BUDAPEST CỔ XƯA
Budapest là thành phố nằm ở hai bên bờ sông Đanuýp. Thủ đô Budapest được tạo nên bởi hai thành phố: Buda ở bở phía Tây và Pest ở bờ phía Đông.
Những người Xenđơ đã xây dựng ở đây AK-Ink (nước dồi dào) sau đó những người La Mã đã lập nên Aquanhcum. Nó trở thành kinh đô của Panôni trong gần 4 thế kỷ. Dù có vị trí thuận lợi bên sông Danube, thành phố chỉ có tầm quan trọng khi Vua Bela IV cho dựng lâu đài Buda vào năm 1247 để chống lại những người Mông Cổ. Tiếp đó, các Vua Sigitximông và Matiatx tiếp tục xây dựng Buda theo kiểu một thành phố phương Tây với Cung điện Hoàng gia. Cũng lúc đó những người Phlamăng Vênêxi lại biến Pest thành một nơi buôn bán quan trọng.
Những người Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm cả hai thành phố cho mãi đến năm 1680. Tới thế kỷ XVII, nhờ những cố gắng của Vương triều Áo, thành phố mới bắt đầu phát triển. Đại học Hongrie, Viện Hàn lâm Hongrie được thành lập.
Trong nhiều thời kỳ lịch sử, các cung điện, đền đài được xây dựng. Đáng chú ý có Nhà thờ Matiatx theo kiểu La Mã và Gothique (thế kỷ XIII - XV), Nhà Quốc hội kiểu cách tân Gothique. Năm 1848 xây dựng chiếc cầu xích đầu tiên rồi liền hai thành phố Buda và Pest. Những cuộc tranh chấp giữa Áo - Hongrie (1867) đã biến Buda trở thành thủ đô, rồi nó được hợp với Pest vào năm 1873. Kinh tế và dân số phát triển từ đó.
Ngày nay, Budapest là thủ đô của Hongrie.