Với mặt hàng truyền thống chính là vải lụa và đồ trang sức.
Trong suốt giai đoạn thực dân Pháp chiếm đóng, gia tộc này vẫn kiên trì đứng vững trong giới kinh doanh ở Bắc Kỳ bấy giờ. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt đầu đi lên con đường chủ nghĩa xã hội. Nhà nước tiến hành xây dựng chế độ bao cấp, thực hiện chính sách thủ tiêu tầng lớp tư sản ở trong nước khiến cho hoạt động kinh thương mua bán ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thấy ở trong nước giờ đây không còn phù hợp để phát triển nữa. Ông nội Long là Nguyễn Duy Vân đã tiến hành chuyển hướng đầu tư sang Mỹ, hiện đang là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất lúc bấy giờ.
Suốt mấy chục năm miệt mài cố gắng, Nguyễn Duy Vân đã chứng tỏ được quyết định chuyển đổi thị trường đầu tư năm đó là đúng đắn, trong một thời gian ngắn Ông đã xây dựng được một chỗ đứng nhất định trong thị trường đầy tiềm năng này.
Sau khi ở trong nước tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, Ông và bố tôi Nguyễn Duy Trường đã có quyết định chuyển dần gia sản trở về Việt Nam thông qua các hạng mục đầu tư về trong nước