Tài liệu: Tây Tạng - Đỉnh Everest

Tài liệu
Tây Tạng - Đỉnh Everest

Nội dung

ĐỈNH EVEREST

 

Cao nguyên Thanh Tạng hay cao nguyên Tây Tạng (25-40 độ vĩ bắc, 74-104 độ kinh đông) là một vùng đất rộng lớn và cao nhất Trung Á cũng như thế giới, với độ cao trung bình trên 4,500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải Trung Quốc. Nó chiếm một khu vực với bề rộng vào khoảng 1000 và 2500 cây số. Được mệnh danh là “mái nhà của thế giới”, nó có những rặng núi cao nhất Trái Đất như dãy Himalaya với đỉnh Everest.

Everest là đỉnh núi cao nhất trên mặt đất tính đến thời điểm hiện tại, độ cao so với mực nước biển là 8.850m theo số liệu đo được năm 1999, nhưng nó vẫn mọc lên khoảng 2,5cm hàng năm. Đường lên đỉnh của nó là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc).

Tại Nepal, nó mang tên Sagarmatha (tiếng Phạn: sagaramastakâ, có nghĩa là “trán trời”). Trong tiếng Tây Tạng, nó được gọi  Chomolangma (jo mo klungs ma, nghĩa là “Thánh mẫu của vũ trụ”). Trong tiếng Trung Quốc, nó có tên phiên âm từ tiếng Tây Tạng là Châu Mục Lãng Mã Phong hoặc được dịch nghĩa là Thánh Mẫu Phong, “đỉnh núi của Thánh mẫu”.

Ngọn núi này được đặt tên tiếng Anh bởi Andrew Waugh, tổng trưởng quan trắc của Ấn Độ người Anh. Waugh đã chọn đặt tên núi theo tên của Sir George Everest, ban đầu sử dụng cách viết Mount Everest, và sau đó là Mount Everest.

Tên Sagarmatha trong tiếng Nepal được đưa ra trong đầu thập niên 1960 khi nhà nước Nepal nhận ra rằng đỉnh Everest không có tên trong tiếng Nepal. Điều này xảy ra vì ngọn núi không được biết đến và được đặt tên theo tiếng của một dân tộc thiểu số ở Nepal (vùng thung lũng Kathmandu và khu vực xung quanh). Tên trong tiếng Sherpa/Tây Tạng Chomolangma không được chấp nhận vì nó chống lại ý tưởng thống nhất Nepal.

Radhanath Sikdar, một nhà toán học Ấn Độ và một nhà đo đạc từ Bengal, là người đầu tiên xác định Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới vào năm 1852, sử dụng các tính toán lượng giác dựa trên các đo đạc bằng theodolite từ khoảng cách xa 240 km (150 dặm) về phía bên trong Ấn Độ. Trước khi được đo đạc và đặt tên, nó được các nhà khoa học đặt tên là Đỉnh XV.

Núi này cao khoảng 8.848 m (29.028 feet), mặc dù có một số chênh lệch nhỏ trong các lần đo khác nhau. Dừng ở vị trí thứ hai là núi K2 với độ cao 8.611 m (28.251 feet).

Một số hình ảnh về núi Everest

Lộ trình trèo núi

Trèo lên đỉnh Everest có hai đường chính, đường leo phía đông nam từ Nepal và đường leo đông bắc từ Tây Tạng, và 13 đường leo khác (nhưng ít thông dụng). Trong hai con đường chính, sườn núi phía đông nam dễ hơn về mặt kỹ thuật và do vậy là đường leo được sử dụng thường xuyên hơn. Con đường này đã được hai nhà leo núi là Edmund Hillary và Tenzing Norgay khám phá vào năm 1953. Tuy nhiên quyết định chọn con đường này là do hoàn cảnh chính trị hơn là chủ ý bởi biên giới Tây Tạng đã bị đóng lại đối với người nước ngoài vào năm 1949.

Hầu hết các cố gắng xảy ra trong tháng 4 hay tháng 5 trước khi mùa mưa (monsoon) trong mùa hè. Một thay đổi trong dòng khí (Jet stream) vào thời điểm này trong năm cũng làm giảm tốc độ gió trung bình trên đỉnh núi cao. Trong khi một số cố gắng xảy ra sau mùa monsoon vào tháng 9 và tháng 10, nhưng tuyết dồn thêm vào sau mùa mưa làm việc trèo lên còn khó khăn hơn.

