VỚI CÁC BỆNH VỀ MIỆNG, CẦN QUY ĐỊNH CÁC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?
Sâu răng
Loại bệnh về miệng thường gặp nhất ở người. Có đặc trưng các tổ chức cứng của răng lộ ra ở phần khoang miệng đều dần dần bị hủy hoại biến màu, hình thành lỗ trống. Sâu răng phát triển không chỉ tổn hại đến răng, mà còn ảnh hưởng đến cả chức năng tiêu hóa, khi bị nặng còn dẫn đến viêm tủy xương hàm. Bệnh phát sinh bắt đầu từ sau khi răng sữa mọc không lâu, đến khi được 7 - 8 tuổi thì đạt đến đỉnh cao. Tỉ lệ phát bệnh sâu răng ở răng vĩnh viễn từ sau 6 - 7 tuổi sẽ tăng lên theo từng năm, đến thời kì thanh xuân thì đạt tới đỉnh cao.
Các nhân tố dinh dưỡng có liên quan đến sâu răng:
1. Đường các loại, đặc biệt là sucroza. Thức ăn ngọt dưới tác dụng của trực khuẩn và liên cầu khuẩn lactate trong khoang miệng sẽ sản sinh ra axit, khi nó tích tụ ở giữa khe răng hoặc các kẽ hốc trên thân răng, làm cho men răng và chất răng dần dần mất canxi, bị tổn hại và hình thành các lỗ rỗng mà gây ra sâu răng. Trong thời kì sâu răng hoạt động, số lượng trực khuẩn lactate trong miệng thường tăng lên. Ở cao răng trên bề mặt mới bị sâu có nhiều nhất là liên cầu khuẩn, có những liên cầu khuẩn có khả năng sinh ra axit mạnh hơn trực khuẩn lactate và mức độ phân hủy răng cũng nặng hơn.
2. Xơ thức ăn trong chế độ ăn giảm. Nếu ăn tinh bột tinh chế trong thời gian dài như bột mì trắng tinh, gạo trắng từ thì sẽ làm cho số lượng tinh cầu khuẩn và trực khuẩn lactate trong khoang miệng tăng lên nhanh chóng, tỉ lệ phát bệnh sâu răng cũng sẽ tăng lên chỉ trong vài năm.
3. Sự phát triển của răng không tốt và canxi hóa kém. Khi xương hàm phát triển không tốt thường răng phát triển cũng không đều, mọc khấp khểnh chồng chéo lên nhau, làm cho bã thức ăn đọng sót lại, vi khuẩn hoạt động mạnh, cơ hội cho thức ăn lên men, sự sản sinh ra axit cũng tăng lên.
4. Nước bọt tiết ra bị trở ngại. Nước bọt ít và quánh dễ bị ứ đọng làm cho khoang miệng không sạch, vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn, làm cho sâu răng phát sinh.
5. Thiếu vitamin D, canxi và photpho. Sẽ làm cho răng phát triển không tốt và các mô cứng của răng bị hủy hoại tăng thêm cơ hội phát sinh sâu răng.
6. Thiếu vitamin B1. Khi axit piruvic trong cơ thể và trong răng nhiều, sẽ làm cho protein bị hòa tan, kết cấu protein răng các mô cứng của răng bị hủy hoại. Đây cũng là một nguyên nhân gây phát bệnh sâu răng.
7. Thiếu hợp chất flo (fluoride) trong nước uống. Sẽ làm cho răng phát triển không tốt và sự chuyển hóa các chất ở các mô cứng của răng bị trở ngại.
8. Thiếu nguyên tố vi lượng. Khi bị thiếu niêm mạc miệng nhợt teo lại, thường dẫn đến viêm lưỡi và loét; khi thiếu kẽm, sự sinh trưởng của bộ xương và răng bị ảnh hưởng.
Biện pháp phòng chữa bằng dinh dưỡng:
1. Hạn chế quá nhiều đường mía (sucroza), kẹo, sôcôla, bánh ngọt, tránh để các chất chua trong khoang miệng đọng ở kẽ răng và thân răng.
2. Ăn thức ăn chứa nhiều xơ và thức ăn thô cứng, nếu thường xuyên ăn thức ăn thô và rau xanh hợp lí, sẽ làm tăng thêm hoạt động nhai cắn, thúc cho răng phát triển tốt, tăng thêm lượng nước bọt tiết ra, tăng cường tác dụng tự làm sạch của răng trong miệng, đồng thời kịp thời trung hòa các chất có tính axit, giảm phát sinh sâu răng.
3. Phụ nữ đang mang thai và đang trong thời kì cho con bú, chú ý bổ sung các thức ăn có chứa nhiều vitamin D, A, B1, C và canxi, photpho, kẽm, như trứng gà gan lợn, rau chân vịt cỏ linh lăng, đậu và chế phẩm đậu, sữa bò, thịt nạc, tép moi, bột xương, hải sản, vừng, quả khô, trái cây và rau có màu,... Ánh nắng mặt trời sẽ thúc đẩy sự hợp thành vitamin D, giúp cho sự phát triển xương hàm răng của thai nhi.
4. Trẻ sơ sinh trong thời kì bú mẹ nên được nuôi bằng sữa mẹ. Sữa mẹ không có chứa sucroza, còn hàm lượng lactoza thì rất phong phú, có thể giúp cho việc hấp thu canxi và photpho.
5. Với trẻ em 6 - 7 tuổi và 12 - 13 tuổi, trên mặt cắn của răng chia làm 2 lần bôi xát acid fluorophosphate, mỗi một lần bôi sẽ có hiệu quả phòng ngừa sâu được khoảng 1 năm.
6. Khuyến khích đánh răng, tức đánh răng sau 3 bữa ăn mỗi ngày, mỗi lần đánh 3 phút bao gồm cả 3 động tác: súc miệng, cọ răng và gỡ răng,...
Bệnh nha chu
Một loại bệnh thể tiến triển mãn tính ở các mô quanh răng. Có chứng viêm hoặc biến tính, hoặc kiêm cả 2 loại. Tỉ lệ phát bệnh chiếm khoảng 80% tổng dân số, là một loại bệnh đa phát sinh thường gặp.
Mối quan hệ giữa dinh dưỡng với bệnh nha chu:
Khi việc hấp thu vitamin C và sắt không tốt cùng việc tận dụng chúng gặp trở ngại, việc oxy hóa đường và phân hủy axit citric bị rối loạn, lẽ thường dẫn đến bệnh nha chu. Trong chế độ ăn nếu chất dinh dưỡng không cân đối lượng protein, vitamin đưa vào không đủ, sẽ dẫn đến chức năng miễn dịch giảm, hoặc khoang miệng không sạch hình thành cao răng, cũng dễ dẫn đến viêm nha chu. Ngoài ra, các tổn hại do độc tố của vi khuẩn nấm, virut, các dị vật cọ xát, thuốc men và vết bỏng kim loại,... cũng đều là những nguyên nhân phát bệnh. Triệu chứng chủ yếu là chứng viêm, chảy máu chân răng, răng lung lay, quanh răng mưng mủ gây khuyết tổn cả hàm răng, chức năng nhai không tốt gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe.
Biện pháp phòng chữa bằng dinh dưỡng:
1. Áp dụng chế độ ăn cân đối. Cần đầy đủ năng lượng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, số lượng đầy đủ, tỉ lệ hợp lí. Phối hợp thức ăn tinh thô, tỉ lệ phối hợp protein động thực vật hợp lí, điều chỉnh lại cách ăn thiên về một thứ.
2. Chọn thức ăn có chứa nhiều vitamin C và sắt như rau có màu đỏ, vàng, xanh, và trái cây, trứng gà, gan lợn, thịt nạc,... để phòng ngừa bị chảy máu và viêm loét chân răng.
3. Ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin A, B2, như gan động vật, rau có màu, và bơ, thịt nạc, gan, trứng gà, lươn, đậu các loại,…
4. Theo đông y, vị (dạ dày) nhiệt và thận hư sẽ gây ra bệnh nha chu. Vị nhiệt nên ăn loại thức ăn thanh đạm như canh đậu xanh, nước rễ lau, rau xanh và trái cây dưa các loại,... tránh ăn thức ăn rán dầu mỡ, béo ngậy vị đậm, thức ăn tính nhiệt (ớt, cà phê, thức ăn quá nóng,...). Thận hư cần bổ thận là chính, nên ăn cá, thịt nạc, trứng, sữa cùng chế phẩm sữa, rau và trái cây tươi,...
5. Với một vài bệnh mãn tính, nên trị liệu trước để cải thiện tình trạng toàn thân, ngăn không cho dẫn đến bệnh nha chu.
6. Tránh các kích thích noãn tính, kiêng cay đắng, không hút thuốc lá, không ăn thức ăn quá nóng, quán lạnh, quá ngọt. Ăn xong phải súc miệng để giảm bớt thức ăn sót lại trong miệng.