Tài liệu: Athènes

Tài liệu
Athènes

Nội dung

ATHÈNES

 

Athènes (Aten) với số dân nội thành 885.737 người, toàn vùng thủ đô kể cả ngoại thành là 3,03 triệu người, là một trong những thành phố lịch sử nổi tiếng nhất thế giới. Athènes trở thành thủ đô nước Hy Lạp từ năm 1833 sau khi người Hy Lạp đã tự giải phóng khỏi ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng tiếng tăm lớn nhất của Athènes là vào những năm 400 Tr. CN, khi Hy Lạp là Nhà nước hùng mạnh và văn minh nhất thế giới.

Athènes nằm ở phía Nam đồng bằng Attique trên một bán đảo trải từ Đông Nam Hy Lạp ra Biển Egée, ở cách Pirê, hải cảng lớn nhất Hy Lạp, 8km.

Khi Hy Lạp giành được độc lập thì Athènes chỉ có độ và ba ngàn dân. Thành phố mới kể từ triều Vua Otto I vốn là một ông Hoàng xứ Bavie. Otto I đã làm Vua Hy Lạp từ 1832 đến 1862. Dưới sự chỉ huy của ông, các kiến trúc sư Đức đã quy hoạch và xây dựng lại Athènes mới.

Athènes Cổ đại là Trung tâm văn hóa dẫn đầu thế giới. Phần lớn các nhà văn tài năng nhất Hy Lạp sống ở đó. Họ viết nhiều tác phẩm kịch, lịch sử, thơ là triết học mà văn học ngày nay vẫn còn chịu ảnh hưởng. Các kiến trúc sư Athènes đã xây dựng nên những kiệt tác và ngày nay những di tích của nền kiến trúc đó vẫn còn. Nhà nước Athènes Cổ đại cho người ta thấy một thí dụ về dân chủ, truyền cảm hứng cho những nhà lập pháp suốt từ thời đó. Chính khách Athènes Cổ đại Pêriclơ gọi Athènes là “trường học của Hy Lạp”. Về nhiều mặt, thành phố là nơi phát sinh của nền văn minh phương Tây.

Đời sống náo nhiệt của Athènes hiện nay xoay quanh ba Quảng trường chính của thành phố: Quảng trường Hiến pháp, Quảng trường Hòa hợp Quảng trường Mônaxtiraki.

Quảng trường Hiến pháp là trung tâm hành chính của Athènes. Nhà Quốc hội, trước kia là Hoàng cung, nhìn ra Quảng trường. Năm 1843, Hiến pháp Hy Lạp đã được công bố từ bao lớn của tòa nhà Quốc hội. Một đơn vị cảnh vệ Hy Lạp gọi là ''épzôn'', canh giữ Đài tưởng niệm các liệt sĩ vô danh và nhà Quốc hội. Những người lính épzôn này mặc một bộ binh phục màu sắc rực rỡ theo cổ lệ, bao gồm một chiếc mũ đỏ có núm tua, áo gilê thêu, váy trắng, guốc da đỏ.

Hai đại lộ dẫn tới Quảng trường Hòa hợp nằm cách Quảng trường Hiến pháp gần 1km về phía Tây Bắc. Đại học Tổng hợp Athènes. Viện Hàn lâm Hy Lạp, Thư viện dân tộc nằm trên Đại lộ Vơniđơlu còn Đại lộ Xtađiu thì lại có nhiều cửa hàng. Tại Quảng trường Hòa hợp cũng có nhiều cửa hàng bách hóa, tiệm ăn và các ngành kinh doanh khác. Các phố chính và đường xe buýt điện từ Quảng trường chia ra nhiều ngả.

Phía Nam Quảng trường Hòa hợp Quảng trường Mônaxtiraki, một khu vực chợ cũ. Nhiều cửa hàng nhỏ, quầy hàng ngoài trời bao quanh Quảng trường ở phía Đông Nam là Plaka, một khu có từ thời thuộc Thổ, được các du khách biết đến nhiều vì những phố tiệm ăn và các quán cà phê đẹp như tranh vẽ như còn cho thấy những dấu vết ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở Đông Bắc Athènes là ngọn đồi dốc hình nón Lycabét cao khoảng 300m. Đứng trên đồi, người ta có được một cái nhìn đầy ấn tượng sâu sắc về thành phố. Ngọn đồi lớn, bằng phẳng Athènes ở Tây Nam là trung tâm đầu tiên của đời sống Athènes Cổ đại. Nơi đây vẫn còn giữ được những di tích các đền đài Cổ đại nổi tiếng cũng như những chứng tích khác của quá khứ huy hoàng.

(Theo HNM)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1058-02-633389308536909528/Nhung-thanh-pho-thu-do-cong-vien-truong-h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận