Tài liệu: Hiệu ứng ẩn của âm thanh là gì?

Tài liệu
Hiệu ứng ẩn của âm thanh là gì?

Nội dung

HIỆU ỨNG ẨN CỦA ÂM THANH LÀ GÌ?

 

Trong xã hội hiện đại, do sự phát triển của thông tin, điện thoại di động đã trở thành một phương tiện thông tin sử dụng rộng rãi trong quần chúng. Trên đường, trong thương trường mọi người thường dùng điện thoại di động để giao lưu trò chuyện, nếu bạn chú ý quan tâm một chút thì sẽ phát hiện ra, một số người dùng điện thoại di động để nói chuyện với đối phương, giọng thường rất lớn. Bởi vì một số nơi âm thanh ồn ào, nếu âm thanh nói nhỏ, đối phương sẽ không nghe rõ thậm chí còn không nghe được. Hiện tượng này trong vật lý học gọi là hiệu ứng ẩn của âm thanh.

Vốn dĩ, tai người có một giới hạn thấp nhất trong việc cảm nhận âm thanh, những âm thanh thấp hơn giới hạn thấp nhất này thì không thể nghe thấy được, mức độ này gọi là giới hạn nghe ngoài ra còn có giới hạn lớn nhất trong việc cảm nhận âm thanh, vượt qua hạn độ này tai người khó có thể nghe được, và tạo ra cảm giác nhức nhối, mức độ này gọi là giới hạn đau. Khi tai nghe thấy một âm thanh nào đó, nếu còn nghe thấy một âm thanh khác cùng tồn tại (gọi là thanh ẩn) thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả nghe của các âm thanh. Để có thể nghe được âm thanh cần thiết, giới hạn nghe của tai chúng ta cần được nâng cao, tạo ra hiệu ứng ẩn của âm thanh. Phần nâng cao của giới hạn nghe được gọi là ''lượng ẩn''.

Thông thường, âm thanh của hai âm điệu (tần suất) càng gần, lượng càng lớn, giọng cao sẽ bị giọng trầm át, nhưng giọng trầm không dễ bị giọng cao át. Ví dụ, nếu ngồi trong khán phòng thưởng thức nhạc giao hưởng. Mặc dù âm thanh của bộ trầm không mạnh lắm, nhưng chúng ta vẫn có thể phân biệt ra âm thanh của giọng trầm rõ trong số âm thanh của rất nhiều nhạc cụ cùng phát ra, âm thanh của bộ giọng cao ngược lại khó mà nghe rõ.

Hiệu ứng ẩn ngoài việc có quan hệ với yếu tố vật lý, còn là một hiện tượng sinh lý và tâm lý rất phức tạp. Khi một người đặc biệt chú ý đến một âm thanh nào đó, thường có thể phân biệt ra tín hiệu mà anh ta đặc biệt thích thú trông rất nhiều tiếng ồn, năng lực này của con người có lúc được gọi là ''khả năng chịu đựng''.

Do sự tồn tại của hiệu ứng ẩn, khi nghe nhạc, tiếng ồn âm thấp xung quanh là yếu tố gây ảnh hưởng làm cho con người ghét vô cùng, cố gắng giảm bớt ảnh hưởng của tiếng ồn là một mục tiêu quan trọng trong việc thiết kế âm thanh của các phòng lớn lễ đường: Khi ở trong phòng hội thảo, nếu ở phía dưới có người nói chuyện, thì âm thanh của chủ tọa trên khán đài phải chịu tác dụng của hiệu ứng ẩn tương đối lớn, nguyên nhân là do tần suất âm thanh của người nói chuyện dưới khán đài và tần suất âm thanh của chủ tạo cơ bản phân số giống nhau.

Trên phương diện có lợi, lợi dụng hiệu ứng ẩn thích hợp có thể làm giảm tiếng ồn xuống. Ví dụ, khi ở bên ngoài có tiếng ồn liên tiếp với tần suất cao, thường thường có thể dùng tiếng ồn tương đối êm dịu có tần suất thấp át đi để chống lại tiếng ồn đinh tai gây hiệu quả không tốt cho sức khỏe và tâm lý của con người.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633361772379476250/Vat-ly/Hieu-ung-an-cua-am-thanh-la-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận