Tài liệu: Tủy xương có vai trò gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tủy xương có hai chất là tủy vàng nhiễm mỡ và tủy đỏ. Khi mới sinh, tất cả các xương đều chứa đầy tủy đỏ và tủy này biến đổi dần thành tủy vàng.
Tủy xương có vai trò gì?

Nội dung

Tủy xương có vai trò gì?

Tủy xương có hai chất là tủy vàng nhiễm mỡ và tủy đỏ. Khi mới sinh, tất cả các xương đều chứa đầy tủy đỏ và tủy này biến đổi dần thành tủy vàng. Ở giai đoạn trưởng thành, chỉ có những xương dẹt, ngắn và đầu một số sương dài là còn chứa tủy đỏ, nhưng dưới 50% toàn bộ tủy. Tủy đỏ có vai trò chính. Trên thực tế nó là nơi sản xuất thường xuyên các tế bào máu: tiểu cầu chịu trách nhiệm về sự đông máu, bạch cầu được huy động trong các phản ứng miễn dịch và hồng cầu tham gia vận chuyển oxy. Chỉ có một loại tế bào duy nhất có khả năng tăng sinh và phân hóa để tạo ra chúng là tế bào gốc tạo máu.

Từ cuối thế kỷ XIX, nghĩa là trước khi có khái niệm “tế bào gốc'' rất lâu tủy xương đã được xác định là vùng sản xuất tế bào máu, cho nên người ta có ý định sử dụng nó để chữa những người bị bệnh bạch cầu. Năm 1958, bốn nhà vật lý người Nam Tư bị nhiễm xạ đã được chữa khỏi vào giờ chót nhờ ghép tủy. Thế là khả năng chữa trị của tế bào tủy xương hình thành. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa hoàn thiện vì sự tương hợp miễn dịch của mảnh ghép với cơ thể nhận còn không chắc chắn. Năm 1976, cách tự ghép đầu tiên được thực hiện; đó là cách người ta lấy ra một ít tủy của người bệnh rồi tiêm trở lại sau khi người ấy đã được xạ trị. Việc ghép cũng được tiến hành từ những người lạ cho tủy. Tuy nhiên, cách ghép khác loại này chỉ có cơ hội thành công nếu người cho và người nhận gần gũi đầy đủ về mặt miễn dịch. Hiện nay, người ta ưu tiên chọn tế bào gốc lấy trong máu (85% của các nguồn mảnh ghép hiện nay). Sau đó, tế bào này được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để tăng số lượng rồi tiêm lại cho người bệnh.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1949-02-633465548746250000/Xuong/Tuy-xuong-co-vai-tro-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận