Chương 4 Làng trong rừng 2 Thoa thuốc xong, cô mỉm cười nhìn gương mặt hơi lung túng đó, cô không bất giác mà lại thấy thương mến một cách kì lạ, chàng trai trẻ chưa tiếp xúc nhiều với chuyện đời, cô dám chắc cậu ta sẽ bị bọn con gái thành thị đua nhau mà tranh giành. Đưa lại chai thuốc, cô hơi nghiêng người liếc nhìn gương mặt anh tuấn đầy ưu tư kia, rồi bắt chuyện.
“Chúng ta làm quen nha, để tôi giới thiệu trước, tôi là Trương Thị Thảo Vi, cậu cứ gọi tôi Vi là được.”
“Chào Vi, cô gọi tôi Quốc là được.” Quốc hơi nhẹ giọng trả lời, trên mặt lại bình tĩnh và mang theo vài phần thâm trầm.
“Tên đầy đủ của anh là gì? Sao nói cụt ngủn thế!”
“Nhớ Quốc.”
“Tôi bảo tên đầy đủ mà.” Nghe cậu chỉ nói tên tới hai lần, khiến cô hơi giận, nào có người con gái chủ động làm quen mà còn giấu diếm tên tuổi mình.
Quốc không nói lại, mà nhìn vào bầu trời đêm kể chuyện. Một câu chuyện của riêng anh, kí ức liên quan đến ba.
“Cha tôi họ Nguyễn, nhưng ông không lấy cái họ đó đặt tên cho tôi. Ông nói tôi là hi vọng của ông, là hi vọng của làng, ông không chiếm hữu riêng tôi mà dâng tặng nó cho tất cả mọi người. Ban đầu tôi không hiểu, nhưng về sau, tôi bắt đầu hiểu, ông đặt tên này không chỉ cho mình tôi, mình ông mà còn cả những người sống trong làng này, là lời nhắc nhở cảnh tỉnh mọi người. Họ hi vọng, họ nhớ mong, nên tôi trở thành nỗi nhớ và là hi vọng của mọi người.”
“Xin lỗi, tôi chưa biết chuyện của cậu mà đã trách rồi.” Vi hơi xấu hổ khẽ xin lỗi, nhiều hơn là cô bị chìm đấm vào câu chuyện của cậu.
“Không sao, ai mà không lạ khi nghe tên của tôi chỉ có hai từ như vậy.”
“Không, tôi lại thấy tên của cậu rất đặc biệt, rất ý nghĩa.” Vi đang cố đính chính lại lời nói lúc nãy của mình.
“Cảm ơn.”
“Thế cha mẹ cậu thì sao?”
Quốc chỉ hơi cười cười, tỏ vẻ không có gì rồi nói tiếp.
“Cha tôi là đội trưởng của quân đội đồn trú ở đây lúc trước, ông từ đất liền đến, nhận nhiệm vụ ở lại bám đảo. Về sau, ông lãnh đạo mọi người đánh du kích. Sau đó, ông được người khác đưa về làng với trái tim đã ngừng đập, tôi biết lúc đó ông nhất định rất hối tiếc, hối tiếc chưa đánh được đám người kia, hối tiếc chưa nhìn thấy được quê hương hòa bình, hối tiếc rằng không đợi được tôi lớn hơn chút nữa. Còn về mẹ tôi, bà là người dân sống trên đảo, là người đẹp nhất nơi này, hai người sống với nhau khi vào chiến đấu trong rừng này. Ngày cha tôi chết, bà bệnh, sau đó càng ngày càng nặng, thế rồi bà cũng bỏ tôi mà đi. Lúc đó tôi mới sáu tuổi.”
“Không nói chuyện tôi nữa, chuyện của cô thì sao? Gia đình cô như thế nào?” Nói tới đây Quốc tự nhiên thấy nhớ, thấy buồn, cậu vốn khống chế rất tốt cảm xúc của mình, nhưng một ít chuyện mãi mãi là nỗi nhớ và cũng là nỗi đau không thể quên. Cậu bỏ qua cảm xúc đang dâng lên bất chợt kia mà quay qua hỏi Vi.
Vốn đang chìm đắm vào câu chuyện, cảm xúc đang dạt dào trong cô. Nghe Quốc đột ngột chuyển sang hỏi mình, cô hơi ưu tư nhìn gương mặt đó rồi vui vẻ kể.
“Gia đình tôi có nội là tướng quân, là tham mưu trưởng quân khu 5. Cha tôi thì là binh đoàn trưởng đoàn pháo binh, cha tôi đi pháo binh vì ông nói nói pháo binh sẽ được người khác bảo vệ, như vậy an toàn hơn cũng làm cho ông yên tâm hơn.” Khi nói về gia đình mình Vi lại tự hào, lại mang một chút vui tươi hạnh phúc.
“Mẹ tôi mới thật sự là chủ gia đình, mỗi lần ba định la tôi, mẹ chỉ cần ho nhẹ hay nói ông thì biết gì, thì ba tôi im ngay. Lúc trước tôi chọn nghề báo này cũng vậy, ba tôi phản đối, mẹ tôi chỉ cần ho nhẹ là ba tôi liền bỏ qua không hỏi tới nữa. Mặt dù mẹ tôi cũng không thực sự thích tôi chọn nghề này. Ba tôi vào quân đội, khiến mẹ hằng ngày lo lắng. Bà không muốn tôi vào phóng viên vì sợ tôi gặp nguy hiểm, nhưng bà vẫn tôn trọng và ủng hộ tôi, như người đã làm với ba tôi vậy.”
Tới đây, cô quay sang hỏi tiếp chuyện của Quốc.
“Tới chuyện của tôi thì không có gì để nói, hay cậu nói về mình đi.”
Quốc nghe cô kể về gia đình mình với nét mặt hạnh phúc và tự hào, lòng cậu tự nhiên thấy cô đơn, một phần xót xa, nhưng nhiều nhất vẫn là ngưỡng mộ. Có lẽ đó là cuộc sống cậu hằng mơ ước. Thoát khỏi cảm xúc đó, cậu có vài phần nhớ lại, rồi nói chuyện của mình.
“Tôi ư, sáu tuổi cha mẹ mất, mười tuổi tôi bắt đầu đi theo những người khác học kỹ thuật chiến đấu trong rừng, năm mười ba tuổi tôi bắt đầu cằm súng giết người. Những năm đầu, những người lớn thường lo cho tôi, để tôi ở vị trí an toàn. Đến năm mười bốn tuổi, những người lớn khác hi sinh, dần tôi đi lên vị trí đầu, lúc này không ai cản nữa. Sau đó tôi làm đội trưởng của họ, họ tin tưởng tôi nên chúng tôi vẫn sống sót đến giờ.”
Không kể nhiều lắm, cậu muốn biết nhiều hơn về đất liền, nơi cha cậu đến, nên hỏi lại cô.
“Tôi muốn biết chuyện ở đất liền.”
Vi dần đã hiểu chút ít về con người Quốc, theo câu hỏi của cậu mà trả lời.
“Ở đất liền giờ đã hòa bình, bọn trẻ được đi học, người đi làm, hàng ngày có những chuyện cãi nhau, hay những an ninh đi quét những quán hàng rong, những siêu thị đầy những thứ đồ, những trung tâm giải trí, những quán ba ngồi uống rượu,….”
Hai người nói chuyện hăng say người qua kẻ lại hầu như quên đi thời gian, trong tim hai người đã hình thành những mầm móng khác nhau, mầm móng của tình yêu, mầm móng của tự do. Nhưng hiện tại họ đã hòa hợp với nhau đều tìm được truy cầu của mình.
Trời hừng sáng, trên chòi gác, Quốc nhìn ánh sáng đang ló dạng, những âm thanh chim hót đón mừng ngày mới, nhìn lên bầu trời xa xa. Không kìm lòng, cậu nghĩ đến những người đang chạy bộ ở công viên, hay những quán hàng rong đã bày ra bán bên ven đường, những người phụ nữ thức sớm lo thức ăn sáng cho chồng con đi học đi làm. Có phải ánh nắng sớm kia đã mang lại nụ cười trên gương mặt họ, có phải cuộc sống kia là thứ mọi người cùng hướng tới không?
Kế bên là Vi đang ngủ gật tựa lên vai của cậu, nói chuyện hơn nửa đêm, cô đã mệt, cái mệt của những cuộc vật vả tâm lý, bị bắt làm con tin, rồi lại thấy được những con người lẻ loi chiến đấu miệt mài. Cô mệt mỏi mắt sụp xuống tinh thần cô nặng trĩu, nhưng rồi cô tìm được nơi dựa vào, vừa vững trãi vừa mang theo một tia ngây thơ dịu dàng.
Mí mắt cô giật giật, đôi mi cong cong mang theo sương mai sáng sớm, như bầu trời bé con đang ló dần lên bầu trời, cô mở mắt ra, nhìn quốc đang nhìn lên bầu trời trong mắt không thể giấu nổi ước mơ. Cô muốn ngắm nhìn khuôn mặt đó thêm chút nữa, nhưng cô biết cậu ta đã biết mình tĩnh giấc. Ngồi thẳng người dậy, cầm lên chiếc áo khoác mang theo mùi vị phong sương của thời gian. Cô biết là cậu đã khoác lên lúc cô ngủ, cầm chiếc áo trả lại cho quốc, cô đứng lên nhìn ánh sáng ban ngày, khung cảnh của rừng rậm còn hoang sơ mang đến cho cô cảm giác tươi tỉnh.
“Tôi đi xuống đây, cậu cũng tranh thủ nghĩ ngơi chút đi.” Nhìn trời đã sáng, cô phải quay lại, nếu không Huyên sẽ nghi ngờ.
“Ừ, xuống cẩn thận.” Quốc bảo nhẹ, gương mặt cậu đã ít đi vài phần cô đơn, nhìn cô đã thêm vài tia dịu dàng. Cô mỉm cười nhìn anh có chút gì đó lưu luyến không muốn rời đi.
Vi đi đến nhà người đàn bà đứng tuổi lúc tối, bà đang chăm sóc vườn rau, những cây rau của núi rừng, có thể làm thức ăn và dược thảo, chào bà một tiếng rồi cô đi lên nhà vào phòng.
Vừa bước vào cô gặp ánh mắt nghi ngờ của Huyên, cô bỏ đi lúc Huyên chưa ngủ và quay lại lúc Huyên đã thức giấc, nên cô ấy tất nhiên có lý do để nghi ngờ.
“Cậu đi đâu đấy, cả đêm không về à?” Huyên nhìn đăm đăm vào Vi hỏi như đang thẩm tra tội phạm.
“Không, chỉ là sáng sớm đi ra ngoài ngắm mặt trời mọc của vùng này xem có khác những chỗ khác mà thôi.” Vi đương nhiên sẽ không nói thật, nếu không về cô sẽ là đề tài chúng bạn trêu chọc, cũng không đợi Huyên hỏi tiếp cô lập tức chuyển đề tài.
“À, đúng rồi, cậu tắm rửa đi rồi đi ra với mình, không phải chúng ta đi phỏng vấn sao, mình thấy những người ở đây phỏng vấn sẽ nóng hơn những nơi khác ấy chứ.”
Huyên rất nhanh bị Vi hấp dẫn không tiếp tục hỏi cung nữa, hai người đi tắm, nước của những dòng suối ngọt, mang theo hơi lạnh và mùi hương của núi rừng. Chuẩn bị xong, hai người cùng đi ra. Cầm theo máy ảnh, Vi rất nhanh tìm được những góc chụp và cảnh chụp ưng ý, những ngôi nhà sàn, những con thú rừng nuôi kêu la chạy loạn, những vườn rau xanh mượt đang được tưới tiêu. Sau đó cô bị một cảnh trước mắt hấp dẫn, cô chụp vài tấm, rồi đi về phía trước.
“Các em đang làm gì thế?” Nhìn những em nhỏ năm sáu tuổi, cô nghĩ ngay đến Quốc, cỡ tuổi này anh đã mất cả cha lẫn mẹ. Không tự giác cô bật lên chế độ ghi âm, đây là thói quen nghề nghiệp.
“Chúng em đang học chữ ạ.” Một đứa có vẻ lớn tuổi nhất trong đám trả lời.
Khi cô lại gần cũng đã nhìn ra, nhưng cô vẫn hỏi để bắt chuyện, chúng đang dùng nhánh gỗ viết những chữ lên tờ lá khá to. Cô cũng không biết đó là lá gì, gương mặt của chúng đang háo hức, dường như chơi được rất vui.
“Ai dạy cho mấy em thế, mà mấy em học viết gì vây?” Cô nhìn những chữ chúng viết, hỏi theo thói quen nghề nghiệp.
“Dạ, anh Quốc dạy cho chúng em, chúng em viết bài Nam quốc sơn hà.”
Nói tới đây bọn trẻ bắt đầu đọc lên
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lộ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Nghe những đứa trẻ này vui vẻ đọc, nếu là trước kia, khi ở đất liền, cô chỉ cho là chúng vui chơi mà thôi. Nhưng tại đây, hoàn cảnh này hoàn toàn không hề giống, chúng được ươm mầm lý tưởng và ý chí để chống lại lũ xâm lăng ngoài kia. Đây là tín niệm của chúng, cũng là tín niệm của một người Việt Nam xa quê hương giữ gìn tổ quốc. Cô bắt đầu gia nhập đi vào, dạy chúng học, dạy chúng hát, dạy chúng viết những gì mà chúng chưa biết.
Vài ngày trôi qua, được sống chung và cùng tham gia sinh hoạt ở đây, cô đã hiểu cuộc sống của họ. Họ không tự sản xuất được lương thực, chỉ có thể đi ra ngoài đi săn, có khi săn thú, có khi săn những quân đội ngoài kia, trong mắt họ những kẻ đó chẳng khác gì con thú cả. Sinh hoạt của họ khô khan, buổi tối có khi ngồi chụm lại nói chuyện với nhau, hay dạy cho bọn trẻ những trò chơi mới.
Vi và Huyên cũng dần được mọi người tiếp nhận và tin tưởng. Một phần là Quốc đảm bảo, còn lại là tính cách của họ, mang trong mình nhiều ít hương vị quê hương đất liền.
Sống ở nơi này cô dâng lên một niềm khát khao, muốn nói cho tất cả người Việt ở đất liền biết đến sự tồn tại của họ, biết ơn họ, và hơn hết cô muốn mang họ rời khỏi đây, mang họ đến với ánh sáng văn minh của tổ quốc.