Đường leo lên qua sườn núi phía đông nam bắt đầu với một con đường mòn tại Trại Nền (Base Camp) ở độ cao 5.380m (17.600 ft) về phía nam của Everest ở Nepal. Các đoàn thám hiểm thường bay vào Lukla (2.860 m) từ Kathmandu và đi xuyên qua Namche Bazaar. Những nhà leo núi sau đó đi bộ lên Trại Nền, thường mất sáu đến tám ngày, cho phép đủ thời gian để làm quen với khí hậu độ cao và ngăn chặn chứng say độ cao. Các phương tiện leo núi và đồ tiếp tế được chuyên chở bởi yak, dzopkyos và phu khuân vác lên Trại Nền trên Khumbu Glacier. Khi Hillary và Tenzing leo lên đỉnh Everest vào năm 1953, họ bắt đầu từ thung lũng Kathmandu, bởi vì không có đường nào xa hơn về phía đông vào lúc đó.

Những nhà leo núi sẽ nghỉ lại một vài tuần ở Trại Nền, làm quen với độ cao. Trong suốt thời gian đó, những người Sherpa và một số nhà leo núi trong đoàn thám hiểm sẽ thiết lập dây và thang leo trên thác băng Khumbu Icefall hiểm trở. Serac, các kẽ nứt trong băng và các khối băng trượt làm thác băng này là một trong những đoạn nguy hiểm nhất của con đường lên đỉnh. Nhiều nhà leo núi và người Sherpa đã tử nạn ở đoạn này. Để làm giảm bớt nguy hiểm, những nhà leo núi thường bắt đầu leo trước bình minh. Khi ánh nắng mặt trời đạt đến thác băng, sự hiểm nguy tăng lên đáng kể. Phía trên thác băng là Trại I hay (Advanced Base Camp-ABC) tại độ cao 6.065m (19.900 ft).

Từ Trại I, những nhà leo núi tiếp tục leo lên dọc theo Western Cwm để đến nền của mặt Lhotse, nơi Trại II được thiết lập ở độ cao 6,500m (21,300 ft). Western Cwm là một thung lũng đóng băng tương đối bằng phẳng chỉ hơi nâng lên cao, được đánh dấu bằng một kẽ nứt khổng lồ cạnh bên trung tâm làm ngăn đường đi lên trực tiếp lên phần phía trên của Cwm. Những nhà leo núi bắt buộc phải đi băng ngang qua ở phía rìa phải gần nền của Nuptse đến một đoạn đường đèo nhỏ được biết đến như là “góc Nuptse”. Western Cwm cũng còn được gọi là “Thung lũng im lặng” bởi vì địa hình của khu vực nói chung là chắn gió từ con đường leo lên. Với độ cao và một ngày trong không có gió có thể làm Western Cwm nóng vượt sức chịu đựng của những người leo núi.

Từ Trại II, các nhà leo núi đi lên theo mặt Lhotse trên những sợi dây cố định đến một mỏm nhỏ ở độ cao 7.470 m (24.500 ft). Từ nơi đó, leo thêm 500 m nữa là đến Trại IV trên South Col ở độ cao 7.920 m (26.000 ft). Từ Trại III đến Trại IV, các nhà leo núi phải đối mặt với thêm hai thử thách nữa: Gót Geneva và Dải Vàng (Yellow Band). Gót Geneva là một sườn đá đen có hình dạng cái đe do một đoàn thám hiểm Thụy Sỹ đặt tên vào năm 1952. Các sợi đây cố định giúp các nhà leo núi trong việc trèo lên dải đá đầy tuyết phủ này. Dải Vàng là một phần của đá cát trầm tích cũng cần đến 100 m dây để vượt qua nó.

Trên South Col, các nhà leo núi bước vào “vùng chết”. Những nhà leo núi thường chỉ có tối đa là hai đến ba ngày để họ có thể chịu đựng được độ cao này trước khi trèo lên đỉnh. Thời tiết trong và ít gió là những yếu tố quan trọng trong việc quyết định là có nên cố gắng trèo lên đỉnh hay không. Nếu thời tiết không hợp tác trong vài ngày ngắn ngủi này, những nhà leo núi bắt buộc phải leo xuống, nhiều người quay lại đến Trạm Nền.

Từ Trại IV, những nhà leo núi sẽ bắt đầu leo lên đỉnh vào khoảng nửa đêm với những hy vọng đạt lên tới đỉnh (vẫn còn thêm 1.000 mét nữa phía trên) trong vòng từ 10 đến 12 giờ. Điểm mà những nhà leo núi sẽ đặt chân đến đầu tiên là “The Balcony” ở độ cao 8.400 m (27.700 ft), một thềm nhỏ nơi họ có thể nghỉ ngơi và ngắm nhìn những đỉnh núi về phía nam và phía đông trong ánh sáng sớm của bình minh. Tiếp tục len lên sườn núi, các nhà leo núi sẽ đối diện với một dãy các bậc đá với cấu trúc thường là buộc họ về phía đông vào sâu trong tuyết đến thắt lưng, với nguy hiểm về các vụ sạt lở ở độ cao 8.750 m (28.700 ft), một vòm băng tuyết nhỏ cỡ bằng cái bàn đánh dấu Đỉnh phía Nam (South Summit).

