Tôi đã tập hôn như thế nào Phần 15


Phần 15
Tối hôm đó, tôi rủ ba ngày mai đi chơi golf với tôi. Và trước khi ngủ, tôi nói với ba: “Ba ơi, con yêu ba lắm”.

Lẽ ra tôi phải làm việc đó sớm hơn

Nếu Thượng đế có thể mang lại thành công cho tôi, thì Ngài cũng có thể mang lại thành công cho bất cứ ai.

Francis of Assissi

Tôi gặp một người đàn ông đến Tampa dự đám tang của cha ông ấy. Cả hai cha con họ đã không gặp nhau từ rất lâu rồi. Thật ra, theo lời ông kể thì người cha đã bỏ mẹ con ông từ lúc ông còn tấm bé, và kể từ đó họ rất hiếm khi gặp nhau cho mãi đến năm vừa rồi, cha ông gửi tặng ông một chiếc thiệp chúc mừng sinh nhật và bảo rằng muốn hai cha con gặp nhau.

Ông thảo luận kỹ với vợ con về chuyến đi và sắp xếp lịch làm việc của mình. Sau một lúc ngần ngại, cuối cùng, ông cũng quyết định đi thăm cha mình hai tháng sau đó. Ông sẽ đưa cả gia đình xuống thăm cha khi các con ông được nghỉ hè. Trong tâm trạng xúc động khó tả, ông viết vội mấy dòng, bỏ vào phong bì gửi đi.

Ngay lập tức ông nhận được hồi âm. Lá thư diễn tả nỗi vui mừng khôn xiết được viết trên tờ giấy vở học sinh với những nét chữ nguệch ngoạc nhưng dễ đọc, những lỗi chính tả, ngữ pháp và dấu câu cứ nhảy múa trên tờ giấy. Ông cảm thấy rất bối rối về cảm xúc của cha và suy nghĩ miên man về chuyến đi Florida thăm cha sắp tới.

Trong thời gia chuẩn bị cho chuyến đi, con gái ông được chọn tham gia trong đội kịch của trường và phải tham dự một đợt cắm trại để diễn thử vở kịch mới. Một sự trùng hợp không chờ đợi là đợt cắm trại này diễn ra ngay sau khi trường bắt đầu nghỉ hè được một tuần. Và thế là chuyến thăm viếng của gia đình ông đành phải hoãn lại.

Cha ông nói rằng ông hiểu hoàn cảnh của con trai, nhưng từ hôm đó đến nay ông cụ ít liên lạc với con. Thỉnh thoảng ông cụ gửi một vài lời nhắn hay người con chỉ bất chợt gọi cho cha, thế thôi. Họ cũng không nói chuyện với nhau nhiều – chỉ những lời thì thầm ngắn ngủi về “mẹ của con”, những mẩu chuyện chẳng có gì vui vẻ về thời niên thiếu của cậu con trai – nhưng như vậy cũng đủ để ráp nối lại một vài khoảng trống trong bức tranh ký ức của hai cha con.

Nếu Thượng đế có thể mang lại thành công cho tôi, thì Ngài cũng có thể mang lại thành công cho bất cứ ai.

Vào tháng mười một, người con nhận được cú điện thoại từ người hàng xóm của cha mình. Người này cho biết cha ông đã nhập viện vì bệnh tim. Ông lập tức nói chuyện với cô y tá đang chăm sóc cha mình và được biết cha mình đang hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau khi điều trị, còn nếu ông muốn biết rõ hơn thì hãy hỏi bác sĩ.

Không lâu sau, cha ông nhắn tin: “Ba khỏe. Con không cần phải tới thăm ba đâu. Bác sĩ bảo ba không bị nặng lắm, và chỉ ngày kia thôi là ba được về nhà rồi”.

Sau đó, ông gọi điện cho cha mình thường xuyên hơn, và còn tính đến chuyện sẽ gặp nhau “thật sớm”. Ông gửi cho cha một món tiền mừng Giáng sinh, còn cha ông gửi lại cho đám cháu nội và con trai của mình những món quà nhỏ, một bộ bút máy và bút chì. Đó là những món quà rẻ tiền, rất có thể ông cụ đã mua ở một tiệm tạp hóa nào đó, nên bọn trẻ vứt sang một bên chẳng thèm ngó ngàng gì tới. Nhưng ngược lại, mẹ chúng lại nhận được một chiếc hộp chơi nhạc quý giá bằng pha lê. Quá xúc động, bà vồn vã cảm ơn cha chồng khi gọi điện chúc mừng cho ông cụ vào ngày lễ Giáng sinh. Ông cụ giải thích: “Đó là kỷ vật mà mẹ của ba để lại, con hãy giữ lấy”.

Người vợ nói với chồng lẽ ra họ phải mời ông cụ lên chơi với họ ít ngày. Nhưng như để biện hộ cho cái việc họ đã không làm như thế, người vợ nói thêm: “Nhưng ở đây lạnh quá, không tốt cho sức khỏe của ông nội đâu”.

Vào tháng hai, người con quyết định đi thăm cha mình. Nhưng, lại thêm một việc chẳng may, vợ của sếp ông phải nhập viện để phẫu thuật gấp, thế là ông phải tạm thời thay sếp giải quyết công việc và mỗi ngày phải làm thêm mấy tiếng nữa. Ông gọi điện cho cha và hẹn có thể sẽ xuống Frolida thăm cha vào tháng ba hay tháng tư gì đó.

Tôi gặp người đàn ông hôm thứ sáu. Cuối cùng, ông cũng xuống được Tampa nhưng… để chôn cất cha mình.

Ông đang sốt ruột đợi tôi đến mở cửa nhà tang lễ vào ngày hôm đó. Trong ngôi nhà thờ nhỏ, ông ngồi thẫn thờ bên cạnh thi hài của cha mình. Ông cụ mặc một bộ quần áo kẻ sọc màu xanh nước biển mới rất đẹp và được đặt trong một chiếc quan tài bằng kim loại màu xanh đậm. Phía dưới nắp áo quan có khắc hàng chữ “Trở về quê hương”.

Tôi mang cho người đàn ông một ly nước. Ông khóc, tôi đặt hai tay lên vai ông và ông ngả vào người tôi, nức nở: “Lẽ ra tôi phải về thăm ba sớm hơn. Ba tôi không đáng phải chết trong cô đơn thế này”. Chúng tôi ngồi với nhau cho đến xế chiều hôm ấy. Ông hỏi tôi có bận việc gì không, tôi trả lời không.

Tôi nghĩ rằng tốt hơn cả hãy ngồi bên ông. Không một ai khác đến tưởng niệm cha ông, ngay cả người hàng xóm mà ông đã từng nói chuyện cũng không thấy đến. Tôi mất cả buổi để lo cho cái đám tang đơn chiếc này. Tôi cho ông biết tôi là một sinh viên, tôi muốn trở thành một vận động viên chơi golf chuyên nghiệp, rằng ba mẹ tôi là chủ nhà tang lễ này. Ông tự giới thiệu ông là một luật sư sống ở Denver, thích chơi golf bất cứ khi nào rảnh rỗi. Rồi ông say sưa kể cho tôi nghe về ba mình.

Tối hôm đó, tôi rủ ba ngày mai đi chơi golf với tôi. Và trước khi ngủ, tôi nói với ba: “Ba ơi, con yêu ba lắm”.

Nick Curry III, 19 tuổi

Truyen8.mobi chúc bạn đọc truyện vui vẻ

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/18262


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận