Tài liệu: Vũ khí vũ trụ tầm gần

Tài liệu
Vũ khí vũ trụ tầm gần

Nội dung

VŨ KHÍ VŨ TRỤ "TẦM GẦN"

 

Sự nghiên cứu bức xạ tử ngoại của các thiên thể được xúc tiến đã khá lâu từ khi có ngành chụp ảnh thiên văn. Màng thuốc ảnh (nhũ tương) rất nhạy không những đối với ánh sáng nhìn thấy được mà cả với bức xạ tử ngoại. Nhưng để nghiên cứu được sự bức xạ sóng ngắn cứng của các thiên thể đòi hỏi phải đưa các thiết bị ra ngoài khí quyển. Ở đấy khó có thể xảy ra những điều thất thường đáng kể. Bức xạ tử ngoại cứng là thứ "vũ khí" đánh gần nó không có khả năng áp dụng cho môi trường giữa các sao cách chúng ta rất xa. Khả năng ion hoá cao của nó dẫn đến sự tiêu hao nhanh năng lượng và các lượng tử tử ngoại của Vũ Trụ bị khí hấp thụ, trong khi dối với bức xạ bước sóng dài thì khí này hoàn toàn trong suốt. Hyđrô là chất hấp thụ cơ bản giữa các sao. Nó bị ion hoá bởi bức xạ tử ngoại với bước sóng bé hơn 912 Ǻ (0,0912 m). Nhưng năng lượng của nó có thể chuyển hoá sang những lượng từ sóng dài hơn và "phát sáng" trong các vạch phát xạ. Các vạch này chịu sự hấp thụ ít hơn nhiều và có thể quan sát thấy từ những khoảng cách lớn hơn được các lượng tử tử ngoại nung nóng bức xạ ra không chỉ có ánh sáng mà cả sóng vô tuyến bởi thế việc quan sát mây hyđrô bị ion hoá giữa các sao được tiến hành cả trong dải quang học (ánh sáng thông thường) lẫn dải vô tuyến. Chúng cho phép xác định vị trí các nguồn xạ của các tia tử ngoại cứng và đo công suất của chúng. Nguồn bức xạ tử ngoại mạnh không dễ gặp trong Vũ Trụ. Về cơ bản đó là những sao rất nóng có độ trưng lớn với nhiệt độ bề mặt trên 20-25 nghìn kenvin. Về màu sắc có cảm giác đó là những ngôi sao xanh lam hoặc trắng xanh. Có thể xem sao Rigel trong chòm Thợ Săn như một ví dụ điển hình. Phần lớn những sao này tập trung trong mặt phẳng của hệ Ngân Hà, trong các nhánh xoắn. Ánh sáng của chúng yếu đi rất nhiều do bị hấp thụ bởi khí và bụi cũng tập trung trong mặt phẳng của Ngân Hà. Nhưng các nhà thiên văn rất có hứng thú với những ngôi sao này do chúng còn trẻ: tuổi của chúng được tính chỉ bằng hàng triệu năm trong khi tuổi của Mặt Trời không dưới 5 tỷ năm. Quan sát những ngôi sao trẻ giúp ta hiểu rõ hơn các quá trình dẫn tới sự hình thành nên chúng và theo dõi được con đường tiến hoá của các sao.

Đương nhiên cũng không tránh khỏi những sự bất ngờ. Những sao già trong các nhân của Ngân Hà của chúng ta cũng như của thiên hà Tiên Nữ và các hệ sao hình elíp xa xôi bức xạ nhiều tia tử ngoại hơn ta tưởng. Chắc là giữa những sao già vẫn có những thiên thể nóng bức xạ trong dải tử ngoại. Đấy là những sao chứa ít kim loại và những sao lùn trắng đã kinh qua giai đoạn của những chàng khổng lồ đỏ trong sự phát triển của mình. Đo bức xạ tử ngoại của các hệ sao (thiên hà) cho ta chiếc chìa khóa tìm ra thành phần sao của chúng.

Nhưng có lẽ các nhân phát xạ của các thiên hà và các quada là có độ trưng tử ngoại cao hơn cả, tuy nhiên thường thường thì độ trưng của chúng lại chóng biến đổi nhất. Và sự bức xạ này xuất phát không chỉ từ các sao nóng. Ở đây có cả những nguồn có công suất cực lớn không phải sao, hay như người ta vẫn gọi là những nguồn không nhiệt. Nghiên cứu bản chất của chúng là một trong những nhiệm vụ thời sự của thiên văn học.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/446-02-633329648588681250/Vu-tru-hong-ngoai-va-tu-ngoai/Vu-khi-vu-tr...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận