Gã Dê Xồm Biến Thái Chương 7

Chương 7
Nhà sưu tập.

Phố phường đông đúc người qua lại, chẳng là trong tuần này có lễ hội thời trang được các doanh nghiệp may mặc trong và ngoài nước đầu tư tổ chức.

Các gian hàng được dựng lên dọc theo các tuyến đường trong khu trung tâm thành phố. Mọi người đổ xô về đây để ngắm và mua cho mình cùng người thân những bộ cánh ưng ý nhất.

Có đủ các mặt hàng từ quần áo, dày dép, mũ nón… với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Những gian hàng trưng bày quần áo nhiều màu sắc, không khác lắm những cửa hàng hoa tươi với những chậu hoa sực nức hương thơm, đang khoe mình trước những ánh mắt thích thú.

Hoài và cô bạn thân của mình khoác tay nhau đi dưới phố, họ ghé lại gian hàng bán áo len.

- Vy xem đi, hãy chọn cho mình một cái để mặc trong mùa đông. Trời thì lạnh mà thấy Vy mặc phong phanh quá.

- Cô lo cho mình trước đi công chúa, xem cô kìa, tôi còn ấm hơn cô nhiều đó nha. – Vy nói vui.

- Vậy thì thống nhất nha, chúng ta mỗi người mua một cái.

- Ok, mỗi người mua một cái.

Họ đang lựa đồ, có tiếng ồn ào bất chợt làm giật mình quay ngoắc lại. Một đám đông đang vây bắt một người đàn ông. Anh ta cố chống trả nhưng vô ích, những thanh niên gần đó đã ôm anh ta quật ngã xuống, khóa trái tay lại. Một người đàn ông bự con để râu quai nón quát lớn:

- Nằm im!

- Hừ, coi mày chạy đi đâu. – Một người khác nói.

Người bị trói nằm co quắp, đầu anh ta đội chiếc mũ tròn vành, tóc nhuộm vàng. Anh ta mặc quần jean màu bạc, chiếc áo thun màu cỏ úa rộng thùng thình phủ lên thân thể ốm o, gầy sọm. Ngoại hình anh ta rất dễ gây sự chú ý, bởi chùm râu dê được nhuộm màu hung và được chải mút giống như cái kim tự tháp được cắm dưới cằm.

Anh ta luôn mồm buông ra những lời lẽ thô tục. Cứ mỗi lần anh ta chửi một câu là bị ăn ngay một cú đá vào người. Người đàn ông có râu quai nón tức giận mắn:

- Thằng chó chết, đã đến nước này rồi mà còn già mồm, già miệng.

- “Đánh cho nó một trận nhừ tử đi” – Đám đông hùa vào.

- Hừm, đánh làm gì nữa cho bẩn tay, hãy trói nó lại đem nộp công an. – Một người khác đưa ra ý kiến.

Đám đông vây lại một lúc một nhiều hơn. Hoài chen vào giữa, nơi những người đàn ông đang đứng bàn bạc. Cô hỏi người đàn ông có râu quai nón đang quay lưng đứng nghĩ ngợi:

- Anh cho tôi hỏi có việc gì xảy ra ở đây?

- Không phải việc của đàn bà, con gái. Tránh ra đi! – Anh ta trả lời lạnh ngắt.

- Tôi muốn biết ngay bây giờ.

Người đàn ông có râu quai nón ngạc nhiên. Anh quay lại nhìn cô và đột nhiên dịu dọng nói:

- Xin lỗi cô! Ở đây vừa xảy ra trộm cắp. – Vừa nói anh vừa chỉ vào người bị trói đang nằm dưới đất. – Tên này là kẻ gian đó.

- Thì ra là vậy, các anh đã báo cáo cho công an phường chưa?

- Chưa, để coi nó lấy những gì đã. – Nói rồi anh ta cúi xuống mở lấy túi xách của tên ăn trộm.

Mọi người đứng xem tròn xoe mắt, tiếng bàn tán xôn xao khi họ trông thấy đồ đạt được lôi ra từ túi xách của kẻ trộm toàn là quân áo lót của phụ nữ.

Người đàn ông có râu quai nón mặt đỏ kè, vứt ngay những thứ đang cầm trên tay xuống đất, thốt lên:

- Ôi! Mẹ ơi! Cái gì thế này. Chết tui rồi, không khéo lại mắc phong long những ba tháng ấy chứ.

Mọi người cười âm ĩ. Một người thanh niên trên tay đang ôm quyển sách dày cộm nói:

- Thiếu gì đồ sưu tập, lại sưu tập đồ lót của phụ nữ.

- Này, anh nói vậy là không đúng rồi. – Một người đàn ông tóc đã muối tiêu, tỏ vẻ không đồng tình với câu nói của anh mọt sách.

- Sao lại không đúng ạ?

- Thế anh chưa đọc về quyền tự do của con người hay sao? Ngoài những quyền như: tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo… thì còn có “quyền tự do sưu tập” nữa đấy!

- Nói như bác vậy tôi thích sưu tập đầu người cũng được hay sao? – Anh mọt sách bẻ lại.

- Làm sao mà được, Hành vi đó là phạm luật.

- Pháp luật chẳng phải do những người cai trị làm ra hay sao? Vậy tôi làm theo pháp luật tức là làm theo ý chí của những người cai trị? Họ làm luật, và tôi phải tuân theo?

- Pháp luật có hai dạng, một dạng được chế định từ lương tâm, công lý. Những hành vi mà không một quốc gia nào và không một thời đại nào không công nhận tính xác đáng của nó. Tôi lấy ví dụ: tội cướp của giết người, ở bất kì nơi đâu, thời đại nào nó cũng là điều xấu cả. Còn dạng thứ hai là pháp luật làm ra phụ thuộc vào nền văn hóa, chính thể và ý chí của tầng lớp cai trị trong mỗi quốc gia riêng biệt. Theo chuẩn hiện nay, tự do cá nhân cho phép anh sưu tập đồ lót miễn là sự sưu tập đó không phạm pháp như giết người, ăn cắp để có được sản phẩm sưu tập.

- Nói như bác, việc quân đội một nước đưa quân vào một nước giết người và hiếp dâm phụ nữ nước đó được gọi là đúng chuẩn mực? Họ có phạm pháp không? Nếu có tại sao họ vẫn thản nhiên ngoài vòng pháp luật, ai xử họ. Pháp luật là do con người làm ra, và công lý nằm trong tay kẻ mạnh.

- Cậu là thành viên mới của đảng quốc xã rồi.

- Bác đừng có mà mỉa mai, đừng tưởng…

- Thôi, thôi, hai người im dùm cho. – Người đàn ông có râu quai nón nói với vẻ bực bội. – Mời hai vị triết gia qua bên kia lề đường tranh luận. Để chỗ cho chúng tôi buôn bán làm ăn. Chúng tôi chỉ cần thịt cá, bánh mì, nước tương Chinsu, quần jean và áo khoác hiệu North face. Với chúng tôi như vậy là đủ rồi, còn nhân với chả quyền gì đó chúng tôi không bận tâm. Đưa cho chúng tôi tiền, cho chúng tôi nhà trường, cho chúng tôi bệnh viện, cho chúng tôi công ăn việc làm ổn định, cho chúng tôi đồng tiền đừng bị mất giá, cho chúng tôi sự bình an. Như vậy thôi là nhất rồi, đừng có đem mấy cái lý thuyết vớ vẩn ra nói với chúng tôi. Chúng tôi không cần, không muốn và có muốn chúng tôi cũng chưa đủ trình độ để nghe. Hãy thực tế lên chút đi thưa các vị triết gia.

Mọi người xung quanh lại được một trận cười no nê.

“Phải, phải đấy! Toàn là nói nhảm, nói không đúng trọng tâm. Cái người ta cần nhất lại không đem ra thuyết phục, toàn viện dẫn những thứ kinh kệ cao siêu ai mà hiểu cho nỗi.”

Người đàn ông có râu quai nón nói tiếp:

- Bà con cô bác xem đi, chứng cớ đã rành rành. Nói gì thì nói, đây là của ăn cắp. Bắt nó lên công an thôi.

- Nhưng trị giá những thứ này có đủ để đi tù không? – Chị lao công hỏi.

- Cái đó thì khó nói lắm. Thời buổi này đồng tiền là trên hết, có tiền thì nhiều khi có án thành không án; không tiền thì không án biết đâu chừng thành có án. Ôi thôi! Không biết đâu mà lần.

- Sao anh lại nói vậy?

- Tôi chỉ thuật lại những gì tai nghe mắt thấy thôi. Ở chỗ tôi có con bé dính vào tội ăn cắp, nó lấy chiếc điện thoại iphone của bà chủ cửa hàng bán quần áo. Bị bắt quả tang, nó phải ra tòa và “án phí” của nó là 50 triệu. Cũng may ba nó bán được mảnh đất vườn chi trả “án phí” không thôi nó đã ở trong tù mục xương rồi. Cũng trường hợp tương tự, nhưng lại rơi vào một gia đình túng quẫn. Con bé nhà này cũng ăn cắp, lần này không phải điện thoại mà một bao cà phê nhân loại bao năm mươi. Quy ra thành tiền khi truy tố tội danh ăn cắp nó bị phạt tù, nhưng gia đình nghèo không có tiền lo “án phí”, bây giờ chết rục xương rồi thưa chị.

- Đến vậy luôn sao?

- Ối trời, đó chỉ là hạt cát trong đại dương những vụ kỳ án của chúng ta mà thôi.

- Vậy thì “nhà sưu tập” của chúng ta có nguy cơ đi tù lắm chứ.

- Cái đó thì còn coi gia cảnh của nó. Coi bộ dạng nó ăn mặc cũng hàng hiệu lắm.

- Nhưng làm sao các anh bắt được nó vậy? – Chị lao công lại hỏi.

- Thì nó lẻn vào dãy nhà tắm khu trọ sinh viên, gần trường đại học Thông Xanh gần đây. Bị phát hiện, mọi người hô hoán báo động, chúng tôi đuổi theo, tới đây thì bắt được nó.

- Ây, đúng là khổ mà, con ai không biết. – Chị lắc đầu ngao ngán.

- Sự việc không lớn lao gì, đáng lẽ thả cho nó đi nhưng xem thái độ thằng này láo quá, miệng mồm cứ chửi tục, ghét đem nộp công an luôn.

Vụ đuổi bắt chấm dứt, đám đông di tản dần sau khi một chiếc police đến “hốt” nhà sưu tập “quăng” lên xe.

Vy quay sang nói với Hoài:

- Dạo này, căn bệnh biến thái nhiều quá Hoài nhỉ?

- Ừm, làm công an nhưng Hoài còn thấy rợn da gà nè. Biến thái bình thường thì không nguy hiểm gì, chỉ sợ kiểu biến thái cực đoan thôi.

- Vào cảnh mình chắc chết quá, sợ thật.

- Có chuyện gì sao?

- Vừa rồi cô bạn học thời phổ thông với mình mới bị một tên biến thái lạm dụng.

Hoài tập trung lắng nghe, với vẻ rất tò mò:

- Có vậy hả, đâu đuôi sự việc như thế nào?

- Cô ấy bị tại hội chợ thương mại luôn, trùng với ngày mình đi nhảy với vũ đoàn Tuổi Trẻ.

- Bị lạm dụng ra sao?

Vy đỏ mặt nói:

- Lợi dụng lúc đông người, gã tiến lại đằng sau cô ấy. Dùng tay xuyên qua kẽ đùi, sau đó... sau đó... gã... gã khám phá từng ngóc ngách... chỗ... “chỗ ấy”.

- Trời ơi! Rồi có bắt được tên khốn nạn đó chưa?

- Còn không biết mặt gã là ai nữa là...

- Nguy hiểm, nguy hiểm, lần sau đến chỗ đông người chen chúc bọn con gái chúng mình phải cẩn thận mới được. Gặp mình bị vậy chắc ngượng chín mặt đi được, “chỗ đó” đâu phải dành cho những bàn tay bẩn thỉu đó khám phá.

- Hoài đừng làm mình sợ, gần đây mình thấy lo lắng.

- Thôi, thôi đừng nhắc đến những chuyện ghê rợn này nữa, mình đi chọn đồ còn hay hơn đấy.

- Ừm, chúng ta đi thôi.

Họ lại dạo khắp những gian hàng, chọn cho mình những bộ cánh ưng ý.

Nguồn: truyen8.mobi/t120618-ga-de-xom-bien-thai-chuong-7.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận