CÁC VÙNG ĐẦM LẦY
Ấn Độ có một môi trường đa dạng về đầm lầy. Tổng diện tích các vùng đầm lầy (không kể các sông) là 58.286.000 héc ta, chiếm 18,4% diện tích cả nước, trong đó 70% là ruộng lúa. Có 1.193 đầm lầy, với diện tích khoảng 3.904.543 héc ta, đã được ghi nhận trong bản kiểm kê sơ bộ hợp tác với Sở Khoa học và Công nghệ, trong số đó có 572 đầm lầy thuộc dạng tự nhiên. Hai địa điểm - hồ Chilka (ở Orissa) và công viên Quốc gia Keoladeo (ở Bharatpur) - đã được chỉ định trong Hiệp định về Những Đầm lầy thuộc Tầm Quan trọng Quốc tế (Hiệp định Ramsar) là những môi trường sống đặc biệt quan trọng cho chim nước. Những vùng đầm lầy trong cả nước đã được phân loại theo khu vực thành tám vùng: những hồ chứa nước của cao nguyên Deccan ở phía Nam, cùng với các phá và các khu đầm lầy khác ở phía Nam của bờ biển phía Tây; dải đất ngập mặn rộng lớn ở Rajasthan, Gujarat và vịnh Kachchh; những hồ nước ngọt và những hồ chứa từ Gujarat về phía Đông đến Rajasthan và Madhya Pradesh; các khu đầm lầy vùng châu thổ và các phá ở bờ biển phía Đông Ấn Độ; những khu đầm lầy nước ngọt của vùng đồng bằng Gangetic; những khu đồng bằng cửa sông do nước lũ tạo thành, ở Brahmaputra; những khu đầm lầy ở vùng đồi Đông Bắc Ấn Độ và chân núi Himalaya; những hồ nước và những con sông ở vùng núi Kashmir và Ladakh; và những vùng đước và các vùng đầm lầy khác của vòng cung các đảo Anđaman và Nicobar.