NGÔI LẦU TRONG CÂU THƠ “DỤC CÙNG THIÊN LÍ MỤC,
CÁNH THƯỢNG NHẤT TẰNG LÂU ÍT NHẤT PHẢI CAO BAO NHIÊU?
Thi nhân Vương Chi Hoán đời Đường ở Trung Quốc có một bài thơ nổi tiếng:
“Bạch nhật y sơn tận, Hoàng Hà nhập hải lưu
Dục cùng thiên lý mục, cánh thượng nhất tầng lâu ''
Dịch nghĩa:
Bóng ô đã gác non đoài,
Sông Hoàng nước cuốn ra ngoài biển khơi.
Dặm nghìn tầm mắt muốn coi,
Lầu cao ta lại lên chơi một tầng.
Nghìn dặm (thiên lý) mà trong thơ nói phiếm chỉ nơi xa, là một sự so sánh khoa trương. Nhưng nếu chúng ta hứng thú thì cũng hãy suy nghĩ một chút, muốn ở trên một ngôi lầu nhìn thấy cảnh vật cách 1000 dặm (500 km), thì ngôi lầu ấy phải cao bao nhiêu?
Như trên hình vẽ, giả sử cung AC là mặt đất, O là trung tâm trái đất, điểm C cách điểm A 500 km. Rõ ràng người đứng tại điểm A không thể nhìn thấy cảnh vật ở điểm C, vì vậy cần phải leo lên điểm B ở trên lầu. Lúc này, tầm mắt BC của người tiếp xúc với cung AC tại điểm C, AB là độ cao nhỏ nhất của ngôi lầu.
Vì AB = OB-OA, OA là bán kính trái đất, khoảng bằng 6370 km, nên chi cần tính ra OB là được.
Trong tam giác vuông OCB:
Những tính toán trên cho thấy, ngôi lầu này ít nhất phải cao 20 km, cao hơn nhiều so với độ cao của đanh Chomolungma- nóc nhà của thế giới. Ngôi lầu cao như vậy là không thể có được.