Tài liệu: Thuyết này được ra đời như thế nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tính chất bổ sung kỳ lạ ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã được nhấn mạnh từ thế kỷ XVII.
Thuyết này được ra đời như thế nào?

Nội dung

Thuyết này được ra đời như thế nào?

Tính chất bổ sung kỳ lạ ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã được nhấn mạnh từ thế kỷ XVII. Nhưng vào thời ấy không ai nghi ngờ sự không đổi và cố định của các lục địa và đại dương, và vì vậy cực kỳ lâu đời của chúng, chẳng hạn châu Phi và châu Mỹ vẫn luôn luôn tồn tại và ở cùng chỗ, Đại Tây Dương cũng vậy. Năm 1912, nhà khí tượng học Đức Alfred Wegener đã đưa ra giả thuyết về sự “trôi giạt của các lục địa”. Các lý lẽ của ông là gì?

Đó là, tính song song gần như hoàn hảo của bờ biển phía tây châu Phi và bờ phía đông Nam Mỹ, nhưng còn cả sự trùng khớp đường biên địa chất của hai bên bờ nam Đại Tây Dương, cùng các dãy đá cổ, hệ động vật và thực vật giống nhau v.v... Tuy nhiên, thuyết mới này đã bị bác bỏ toàn bộ vì Wegener thiếu một cơ sở chủ yếu, đó là động lực của hiện tượng di chuyển giả định của các lục địa có thể là gì? Việc giải thích phải đợi mãi 50 năm sau... đến từ đáy các đại dương! Sau Chiến tranh Thế giới II, công cuộc thăm dò đáy biển trên thực tế đã cho thấy có các sống và hố lõm, và nhất là sự cực kỳ non trẻ của đáy đại dương (dưới 200 triệu năm, trong khi Trái đất có tuổi là 4,55 tỷ năm!). Năm 1962, nhà địa chất Mỹ, Harry Hess đã đưa ra khái niệm về ''lan rộng đáy đại dương'': những dòng vật chất nóng đi lên từ các độ sâu của lớp vỏ trong tới trục các sống đề tạo thành đáy đại dương mới. Đáy này giạt từ bên này sang bên kia sống giống như tấm thảm lăn, nguội đi, rồi lại chìm lần nữa vào vỏ trong, ở các chỗ lõm quanh một số lục địa. Năm sau, những bằng chứng không thề bác bỏ được về sự lan rộng đại dương được cung cấp bởi nghiên cứu về hiện tượng đảo cực từ truờng của Trái đất hóa thạch trong các dung nham ở đáy đại dương và những chỗ khoan. Vài năm sau nữa, thuyết kiến tạo mảng lại được sinh ra từ sự kết hợp giữa sự ''lan rộng đại dương'' và một khảo sát cũ về định vị hoạt động địa chấn. Trên thực tế, Kiyoo Wadati năm 1930 và Hugo Benioff năm 1955 đã nhận xét rằng các trung tâm động đất ở các hố được phân bố theo một mặt phẳng nghiêng. Vì vậy các nhà địa vật lý đã suy ra từ đó một cách logic rằng mặt phẳng này thể hiện thạch quyển thụt vào lớp vỏ trong. Năm 1965, nhà khoa học Canada Tuzo Wilson phát triển khái niệm ''đứt gãy thẳng đứng'', giúp ông cắt bề mặt Trái đất thành một thể khảm các mảng đang chuyển động so với nhau. Ông đặt tên nhúng là các “mảng thạch quyển”. Năm 1967, Jason Morgan xác định sáu khối rắn lớn và mười hai khối nhỏ hơn, đồng thời mô tả sự di chuyển của chúng. Cũng năm đó và độc lập với Morgan, hai nhà khoa học Anh, Dan McKenzie và Robert Parker, đã phát triển những quan niệm tương tự. Theo họ, các mảng tạo thành những thực thể không thể biến dạng trong đó các giới hạn - các sống, các vùng lõm và đứt gãy thẳng đứng - tập trung hoạt động địa chất chủ yếu. Theo bước chân họ, nhà khoa học Pháp Xavier Le Pichon dựng lại các chuyển động tương đối của các lục địa từ 120 triệu năm nay. Ông chứng minh rằng chỉ cần sáu mảng lớn là đủ giải thích toàn bộ các khảo sát. Như vậy, phải cần đến dưới mười năm để thuyết kiến tạo mảng hình thành. Hiện nay thuyết này đã có tính thuyết phục, dù phức tạp. Chẳng hạn, người ta biết rằng giới hạn của các mảng không phải lúc nào cũng rất xác định và người ta nói tới ranh giới mảng ''lan tỏa'. Tương tự, các trận động đất lớn xảy ra ngay cả ở bên trong các mảng được coi là rắn và ổn định.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1932-02-633465243526718750/Thuyet-kien-tao-mang/Thuyet-nay-duoc-ra-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận