Tài liệu: Xương có dễ gãy không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Xương là một phần của cả bộ xương, giúp giữ vững cơ thể, bảo vệ các cơ quan trọng yếu và sự vận động của cơ thể.
Xương có dễ gãy không?

Nội dung

Xương có dễ gãy không?

Xương là một phần của cả bộ xương, giúp giữ vững cơ thể, bảo vệ các cơ quan trọng yếu và sự vận động của cơ thể. Nó vừa rắn vừa đàn hồi. Các tinh thể khoáng làm cho xương cứng, nhưng những tinh thể này cũng dễ bị vỡ nếu không có colagen hoặc proteoglycan. Các sợi colagen bị biến dạng tới một ngưỡng nào đó bắt đầu bị đứt khi áp lực đè lên xương quá mạnh. Ở giai đoạn này, chỉ có những vết nứt nhỏ giữ được các tinh thể vô cơ và làm chậm hiện tượng gãy hàng loạt. Trong một bệnh được gọi là ''xương thủy tinh'', một khuyết tật di truyền gây trở ngại cho sự hình thành colagen chính xác, nên chỉ cần chạm nhẹ xương cũng gãy. Ở quy mô lớn hơn, trong cùng một xương có hai mật độ xương-xốp và đặc, khiến xương vừa cứng vừa nhẹ. Ở bộ mặt, xương đặc là một mô có các nan lấp kín toàn bộ khoảng trống. Nó giúp xương chống chịu va chạm. Xương xốp có các nan cách xa nhau, nên trông xương giống như bọt biển. Xương xốp viền khoang giữa cảu xương và choán đầy các đầu xương dài. Điều đó giúp làm giảm sức ép khi cơ thể di chuyển: khi ấy nó có tác dụng như cái giảm xóc. Khoang giữa của xương có thể được các túi khí lấp đầy, như trường hợp một số xương của chim. Sự thích nghi này có từ kỷ Triat cách đây 230 triệu năm ở khủng long.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1949-02-633465547308906250/Xuong/Xuong-co-de-gay-khong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận