Chương 13 Đất nước lệ nồng Bôn ba trên biển gần hai ngày Vi và Huyên mới gặp được một thuyền đánh cá, được họ mang về đất liền. Nói đến rất kịp thời vận may, chỉ một lúc sau họ chuyển tàu, người của hải quân Trung Quốc đã tìm đến. Thấy chiếc tàu trống không, biết là họ được người tiếp viện nhưng nơi đó đã thuộc quyền quản lý của quân đội Việt Nam, không thể làm gì bọn chúng đành trở về báo cáo.
Nói đến đoàn tàu đánh cá này, họ đã nhận được thông báo của quân đội. Cho nên tìm thấy hai người, liền nhanh chóng cứu, chăm sóc cho họ chu đáo rồi báo tin cho đất liền và hải quân gần đó hỗ trợ. Lại thêm hơn một ngày nữa, Vi và Huyên mới trở về đất liền. Hai người đã trải qua những chuyện khó khăn, nhất là phụ nữ nên tâm lý không được cứng rắn, thế nên vừa gặp người thân đến đón, Huyên và Vi đã nhào vào lòng người thân của mình.
Vi nhìn gương mặt tiều tụy vóc người gầy gò của mẹ, cô không kìm lòng mà nhào vô lòng bà khóc rống lên, như đứa bé bổng chịu nhiều ủy khuất, được chở về vòng tay ôm ấp của người mẹ.
Mẹ cô cũng khóc ướt cả mặt, nhưng trên gương mặt đã xuất hiện vui vẻ, mang theo nhiều phần đau lòng.
“Được rồi, hai mẹ con có gì thì về nhà rồi muốn làm gì thì làm, con nó cũng mệt rồi, để nó về nghĩ ngơi trước đã.” Cha cô nhìn hai người khóc, nước mắt ông sắp kìm không được mà rơi, nhưng vẫn cố cứng rắn, ra giọng nghiêm nghị bảo.
“Đúng rồi, con gái ngoan, chắc con cũng mệt lắm rồi, thôi chúng ta về nhà. Đừng để ý tới ba con, ông ta thấy vậy chứ cũng lo lắng lắm.” Bà mẹ nhẹ đẩy cô ra, mang theo vẻ hạnh phúc tươi cười lau nước mắt trên gương mặt có vài phần trắng nhợt của cô.
“Ba.” Nhìn cha mình, gương mặt có vài phần nghiêm trang nhưng cô biết cha cũng rất lo lắng cho mình, cô tiến lên ôm ông lại khóc thêm lần nữa.
“Ngoan nào, con gái, chúng ta về nhà thôi.” Ông ta đã bỏ đi gương mặt giả vờ, yêu thương mà vỗ nhẹ bờ vai cô, sau đó bọn họ vào xe về nhà.
Về đến nhà, Vi tắm rửa thay đồ, uống ly sữa do mẹ cô pha, cô lúc này không có tâm trạng ăn cơm nên mẹ cô mới giúp cô pha sữa. Ngồi trên bàn sa lông của gia đình, mẹ cô đang ngồi kế bên nắm lấy tay cô ngắm nhìn yêu thương. Chỉ có mất đi mới thấy quí trọng, bà không muốn mất đi cô lần nữa, đối diện là ông của cô, cha cô ngồi bên trái.
Nhìn Vi đã khỏe lại, ông cô bắt đầu hỏi đầu đuôi câu chuyện.
Khi nghe đến họ chỉ bắt cô đi mà không nói gì, tác phong của quân đội, hành động như chấp hành nhiệm vụ, điều này khiến ông suy tư. Ông nhận ra sự bất thường hiện rõ trong việc xảy ra với cháu gái mình. Nó như là một sự sắp đặt trước của ai đó, ông không rõ, đó chỉ đơn giản là cảm nhận của riêng ông.
“Con chắc là bọn họ bắt con là có kế hoạch chứ, và làm thế nào mà con biết bọn chúng là quân đội chính quy bên Trung Quốc.” Ông nhìn cô hỏi lại.
“Dạ, hành động của họ rất nhanh và dứt khoát, không để lại chi tiếc thừa nào. Giết hết những người đi chung chuyến tàu, nhưng lại bắt đi hai người chúng con. Việc nhận định họ là người trong quân đội Trung Quốc là vì những người cứu con từng giao tranh với họ nhiều lần, quen thuộc với súng ống và cách chiến đấu của họ.”
Cô không kể nhiều hay nói ra ý kiến gì về những người sống trên đảo, chỉ nói họ sống và chiến đấu trên đó mà thôi. Cô có những bâng khuâng của riêng mình, cô muốn thực hiện lý tưởng của những người đó, việc đó có khi chẳng hề có ý nghĩa gì đối với đa số mọi người. Nhưng, cô có cách của mình.
Hỏi xong những điều cần hỏi, ông cho cô đi lên nghỉ ngơi. Mẹ cô cũng đi theo, hai người trò chuyện một lúc rồi mới tách ra.
Bên dưới còn lại hai người đàn ông, ông nội cô bắt chuyện với cha cô.
“Con có suy nghĩ gì không?”
“Con thấy chuyện này dường như là âm mưu nào đó, nhưng vẫn không hiểu sao lại bắt cóc con Vi chứ, chúng ta có quá ít tin tức để suy luận việc này.”
“Ừ, chuyện này ta sẽ sắp xếp người lo, việc này sẽ giao cho quốc gia điều tra, ta sẽ không tha cho kẻ nào dám tổn hại đến cháu gái ta.” Nói tới đây khí thế ông tăng lên, ánh mắt tràn đầy tức giận thâm trầm, Vi là cháu gái ông yêu quý nhất, ông sẽ không thể để yên những nguy cơ tổn hại đến gia đình ông.
“Dạ.”
Nằm trên tấm nệm ấm áp, nhìn lên trần nhà, xuất thần nghĩ đến những chuyện đã trãi qua. Cô như đã trưởng thành hơn, đã có một mục tiêu rõ ràng, niềm tin cô kiên định hẳn lên. Chỉ nằm nghĩ một lát, cô lấy laptop ra bắt đầu làm việc, cô muốn nhanh chóng truyền bá những thông tin mà cô có được cho mọi người. Cô muốn nhận được sự đồng thuận của nhiều người, càng hơn nữa là quốc gia sẽ hành động vì những điều cô kể.
Ngồi suốt đêm viết bài, chứa đựng nhiều tình cảm, những nỗi niềm của cô. Đến ngày hôm sau cô ngưng lại, xuống ăn cơm với gia đình, mọi người đã bình tâm lại, họ có nhiều việc cần quan tâm vào lúc này. Cơm xong, cô đi ra ngoài, hẹn với Huyên đến tòa soạn để sắp xếp việc đăng bài. Huyên mặc dù vẫn còn mệt mỏi, nhưng nghe lời thuyết phục của Vi nên cô đành theo hẹn mà đến.
Trong tòa soạn nhật báo, hai cô loay hoay sửa sang lại hình ảnh, video ghi nhận và sắp xếp bài viết hoàn thiện. Đã vào chiều, công việc chuẩn bị xong, hai người đi đem bài đi đăng, dự định chiều nay sẽ in ấn, sáng ra sẽ đến tay đọc giả. Những người tham gia xây dựng bài báo cũng tràn đầy niềm tin vào thành công ngày mai, nhất định nó sẽ là tin tức nóng nhất trên mặt báo và mạng truyền thông.
Buổi chiều, Vi lê thân mình mệt mỏi về nhà, mọi việc đã xong hiện tại chỉ chờ vào phản ứng của người dân như thế nào? Nằm trên giường, nhìn tấm ảnh của Quốc, tín niệm của cô lại tăng thêm một phần, dần dần cô mệt mỏi mà ngủ trên tay vẫn nắm chặt tấm ảnh.
Mẹ cô đi vào phòng, nhìn con gái nằm ngủ trên giường, bà vừa thương vừa giận. Sao lúc nào con bé cũng không biết tự chăm sóc mình, vừa mới thoát nạn nay vậy mà lao đầu vào công việc. Đi lại đắp cho cô chiếc mền, bà tình cờ nhìn tấm ảnh trên tay cô, hình ảnh một chàng trai tuấn tú, mặc trên mình áo lính vẫn còn mang theo vết máu, phía sau là màn đêm đen kịt gợn sóng nước biển. Nhìn tấm ảnh nắm chặt trong tay con gái, bà không khỏi nghẹn lòng. Con gái bà dường như đã tìm thấy tình yêu, nhưng lại đi con đường theo vết xe đổ của bà. Bà chỉ mong đó là người bình thường sống trong xã hội mà thôi, nhưng số mệnh như trớ trêu, cuộc đời hai người như không cách nào cách xa được bộ đồ lính và gương mặt thâm trầm của họ. Bà thương tiếc vuốt những sợi tóc vươn trên khuôn mặt cô, bà thầm chúc phúc cho số phận sẽ mang đến điều hạnh phúc và vui vẽ đến với cô con gái bé nhỏ của bà.
Ánh bình minh ló dạng trên những mái nhà, những con đường đô thị phồn hoa, trên công viên đã lắm tắm người chạy bộ, cuộc sống ngày mới bắt đầu. Như thường ngày ông cụ ghé ngang quầy báo, ông nhìn thấy một mặt báo để ở đầu tiêu điểm, hơi lại gần để xem, càng xem ông càng bị thu hút. Ông nhanh chóng lấy tiền mua đi nó rồi tìm ngay một bậc thềm gần đó rồi ngồi xuống đọc ngay, chỉ một lát sau ánh mắt ông đã ướt lệ nhòa. Nhìn tấm ảnh trên bìa báo, những đứa trẻ đang nô đùa quanh khu nhà sàn, bốn bên là rừng bạt ngàn bao phủ. Bờ môi ông run run, nhưng vẫn chưa nói được lên lời nào, bao năm qua ông vẫn chờ đợi, nay không ngờ đã nhận được tin tức. Lòng ông mừng rỡ, nhưng nhìn bức ảnh, nước mắt ông lại trào ra mang theo bao nhiêu đau đớn yêu thương.
Sáng sớm, khi tờ báo được đăng ra đưa tới tay người dân, nó nhanh chóng được bán hết không còn một số. Trên diễn đàn mạng, nhiều chuyên mục được mở ra, nhiều dân mạng xôn xao bàn luận, tìm hiểu tin tức. Sáng hôm nay, nhiều người phải rơi lệ, ông thương binh ngồi bán kẹo, ánh mắt đỏ hoe mà nhìn vào tờ báo. Trên chuyến xe buýt, anh tài xế chậm chạp không chạy mà nhìn vào tấm ảnh,…mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau có những cảm xúc khác nhau, nhưng họ điều có chung một tình yêu thương và sự đau xót.
Hôm nay nhiều người không đi làm, ngồi ngẩn ngơ nhìn ra cửa sổ nơi bầu trời bao la. Hôm nay nhiều hàng quán đống cửa, có người phụ nữ lệ ướt cả mặt ngồi trước cửa mà ngóng ra ngoài. Không khí thành thị vốn nhộn nhịp nay trở nên yên ắng, mọi người như lắng đọng. Nơi ruộng đồng xanh tươi miền nổi nhớ, vài người tụm ba tụm năm mà xem tờ báo mới, họ lấy điện thoại không ngừng báo tin cho nhau.
Trong căn nhà tường rộng lớn, ông cụ đã già, hai mắt đã hoa, đang lắng nghe cô cháu nội đọc một bài báo.
“
Người trên đảo
Gởi đất liền, đến những người cha người mẹ, người thân, của những người có người thân đi ra miền biển đảo, hãy cho tôi gởi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến các vị. Gởi biển đảo thân yêu, những linh hồn tha hương chưa được an nghỉ, hãy cho tôi nói lời cảm tạ sự đấu tranh và hi sinh của các vị. Hỡi đất liền và biển đảo hãy cầu chúc cho những người mà tôi sắp sửa nói lên, mong bình an sẽ đến với họ.
Ngoài vùng biển, những hòn đảo của tổ quốc bị thất lạc, nơi đó còn mang trong mình dòng máu đang sôi sục của tổ quốc, nơi đó còn có ngọn lửa của đấu tranh, còn có tinh thần bất khuất của một dân tộc quật cường. Trên một hòn đảo vẫn còn sót lại những người dân Việt đang sống và chiến đấu, hơn hai ngàn người buộc phải trốn vào rừng trước ngọn súng mạnh mẽ của kẻ thù, hòn đảo đã nhuộm đầy máu hồng và ý chí của dân tộc.
Những người lính, những người con của tổ quốc, họ tiếp tục đấu tranh, ngoan cường mà sống sót, vào rừng, họ đánh du kích, họ không ngừng quấy phá quân thù, nhưng với sức mạnh của chúng, sức phá hoại của họ dần nhỏ đi. Hiện nay trên đảo chỉ còn gần hai trăm người sống sót, những cuộc đào thải tàn khóc của rừng già và những cuộc chiến đẫm máu mang đến sự sinh ra của những chiến sĩ kiên cường, mạnh mẽ. Hơn hai mươi năm, họ vẫn miệt mài chiến đấu, vì niềm tin và lời thề với tổ quốc, mang sứ mệnh ở lại giữ lấy hòn đảo trong khi hai mươi năm trời không nhận được bất kì tin tức gì về đất nước.
Họ là những người đáng khâm phục, đáng kính và đang để chúng ta tôn vinh.
Họ, những người sống trên đảo, làng của họ được mang tên ‘Làng trong rừng’, sáu mươi chiến sĩ chiến đấu, hơn một trăm ba mươi người già phụ nữ và trẻ em được bảo vệ. Cuộc sống trong rừng tràn ngập khó khăn, công việc chiến đấu gặp nhiều máu lửa, nhưng niềm tin họ chưa bao giờ phai mờ, lý tưởng của họ chưa bao giờ thay đổi.
Thức ăn và nhu yếu phẩm thiếu thốn, họ có những cuộc đi săn, có khi là thú rừng nhưng nhiều hơn vẫn là những kẻ xâm lược ngoài kia. Họ được trang bị để chém giết kẻ thù, họ trở thành bạn của rừng già để tăng thêm sức chiến đấu, và tăng thêm khả năng sống còn. Niềm tin thấp sáng ước mơ, khơi dậy sức mạnh tìm tàng nằm trong trái tim mỗi con người, lý tưởng như kim chỉ nam hướng bọn họ đi vào con đường tràn ngập vinh quang.
Những đứa trẻ những hạt mầm của tổ quốc, là kết tinh của niềm tinh và lý tưởng, chúng được học chữ của tổ quốc, bài học đầu tiên của chúng mang nổi niềm sâu lắng qua nhiều thế hệ, ‘Nam Quốc sơn hà’ như khắc sâu vào tâm hồn chúng, lớn lên, chúng sẽ phát triển một hạt mầm, một quan điểm. Tại sao họ lại dám xâm phạm bờ cõi nước ta, chúng dám đi nghịch lại ý trời, rồi đây chúng sẽ bị đánh tơi bời, đây như chân lý không thể cãi biến, từ đó một cây non sẽ đâm chòi, rồi chúng sẽ rất nhanh được phát triển.
Tôi, người được họ cứu sống, được sống và cảm nhận cùng họ, được biết về niềm tin của họ, được biết về người con trai mang tên Nhớ Quốc, cái tên thôi thúc mọi người giữ vững niềm tin mà chiến đấu. Tôi, viết bài này, là bao nhiêu hi vọng họ truyền sang, là máu xương họ đổ xuống để tôi có được tiếng nói ở đây, là niềm hi vọng họ gởi về tổ quốc thân yêu.
Tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy ghi ơn và hành động vì bọn họ, vì những người con tổ quốc hi sinh bảo vệ bờ cõi non sông.”
Gương mặt ông cụ đã tràn đầy nước mắt, một nỗi niềm trong lòng ông dâng lên. Đúng vậy, ông là người con của tổ quốc, ông muốn đáp lại lời kêu gọi của đồng bào mình, ông muốn giúp họ, muốn cuộc đời cuối cùng của mình thấy được nụ cười của họ trên miền quê đất nước.
Qua phút giây đau thương trầm mặt, họ bắt đầu vùng dậy hành động, những cuộc kêu gọi diễn ra, những tấm lòng nối kết lại, họ gởi lời kêu gọi thỉnh cầu quốc gia hành động.