Tài liệu: Tại sao lại nói rằng sao hải dương được phát hiện dưới ngòi bút của những nhà toán học?

Tài liệu
Tại sao lại nói rằng sao hải dương được phát hiện dưới ngòi bút của những nhà toán học?

Nội dung

TẠI SAO LẠI NÓI RẰNG SAO HẢI DƯƠNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN

DƯỚI NGÒI BÚT CỦA NHỮNG NHÀ TOÁN HỌC?

 

Text Box:  Mãi đến hơn 2000 năm trước, con người vẫn cho rằng trong hệ mặt trời chỉ có 6 hành tinh lớn: sao Thổ là một hành tinh cách xa mặt trời nhất. Mãi đến tháng 3 năm 1781, Willam Heghel dùng kính viễn vọng tự làm đã phát hiện ra một thành viên mới của gia tộc hệ mặt trời, đó chính là sao Thiên Vương.

Sau khi sao Thiên Vương được phát hiện, mọi người đều muốn tìm hiểu đã dấy lên làn sóng quan trắc sao Thiên Vương. Sau đó không lâu, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra “người anh em mới” của trái đất này là hành tinh có tính cách hay giận dỗi, các hành tinh khác đều vận hành theo quỹ đạo quay quanh mặt trời theo suy đoán bằng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, chỉ có sao Thiên Vương là hơi không chiêu an phận, thường xuất hiện hiện tượng ''Vượt ra ngoài quỹ đạo''. Các nhà thiên văn học giả thiết rằng, ngoài sao Thiên Vương, nhất định còn có một hành tinh chưa được phát hiện.

Chính lực hấp dẫn của hành tinh chưa lộ mặt này đã làm rối loạn quỹ đạo của sao Thiên Vương.

Hành tinh chưa biết này mặc dù phải xa hơn sao Thiên Vương? độ sáng của nó nhất định rất yếu, muốn tìm được nó trong vũ trụ bao la chẳng khác nào mò kim đáy bể, các nhân tố chưa biết có liên quan quá nhiều, khó khăn càng lớn. Vậy mà “Bê con mới sinh không sợ hổ”, trong những năm 40 của thế kỷ 19, có hai thanh niên gần như là đồng thời tấn công cửa ải khó khăn này. Họ không sử dụng những chiếc kính viễn vọng thiên văn tiên tiến nhất, mà chỉ dùng giấy và bút mà đã tìm ra được hành tinh xa xôi này: Họ chính là Le Wier của Pháp và Adams của Anh.

Tháng 10 năm 1845, sinh viên trường đại học Cambridge 26 tuổi là Adams qua 2 năm vất vả tính toán, đã bước đầu có được kết quả tính ra được quỹ đạo không gian của hành tinh chưa biết này và lập tức kết quả này đến tay Ai li - trưởng đài thiên văn hoàng gia Greenwich Anh đã lần lượt đưa ra kết quả tính toán này đến mấy đài thiên văn học của Châu Âu Đại lục để xin  họ giúp đỡ quan trắc và nghiệm chứng. Vào hạ tuần tháng 9, nhà thiên văn học của đài thiên văn Beclin - Đức là Gali buổi tối nọ nhận được thư, đã tìm ra hành tinh mới ở vị trí vũ trụ mà Le-Wier chỉ. Sau đó, mọi người đã dùng cái tên vị thần biển trong thần thoại Hylạp để đặt tên cho hành tinh mới này, tiếng Trung gọi là ''Sao Hải Vương''.  

Text Box:  Việc phát hiện ra sao Hải Vương đã chứng thực một cách sinh động tính chính xác của Newton, thể hiện uy lực vô cùng của lý luận khoa học về những sự vật chưa biết. Như một nhà khoa học đã từng nói: ''Ngoài một cây bút, một lọ mực và một số giấy, chẳng cần bất cứ một loại máy móc nào đã dự đoán được một hành tinh xa xôi chưa được biết đến, những việc như vậy đều thu hút sự quan tâm của mọi người.

Le-Wier và William đã phát hiện ra sao Hải Vương dưới ngòi bút của mình, tên của họ mãi được ghi vào sử sách của thiên văn học.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359213157187500/Vu-tru/Tai-sao-lai-noi-rang-sao-hai-duong-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận