằng những chữ p đầu tiên của các ngôn ngữ Ấn - Âu có thể biến thành f, âm b (bh) yếu ớt cũng có thể chuyển thành f và f cũng có thể chuyển ngược thành b. Những biến đổi thông thường khác cũng đã được minh chứng trong vô số các âm Ấn – Âu, và những mối quan hệ tương tự cũng đã và đang được thiết lập giữa các nhóm ngôn ngữ khác.
Điều này có nghĩa là trong việc so sánh các từ vựng về mặt xuất xứ thì tính tương đồng chính xác về âm vị là không quan trọng lắm. Tuy nhiên, nhà ngôn ngữ học cũng thừa nhận rằng những yếu tố tương liên âm vị buộc phải giống nhau. Trong nhiều trường hợp, chức năng đặc biệt của qui luật Grimm và các lý thuyết phát sinh vẫn có giá trị trực tiếp đối với các tài liệu đã được viết ra từ hàng thế kỷ trước.
Khi so sánh những đặc điểm cú pháp và hình thái của các ngôn ngữ, người ta có thể tìm thấy những mối liên hệ giữa chúng với nhau. Vì vậy một ngôn ngữ đơn lập như ngôn ngữ Trung Hoa chẳng hạn, những từ ngữ được tạo ra bằng những đơn âm đơn giản hầu như không thể có mối liên kết nào với một ngôn ngữ rất hỗn nhập như eskimo, một ngôn ngữ hình thành bằng những từ đơn lẻ kèm theo cả tá hoặc nhiều hơn nữa những hình vị khác nhau. Các tiêu chuẩn – như việc dùng hay không dùng giống (giới tính) và các biến đổi phụ thuộc và v,v… càng được cải biến, sàng lọc càng trở nên tin cậy và thuận lợi hơn.
Như vậy, chỉ xem xét các ngôn ngữ Ấn - Âu người ta cũng có thể phát hiện ra những loại liên hệ nền tảng (giữa các ngôn ngữ). Cách nói phân cấp trong dòng họ (gia đình) phát triển qua hàng ngàn năm có lẽ cũng chỉ xuất phát từ một trung tâm địa bàn riêng lẻ nào đó mà thôi. Khi một ngôn ngữ biến thành một phương ngữ của một cộng đồng, sự thông hiểu lẫn nhau sẽ bị giới hạn hoặc không còn nữa và một nhóm nào đó sẽ tách ra, hình thành những biến đổi như là các yếu tố chủ chất, nguồn gốc của một ngôn ngữ mới của riêng họ. Khi một ngôn ngữ gốc tách ra từ một hệ ngôn ngữ gốc chính và cũng là một đối tượng của các biến đổi cao hơn, nó cũng có thể phát sinh một nhánh ngôn ngữ cùng hệ nhưng ít nhánh hơn so với hệ gốc chính. Quá trình này cũng tương tự như sự hình thành di truyền và tiến trình phân nhánh của các cơ thể sinh vật được miêu tả ở chương 8, cho phép chúng ta truy tìm nguồn gốc của các loại ngôn ngữ - ngoại trừ loại ngôn ngữ xưng hô phân cấp và không thể theo dấu vết như là một tiến trình thực sự có cơ cấu - dù là trên phương diện lý thuyết. Phương pháp so sánh này được áp dụng trong tất cả mọi ngôn ngữ của thế giới như là một phương pháp chung và giúp những mối quan hệ rộng rãi (giữa các ngôn ngữ) có thể được nhận ra một cách dễ dàng hơn. Những phân loại về các mối liên hệ lịch sử ở châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và giữa các thổ dân da đỏ Hoa Kỳ cũng đã được thiết lập.
Vì vậy, dù người thổ dân Cheyenne sống rất xa vùng bình nguyên phía Tây, nhưng ngôn ngữ của họ là tiếng Algonquian nên chúng ta biết họ là một nhánh của dân tộc Algonquian vĩ đại, có những nhóm bộ lạc định cư ở vùng đông bắc của Bắc Mỹ. Thực tế ngôn ngữ này đã khẳng định một huyền thoại của người Cheyenne rằng họ xuất thân từ “phụ cận của một vùng nước lớn tiếng một vùng rừng rậm phía đông (Vùng Đông Bắc Mỹ có những đặc tính địa lý đúng như huyền thoại mô tả và các bộ tộc thổ dân nói tiếng Algonquìan - ND). Điều thực tế là người Navahos và người Apaehes nói thứ phương ngữ vùng Athabascan cũng làm cho chúng ta nghĩ rằng nguồn gốc quê hương của họ là những vùng rừng rậm phía bắc của lòng chảo MacKenzie – Yukon phía tây Canada xứ mà tất cả các bộ lạc thổ dân đều nói thử tiếng Athabascan
Biên niên ngôn ngữ học. Việc sử dụng phương pháp do phóng xạ các-bon như là một phương tiện đọc “đồng hồ - thời gian” nội tại được phát triển từ năng 1947, dùng xác định tuổi của vật chất tại các công trình khảo cổ là một trong các kỹ thuật thực sự hấp dẫn và đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Cũng gây thích thú và hấp dẫn như vậy và phương pháp tính gần đúng thời điểm phân nhánh của hai phương ngữ hoặc hai ngôn ngữ bằng thanh âm của ngôn ngữ “mẹ”. Và từ đó có thể thiết lập thời điểm mà những người nói những phương ngữ đó tách rời nhau.
Tiền đề nền tảng của phương pháp này chính là tỉ lệ biến đổi của các từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ. Kho từ vựng căn bản hoặc nền tảng là một kho từ chứa các chữ chỉ những hiện tượng “văn hóa tự do” của vũ trụ như không khí, máy, mặt trời, mưa, tay, chân và v.v.. Các bảng kê từ ngữ tiêu chuẩn thường có số lượng từ 100 đến 200 từ hoặc nhiều hơn, được dùng để so sánh và phân tích. Các đánh giá được đưa ra dựa theo những nguyên tắc được thiết lập của các phân tích ngôn ngữ như hai hình thức của một chữ nào đó là có họ hàng với nhau hay không (ví dụ như cùng một nguồn gốc hay cùng thành phần). Số lượng tương đối chuyển đổi từ không cùng nguồn gốc sang cùng nguồn gốc cũng được tính toán. Điều này cũng cung cấp một tổng số tương đối các biến đổi đã xảy ra từ khi hai ngôn ngữ tách ra từ ngôn ngữ gốc.
Tỉ lệ của sự biến đổi ngôn ngữ thoạt tiên được tính toán trên căn bản những thay đổi có bằng chứng (không cùng nguồn gốc) trong một số các ngôn ngữ lịch sử (có chữ viết). Việc thay thế từ trong kho từ vựng nền tảng được ước lượng khoảng 19% cho một ngàn năm.
Phần còn lại của số cùng gốc đại diện cho tỉ lệ sử dụng (sử dụng riêng - ND). Tỉ lệ sử dụng biến thiên từ 86,4% đến 74,4% trong các ngôn ngữ Ấn - Âu cho mỗi một ngàn năm. Điều này có nghĩa là trên thực tế kho từ vựng nền tảng có thể biến thiên từ 13,6% đến 25,6% trong một ngàn năm. Số liệu bình quân là 19,5% và để thuận tiện con số nguyên 19% được chọn sử dụng cho đến nay.
Bằng cách sử dụng những phương pháp tiêu chuẩn của số học để tính toán chiều sâu thời gian, số năm đã trôi qua từ khi những ngôn ngữ tách biệt với nhau cũng có thể được tính toán trong một chừng mực khả dĩ tương đối chính xác.Số các nguyên tắc được áp dụng, những thời điểm có được từ biên niên ngôn ngữ học cũng tổng hợp một cách thế vị với những thời điểm lịch sử xác định được tại các hiện trường khảo cổ về các dân tộc xa xưa. Biên niên ngôn ngữ học có những khả năng hữu ích để đưa ra một ước lượng chính xác về thời gian khả dĩ để có thể tái tạo lại lịch sử. Tuy nhiên, trong những trường hợp không có chứng thực cụ thể hỗ trợ thì cũng không đáng tin tưởng. Mức độ tin cậy cũng giảm dần trong phạm vi từ 500 đến 2000 năm.
