Tài liệu: Sao lùn trắng là sao suy biến

Tài liệu
Sao lùn trắng là sao suy biến

Nội dung

CÁC SAO LÙN TRẮNG LÀ CÁC SAO SUY BIẾN

 

Trong lòng các sao lùn trăng mật độ có thể đạt tới giá trị cỡ 1010 kg/m3. Với mật độ cao như vậy (ngay cả với mật độ thấp hơn, đặc trưng cho các lớp ngoài của sao lùn trắng), các tính chất vật lý của khí thay đổi hẳn và các đính luật của khí lý tưởng không thể áp dụng vào đây. Vào giữa những năm 1920, nhà vật lý ltalia Enricô Phecmi đã lập ra một lý thuyết mô tả tính chất của khí có mật độ đặc trưng cho các sao lùn trắng. Hoá ra là áp suất của loại khí này không do nhiệt độ quyết định. Áp suất vẫn ở mức cao, cho dù vật có nguội đến độ không tuyệt đối! Khí có những tính chất như thế, được gọi là khí suy biến (tiếng Anh: degenerate gas).

Năm 1926, nhà thiên văn Anh Ranphơ Phaolơ đã áp dụng thành công lý thuyết khí suy biến vào các sao lùn trắng (chỉ sau này lý thuyết của Phecmi mới tìm cho mình được vô số phụ lục trong vật lý “trên Trái Đất”). Trên cơ sở lý thuyết này đã rút ra hai kết luận quan trọng. Thứ nhất: bán kính sao lùn trắng khi đã biết thành phần hoá học của vật chất sẽ được xác định một cách đơn nhất bởi khối lượng của nó. Thứ hai: khối lượng sao lùn trắng không thể vượt qua một giá trị tới hạn nào đó, giá trị này bằng khoảng 1,4 khối lượng Mặt Trời.

Các quan sát tiếp theo và các nghiên cứu đã xác nhận các tiền đề lý thuyết nói trên, cho phép đưa ra kết luận cuối cùng về việc trong lòng sao lùn trắng hầu như không có hyđrô. Vì lý thuyết khí suy biến đã giải thích tốt các tính chất quan sát được của các sao lùn trắng, nên người ta bèn gọi các sao này là sao suy biến. Giai đoạn tiếp theo là xây dựng lý thuyết tạo ra chúng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/461-02-633329876557431250/Sao-lun-trang/Sao-lun-trang-la-sao-suy-bie...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận