VỚI CÁC BỆNH VỀ HỆ MIỄN DỊCH, CẦN QUY ĐỊNH CÁC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG RA SAO?
Phản ứng biến thái
Một loại phản ứng miễn dịch bệnh lí. Phản ứng miễn dịch bình thường sẽ giúp ích cho việc phòng ngừa sự xâm hại của các chất kháng nguyên từ bên ngoài, còn phản ứng biến thái thì sản sinh ra hàng loạt hệ quả bất lợi phản ứng của cơ thể.
Phản ứng biến thái có 2 loại:
1. Loại có tính phản ứng quá cao, còn gọi là “phản ứng dị ứng”.
2. Loại có tính phản ứng thấp hoặc không có tính phản ứng, thường được qui về loại bệnh khuyết tổn miễn dịch. Nguyên nhân gây dị ứng có thể do tiếp xúc trực tiếp dẫn đến, như dị ứng sẽ dị ứng phấn hoa,...; cũng có thể do uống gây ra gọi là dị ứng thức ăn,… Gần đây do việc sử dụng rộng rãi các thức ăn hóa chất do thêm các chất phụ gia mà rất nhiều loại đồ uống, đồ hộp, bánh ngọt, kẹo,... đã cho thêm vào loại hương liệu, chất chống thối hỏng và phẩm màu,... khiến cho tỉ lệ phát bệnh dị ứng thức ăn tăng lên rõ rệt. Ngoài việc tăng thêm nhiều loại thuốc tổ hợp cùng việc lạm dụng và dùng nhiều thuốc cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ phát sinh dị ứng thuốc tăng lên rõ rệt.
Bệnh về phản ứng biến thái là một loại bệnh chỉ có ở loài người, là một trong những loại bệnh đa phát thường gặp nhất về mặt lâm sàng, liên quan đến các khoa lâm sàng. Tỉ lệ phát bệnh phản ứng biến thái trong nhóm người bình thường chiếm 10 - 60%, tỉ lệ phát bệnh ở nam và nữ về cơ bản là như nhau. Trong số bệnh về phản ứng biến thái, chiếm tỉ lệ cao nhất là các bệnh da dị ứng, tiếp đó là chứng mày đay, phù thần kinh mạch, viêm da do tiếp xúc dị ứng thuốc,... Trong số những người bị bệnh dị ứng đường hô hấp thường gặp nhất là hen phế quản và viêm mũi dị ứng, ở hệ tiêu hóa có viêm ruột kết dị ứng, viêm loét ruột kết, ở hệ tạo máu có thiếu máu miễn dịch và ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, ở hệ thống tim, thận có bệnh thấp tim, viêm tiểu cầu thận,...; ngoài ra, còn có thấp khớp, chứng ban đỏ luput hệ thống, bệnh eczema trẻ nhỏ,...
Nguyên tắc phòng chữa bằng dinh dưỡng:
1. Tìm rõ nguyên nhân gây bệnh, cố tránh ăn các thức ăn gây dị ứng như cá tôm, cua,... nhất là nên cố gắng ít ăn hoặc không ăn đồ hải sản.
2. Tránh ăn các thức ăn có mùi hôi và cay, như hành tỏi, hẹ, vừng, đậu tương, ớt,... để giảm kích thích mạnh.
3. Tránh các thức ăn lên men như tương, xì dầu, giấm, bỗng rượu,...
4. Với trẻ bị eczema và dị ứng sữa bò tốt nhất là nuôi bằng sữa mẹ, cũng nên dùng những loại thức ăn thay thế khác như sữa ngựa, sữa cừu, sữa đậu nành,...
5. Cố gắng ăn thức ăn đã nấu chín, thức ăn sau khi đã được nấu chín ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy tính kháng nguyên. Ít ăn thức ăn sống lạnh.
6. Ít ăn thức ăn chế biến tổng hợp và thức ăn cho thêm các chất phụ gia hóa chất.
7. Dùng liệu pháp giải dị ứng như người bị dị ứng trứng gà thì luyện khả năng dung nạp được trứng gà, nên bắt đầu ăn từ lượng cực ít, qua theo dõi nếu thấy không xuất hiện triệu chứng, thì tiếp tức tăng dần lượng ăn.
8. Áp dụng phương pháp khử dị ứng cho các thức ăn gây dị ứng, tức trước khi ăn, đầu tiên tiến hành xử lí khử dị ứng, như với người bị dị ứng sữa bò hoặc thịt nên dùng một số loại enzim tiêu hóa như tripsin, enzim hòa tan sữa, pepsin,... để tiến hành xử lí, rồi sau đó mới cho người bệnh ăn.
Chứng ban đỏ luput
Một loại bệnh phức chất miễn dịch tương đối điển hình. Gặp nhiều ở 15 - 40 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh là do các phức chất kháng nguyên lắng đọng lại trong các cơ quan, làm cho trong huyết thanh sinh ra rất nhiều loại kháng thể, khi nó kết hợp với kháng nguyên quá lượng thì sẽ hình thành các phức chất miễn dịch tan được ở mạch máu, thân, da, thần kinh,...
Gây tổn hại cho nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể. Thường được chia thành 2 loại lớn: Một là chứng ban đỏ luput dạng đĩa, hai là chứng ban đỏ luput hệ thống. Tổn hại của loại đầu chủ yếu khu trú ở da, tổn hại da thường tiến triển chậm, không có triệu chứng rõ. Loại sau thì ngoài da ra, còn bị tổn hại ở nhiều cơ quan phủ tạng và có triệu chứng toàn thân.
Nguyên tắc của trị liệu bằng dinh dưỡng:
1. Năng lượng. Cung cấp năng lượng cho người bị chứng ban đỏ luput cũng giống như cho người bình thường nói chung. Năng lượng không đủ hoặc quá nhiều đều sẽ dẫn đến miễn dịch khác thường.
2. Protein. Để bù đắp lại lượng tổn thất về protein và điều chỉnh khả năng miễn dịch, nên tăng thêm loại protein động vật như thịt lợn nạc, thịt bò,... lượng cung cấp mỗi ngày cần duy trì ở mức khoảng 60g, nếu khi xuất hiện chứng huyết - nitơ, thì chỉ nên cung cấp 20 - 30g protein chất lượng cao, để giảm bớt gánh nặng cho thận.
3. Vitamin. Lượng cung cấp vitamin C cần đầy đủ, ăn nhiều rau tươi và trái cây có thể có tác dụng giải độc.
Với người bị chứng ban đỏ luput hệ thống, nên tùy theo các biểu hiện lâm sàng khác nhau mà áp dụng các nguyên tắc chế độ ăn khác nhau. Như với những người có biểu hiện giảm hồng cầu, giảm bạch cầu, giảm máu toàn phần thì nên bổ sung các thức ăn có chứa nhiều sắt và protein chất lượng cao từ trong chế độ ăn như gan, bầu dục, thịt bò, thịt lợn nạc, lòng trắng trứng, tiết gà vịt,... đồng thời bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng thêm hấp thu sắt, cải thiện tình trạng thiếu máu.
Đối với bệnh nhân bị viêm thận ban đỏ hội chứng bệnh thận và suy thận phải xem xét để cung cấp chế độ ăn muối thấp, lipit thấp, cholesterol thấp và có tương đối nhiều vitamin C.
Trong số những bệnh nhân nói trên, nếu khi bị huyết áp cao kèm theo phù nề, nên ăn uống muối thấp, thậm chí không muối, đồng thời cần duy trì mỡ động vật thấp (dùng dầu thực vật nấu nướng, ít dùng thịt mỡ) và cholesterol thấp.