Dãy núi phía nam

Từ đỉnh phía Nam, các nhà leo núi đi theo một cạnh như lưỡi dao ở sườn đông nam dọc theo vùng được biết đến như “đường Cornice” (Cornice traverse) nơi mà tuyết xen lẫn với đá. Đây là một đoạn trống trải lộ thiên nhất của đường leo và một bước sẩy chân về phía trái sẽ đưa người leo 2.400 m (8.000 ft) xuống mặt đông nam trong khi ngay phía phải là mặt Kangshung cao 3.050 m (10.000 ft). Tại điểm cuối của con đường này là một thành đá cao 12 m (40 ft) được gọi là “Bậc Hillary” ở độ cao 8.760 m (28.750 ft). Hillary và Tenzing là những nhà leo núi đầu tiên leo lên bậc đá này và họ đã leo lên với những phương tiện thô sơ cho việc trèo lên băng và không có những sợi dây cố định. Ngày nay, những nhà leo núi sẽ leo lên bậc này bằng cách sử dụng dây cố định sẵn được thiết lập trước bởi những người Sherpas. Một khi đã ở trên bậc, tương đối là đơn giản để leo lên đỉnh có những sườn tuyết không dốc lắm - mặc dù điều kiện lộ thiên trên sườn núi rất khắc nghiệt khi đi qua một vùng tuyết phủ rộng lớn. Sau bậc Hilary, các nhà leo núi cũng phải đi qua một đoạn đầy đá dễ sụt lở và có một đống dây lớn có thể trở nên nguy hiểm trong thời tiết xấu. Những nhà leo núi thường trải qua ít hơn nửa giờ trên “nóc nhà của thế giới” khi họ nhận ra sự cần thiết của việc hạ xuống Trại IV trước khi trời tối hay thời tiết buổi chiều trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Dãy phía bắc

Đường lên theo sườn núi phía đông bắc bắt đầu từ phía bắc của Everest ở Tibet. Các đoàn thám hiểm leo lên đến Tảng băng Rongbukr, thiết lập Trại Nền ở độ cao 5.180 m (17.000 ft) trên một mặt bằng đá sỏi ngay bên dưới tảng băng. Để đạt đến Trạm II, các nhà leo núi leo lên dọc theo một đường đất chính giữa phía đông của tảng băng Rongbuk đến nền của Changtse ở độ cao khoảng 6.100 m (20.000 ft). Trại III (ABC) tọa lạc bên dưới North Col ở độ cao 6,500 m (21.300 ft). Để đạt đến Trại IV trên cao 6.500 m (21.300 ft). Để đạt đến Trại IV trên cột phía bắc, các nhà leo núi leo lên theo tảng băng đến chân cột nơi các sợi dây cố định được sử dụng để đạt tới North Col ở độ cao 7.010 m (23.000 ft). Từ North Col, các nhà leo núi leo lên sườn núi đá phía bắc để thiết lập Trại V ở độ cao vào khoảng 7.775 m (25.500 ft). Con đường đi lên mặt phía bắc thông qua một dãy dốc và cạnh sắc như lưỡi dao sau đó vào vùng bằng phẳng hơi dốc xuống trước khi đạt đến địa điểm của Trại VI ở độ cao 8.230 m (27.000 ft). Từ Trại VI, các nhà leo núi sẽ leo lên đoạn cuối cùng. Các nhà leo núi phải vượt qua ba dãy đá gọi là Bậc thứ 1, Bậc thứ 2, và Bậc thứ 3. Một khi đã vượt qua những bậc này, là những dốc cuối cùng (khoảng 50 đến 60 độ) để lên tận đỉnh núi.

Con đường lên đỉnh

Vào ngày 8 tháng 6 năm 1924, George Mallory và Andrew Irvine, hai nhà leo núi người Anh, cố gắng trèo lên đỉnh núi và họ không bao giờ quay trở lại. Noel Odell, một nhà địa chất trong đoàn thám hiểm, viết trong nhật ký rằng ông “đã thấy M&I trên sườn núi, gần nền của đỉnh núi cuối cùng” vào 12h50 của ngày hôm đó. Vào năm 1979 nhà leo núi người Trung Quốc Wang Hongbao nói với một người bạn là anh ta đã khám phá ra một xác người vào năm 1975 và vào lúc đó nghĩ rằng đó là xác của Irvine, nhưng thật không may anh ta tử nạn do rơi xuống từ sườn núi ngày hôm sau trước khi anh có thể cung cấp thêm chi tiết cho một người khác.