Khoa thống kê từ vựng. Biên niên ngôn ngữ học gắn liền với phương pháp thống kê. Trong biên niên ngôn ngữ học, dù sao hậu quả cũng là một kết quả của thời gian, của một thời điểm có thật. Trong khi một số các kết quả của nó đang biểu hiện và khơi gợi thì những vấn đề phát sinh về tính chính xác của các thời điểm cũng hoàn tất. Đối với một vài ngôn ngữ, phương pháp này hoạt động rất trơn tru; với một số ngôn ngữ khác thì những dự báo loại này đôi khi cũng cần phải xem xét lại. Tuy nhiên, bỏ qua một bên vấn đề thời điểm và kết quả chính xác, khi một ngôn ngữ tách rời khỏi một nhóm ngôn ngữ gốc tại một thời điểm riêng lẻ thì những tổng kết thống kê nằm trong các bảng liệt kê từ ngữ biên niên còn có một công dụng hữu ích khác nữa. Vì từ đây, chúng bắt đầu khơi gợi ra những mối quan hệ không thể hồ nghi giữa các ngôn ngữ. Để cho chắc chắn, những mối quan hệ như vậy phải thật sự rất cũ xưa và được chú trọng trong một tiến trình thời gian cụ thể. Tuy nhiên, vấn đề một ngôn ngữ này có gắn liền với một ngôn ngữ khác hay không đều dễ dàng giải quyết với các ngôn ngữ Ấn - Âu và các ngôn ngữ khác có một lịch sử chữ viết lâu dài, đối với các ngôn ngữ bất thành văn - nơi mà chiều sâu lịch sử phải suy luận để cảm nhận thì mức độ giải quyết thấu đáo cũng kém hơn. Những tương đồng của các từ vựng được thống kê (các từ có chung gốc) sẽ chiếu rọi một số tia sáng cho vấn đề này.
Chúng ta đã biết rằng những mối quan hệ giữa các ngôn ngữ có thể sắp xếp theo dạng cây. Tuy nhiên đây chỉ là một phương thức cũ để xem xét lịch sử ngôn ngữ, và sự rõ ràng trong các công thức thống kê từ vựng khuôn mẫu cho một số lãnh vực tính toán dường như cần phải được suy xét lại. Các đặc điểm hình thái, các yếu tố cú pháp cũng như các hạng mục văn hóa của từ vựng có thể lan truyền qua một quá trình truyền bá. Giả thuyết về sự song hành giữa việc truyền bá ngôn ngữ và văn hóa cũng đem lại một số ứng dụng có giá trị cao hơn. Một ngôn ngữ có thể đồng hóa những yếu tố mới mà không cần biết chúng từ đâu thuộc về từ vựng, thuộc về âm vị hoặc của cấu trúc - cũng chẳng có gì khác nhau. Sự đồng hóa này xảy ra ở một mức độ mà một vài ngôn ngữ có thể xuất hiện được cái dáng vẻ cấu trúc bên ngoài của các ngôn ngữ láng giềng không liên quan với chúng. Nhà ngôn ngữ học Morris Swadesh đã công thức hóa khái niệm “nguyên tắc lưới” để chứng minh rằng những khuôn mâu phổ biến hoặc còn khép kín vẫn có thể hoạt động trên những địa bàn rộng lớn giữa các ngôn ngữ không liên quan. Điều trái ngược vẫn có thể xảy ra nghĩa là các ngôn ngữ vẫn có thể giữ được hình thái đặc thù của chúng đối với nhau. Tuy vậy, khi so sánh theo cách thống kê từ vựng, dùng các danh sách từ ngữ căn bản thì những mối quan hệ mới bắt đầu lộ diện giữa các ngôn ngữ, trong đó những điều trước kia tưởng chừng như không thể lại đang hiện diện.