ĐỨNG Ở ĐÂU NHÌN THÌ GÓC NHÌN CỦA TƯỢNG LÀ LỚN NHẤT?
Trong công viên Ngô Tùng ở Thượng Hải có một bức tượng của vị anh hùng dân tộc Trần Hoá Thành (1776 - 1842), bức tượng cao 3,5 mét, để phía dưới bức tượng và phần tượng cao 2,46 mét. Bạn có biết đứng ở đâu nhìn thì có thể làm cho góc nhìn lớn nhất không?
Chúng ta có thể dùng phương pháp vẽ hình hình học để giải quyết vấn đề này. Vẽ trên giấy một đường thẳng l biểu thị mặt đất, trên đường thẳng 1 vẽ một đường vuông góc, chân đường vuông góc ghi A. Trên đường vuông góc lấy ba điểm phân biệt A’, B, C theo một tỷ lệ nhất định, làm cho độ dài AA' bằng với độ cao của mắt người quan sát và mặt đất giả thiết độ cao này là 1,5 mét), độ dài AB bằng với độ cao của đế tượng và thân tượng là 2,46 mét, độ dài BC bằng với độ cao của tượng là 3,5 mét.
Vẽ tia O'm vuông góc với đường thẳng BC, chân đường vuông góc O' là trung điểm của đoạn thẳng BC. Qua A' vẽ đường thẳng A'm' song song với mặt đất. Lấy OA làm bán kính, B hoặc C làm tâm vẽ một đường tròn, giao với đường thẳng m tại điểm O, O nằm về bên phải đường thẳng BC. Lại lấy O làm tâm vẽ một đường tròn bán kính O’A'. Đường tròn này qua hai điểm B, C và cắt đường thẳng m' tại điểm M'. Qua M' vẽ một đường thắng vuông góc với l, giao với l tại M. Điểm M chính là vị trí cần tìm để góc nhìn lớn nhất.
Tại sao lại vậy nhỉ? Chúng ta giả sử người quan sát đứng tại một điểm N bất kỳ ở bên phải điểm A. Qua N vẽ đường thẳng vuông góc với l cắt m' tại N',
BN'C chính là góc mà người quan sát đứng tại điểm N để nhìn tượng.
Giả sử BN' giao với đường trờn tâm O tại điểm D, nối CD, vậy thì
BCD là góc ngoài của
CDN', lớn hơn góc trong
BN'C. Mặt khác,
BM'C (góc mà người quan sát nhìn tượng từ điểm M) và
BDC đều là góc nội tiếp chắn cung BC, hai góc này bằng nhau, vì thế
BM'C >
BN'C. Cũng chính là nói, điểm M là nơi mà góc nhìn tượng là lớn nhất.
Nhìn trên hình vẽ chúng ta có thể biết độ đài của đoạn AM là khoảng 2,1m,
BM'C khoảng 40o.
Vậy thì có công thức nào để tính toán một cách chính xác không? Có chứ. Thông thường, nếu tượng có chiều cao BC = h, chiều cao của đế tượng và thân tượng AB = p, chiều cao trung bình của tầm mắt người quan sát MM’~ = e. Khi e < p, vị trí M nơi mà góc nhìn tượng là lớn nhất phải cách đế tượng A một khoảng

Dựa vào công thức này chúng ta tính ra được AM~ = 2,07m.