Tuy vậy, vào năm 1999, đoàn nghiên cứu thám hiểm của Mallory và Irvine nổi tiếng đã tìm ra xác của Mallory trong khu vực tìm kiếm đã được dự đoán gần địa điểm cũ của trại Trung Quốc. Mặc dù không có bằng chứng vật chất là một trong hai người nói trên đã lên quá bậc thứ 2, nếu Mallory đã leo lên cao đến mức đó thi rất có thể là ông đã leo đen đỉnh, bởi không có khó khăn nào trong việc leo thêm cao một ít nữa. Lý thuyết được nhiều người chấp nhận là Mallory chỉ cố gắng trèo lên mặt của Bậc thứ 2 bằng cách đứng lên vai của Irvine. Được trang bị với bình ôxy dự trữ của Irvine ông đã có thể leo đến đỉnh muộn hơn trong ngày hôm đó. Đi xuống trong bóng tối ông đã quyết định đi theo hẻm núi Norton hơn là cố gắng trèo xuống từ Bậc thứ 2 mà không nhìn thấy gì cả. Tất cả mọi người đều đồng ý là Mallory đã tử nạn trong một cú ngã ngắn trong lúc hạ xuống thông qua hẻm núi, nơi xác ông ta được tìm thấy. Irvine có thể sống sót lâu hơn một chút khi chờ người bạn đồng hành quay lại, dưới chân của Bậc thứ 2, nhưng cũng đã chết sau đó vì ở lâu ngoài trời băng tuyết. Xác của Irvine có lẽ được tìm thấy bởi một nhà leo núi Trung Quốc khác vào năm 1960 (ở nơi không gần xác của Mallory, chứng tỏ là hai người đã tách ra) nhưng đã không được tìm ra trở lại, mặc cho một số cố gắng tìm kiếm vào năm 2004.

Vào năm 1995, George Mallory II từ Nam Phi (cháu nội của George Mallory) đã leo đến đỉnh Everest.

Vào năm 1933, Lady Houston, một triệu phú, cấp tiền cho chuyến bay Houston Everest năm 1933, với một phi đội dẫn đầu bởi Marquess of Clydesdale bay qua đỉnh núi trong cố gắng đặt một lá cờ Union Jack của Anh lên đỉnh núi.

Sau khi tham gia một chuyến bay trinh thám năm 1935, nhà leo núi thám hiểm Bill Tilman được chỉ định là trưởng một đoàn thám hiểm Everest vào năm 1938 với cố gắng leo lên phía sườn tây bắc. Họ đạt được độ cao trên 27.000 ft (8.200 m) mà không cần thêm oxy tiếp tế trước khi buộc phải xuống núi vì thời tiết xấu và bệnh tật.

Vào năm 1950, Bill Tilman và một đoàn nhỏ bao gồm Charles Houston, Oscar Houston và Betsy Cowles tiến hành một cuộc thám hiểm nhỏ lên Everest, khởi thành từ Nepal. Con  đường mà ông chọn mà bây giờ đã trở thành một lối lên đỉnh Everest tốt nhất từ phía nam.

Trong những năm sau đó rất nhiều đoàn thám hiểm đã tiếp tục khám phá đỉnh núi huyền thoại này.

Vào ngày 16 tháng 5, 1975, Junko Tabei trở thành người phụ nữ đầu tiên đạt đến đỉnh núi Everest. Vào 25 tháng 5, 2001, Erik Weihenmayer trở thành người leo núi mù đầu hên lên đỉnh.

Cho đến cuối mùa leo năm 2003, đã có tới 1.919 người đã đạt đến đỉnh núi (829 người từ 1998). Hầu hết các đoàn thám hiểm sử dụng mặt nạ và bình đựng oxy ở độ cao trên 26.000 feet (8.000 m). Everest có thể được leo lên mà không cần thêm oxy hỗ trợ, nhưng điều này cần các huấn luyện thể lực đặc biệt và làm tăng rủi ro cho người leo. Con người không suy nghĩ minh mẫn với lượng oxy thấp, và tổng hợp các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ thấp, các dốc thẳng đứng đòi hỏi các quyết định nhanh chóng chính xác.

Các nhà leo núi là một nguồn thu lợi từ du lịch khá lớn cho Nepal; họ đủ các thành phần từ các nhà leo núi kinh nghiệm đến các người leo núi nghiệp dư dựa vào những người hướng dẫn thuê để dẫn họ lên đỉnh. Chính quyền Nepal cũng yêu cầu một giấy phép từ tất cả các nhà leo núi; giấy này kèm theo một khoản lệ phí không nhỏ.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2756-02-633544978204218750/Du-lich-mien-dat-Phat-huyen-bi/Dinh-Evere...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận