PARIS - THỦ ĐÔ HOA LỆ CỦA NƯỚC PHÁP,
CÁI NÔI CỦA NỀN VĂN MINH CHÂU ÂU
Người sáng lập ra Thủ đô Paris có lẽ là những người Gauls. Họ đã xây dựng một khu định cư nhỏ bên tả ngạn sông Seine (Xen). Những người La Mã đến đây vào giai đoạn đầu tiên mà người mở đầu là Julius. Caesar - một con người mà trong các cuộc chiến tranh “Gallic war” (Cuộc chiến tranh xâm lược nước Pháp) của mình luôn nhắc đi nhắc lại thành phố dưới cái tên Lutetia. Do sự đe đọa liên tục và ngày càng gia tăng của những cuộc xâm lược man rợ đó, khu định cư cũ được chuyển đến một hòn đảo có tên là Ildelacité. Và từ đây, Paris bắt đầu được hình thành và thành phố được mở rộng về hai phía bờ sông.
Paris lúc đó chỉ là một dinh thự đơn giản, đầu tiên là của Vua Merovingian, sau đó là của Vua Carolingtan. Và Paris chỉ thực sự là một kinh thành vào năm 987 khi Ugo Capeto lập triều đại mới. Ông đã đưa thành phố tới một vị trí mà nó đã tồn tại như thể trong suốt bề dày lịch sử của nước Pháp. Từ đấy Paris bắt đầu phát triển không những như một trung tâm buôn bán mà còn như một trung tâm văn hóa. Việc lên ngôi của Vua Philippe II Auguste, người trị vì từ năm 1180 đến 1223, đã đánh dấu sự bắt đầu một thời kỳ hoàng kim nhất của Paris. Cung điện Louvre được xây dựng vào năm 1215, Trường Đại học Tổng hợp được thành lập. Thời hoàng kim mới đến cùng sự trị vì của vua Louis IX (Louis the Blessed) kéo dài từ năm 1.226 đến năm 1270. Trong thời gian này, tòa Thánh Chapelle và Nhà thờ Đức Bà được xây dựng một phần đáng kể. Dưới triều đại tiếp sau của Vua Valois, Paris đã trải qua một thời kỳ binh lửa bị tàn phá đau thương nhất trong lịch sử của nó: năm 1358 có cuộc khởi nghĩa của Etienne marcel, lãnh tụ của những thương nhân thành Paris.
Sau đấy, Vua Charles V đã lập lại kỷ cương bằng cách xây dựng ngục Bastille, nhưng từ đó, nền hòa bình cũng chấm đứt. Cuộc nội chiến giữa hai phe Armagnac và Burgundian đã tạo điều kiện cho sự đô hộ của nước Anh đối với nước Pháp. Henry VI được đăng quang ngôi Vua nước Pháp ở Nhà thờ Đức Bà vào năm 1430. Cuối cùng, vào năm 1437, Charlles VII đã giành lại được nước Pháp. Nhưng các cuộc cách mạng, các cuộc nổi dậy ngày càng đẫm máu, cộng với tai họa của những bệnh dịch khủng khiếp đã làm tiêu tốn sức lực của dân chúng vốn đã cùng kiệt, lại càng kiệt quệ hơn. Trong suốt thế kỷ XVI, tầm quan trọng của Paris đã bị suy giảm, thay thế vào đó là những lâu đài ở Loire, nơi nhiều vị Vua kế tục ngôi vị đã chọn làm nơi đóng đô. Nhưng điều này cũng chẳng ngăn chặn được những cuộc xung đột giết hại lẫn nhau ở chính tại thủ đô này. Sự lan tràn của Đạo Tin Lành là nguồn gốc của các cuộc xung đột tôn giáo đẫm máu đã xảy ra ở Paris và khắp nước trong một thời gian dài. Sau vụ ám sát Henry III vào năm 1589 trên phố Cloud do một thanh niên trẻ là Jacques Clément hành động, thành phố bị bao vây trong 4 năm đến tận khi nó mở cửa đón Vua Henry IV, người đã từ bỏ Đạo gốc của mình theo Đạo Thiên Chúa. Đầu thế kỷ XVII, Paris có dân số là 300.000 người. Thành phố ngày càng giữ một vị trí quan trọng như một Trung tâm Văn hóa và Chính trị; và đứng đầu là Cardinal Richelieu đầy uy quyền, người đã sáng lập ra Viện Hàn lâm nước Pháp năm 1635. Trong triều đại mới của Bourbons, thành phố được mở rộng vào khoảng năm 1715; trong triều đại Vua Louis XIV, số dân của Paris đã là nửa triệu. Tới năm 1789, Paris đã chứng kiến những sự kiện lịch sử với sự bùng nổ của cuộc cách mạng Pháp và cuộc cách mạng này được xem như là sự bắt đầu của một thế giới hiện đại.
Người ta thường coi ngày 14 - 7 - 1789 là ngày bắt đầu của cuộc cách mạng, khi mà người dân đã nắm trong tay nhà ngục, ngục Bastille, biểu tượng của chế độ độc tài chuyên chế.
Trong suốt những năm tiếp theo, lịch sử đã có những bước tiến nhanh chưa từng thấy: chế độ quân chủ sụp đổ, triều đại của sự kinh hãi bắt đầu. Rồi sau đấy là sự phản đối của những người Thermidorian; và trong một thời gian ngắn, các nhân vật đã thống trị bối cảnh chính trị của Paris biến mất mãi mãi. Thành phố đã chịu đựng những gì trong các năm ấy, đó là sự mất đi cuộc sống con người sự phá hủy không thể bù đắp lại được của nhiều tác phẩm nghệ thuật. Tất cả những cái đó đã bị quên lãng cùng với sự ra đời của đế chế và Tòa án Tối cao do Napoleon sáng lập vào năm 1804, khi ông được Vua Pope Pous VII trao ngôi tại Nhà thờ Đức Bà, Từ năm 1804 đến năm 1814, thành phố được xây dựng ngày càng đẹp từ kiệt tác nghệ thuật này đến kiệt tác nghệ thuật khác. Người ta thấy nhiều hàng cột dựng bên trong Cung điện Vendome.
Salon Carre trong Cung điện Louvre đang tiếp tục được tu bổ và ngày càng trở nên sang trọng. Rồi vào năm 1810, một đám cưới giữa Napoléon và Công chúa Marie Louise nước Áo được tổ chức linh đình đã diễn ra ở Paris. Sau đó, lại một lần nữa, Paris chứng kiến sự sụp đổ của chế độ quân chủ: Vua Charle Bourbon Orleans và sự ra đời của chế độ dân chủ thứ hai cùng với sự lên ngôi của Napoléon Đệ III. Chính trong suốt triều đại sau này, Baron Haussman đã được trao nhiệm vụ quy hoạch lại thành phố, giải quyết vấn đề khó khăn về giao thông vốn làm thủ đô nước Pháp phải nghẹt thở vì bụi bặm. Những khu chợ có mái che được xây dựng, công viên Bois de Boulogne và Bois de Vincennes được thiết kế. Nhà hát Opéra ra đời và những đại chính được làm lại.
Năm 1870, Napoléon Đệ III thất bại ở Sedan dẫn đến cuộc nổi dậy của người dân Paris. Từ đấy, bắt đầu một giai đoạn mới trong lịch sử của thành phố, (thời kỳ công xã kéo dài từ 18-3 đến 22-5 năm 1871, nhiều tòa nhà đẹp và có ý nghĩa lịch sử bị phá hủy trong thời gian này, kể cả Hotel de Vilk và Tuileries lộng lẫy. Nhưng đầu thế kỷ XX, Paris chứng kiến bước phát triển mới của thời kỳ hoàng kim. Hội chợ quốc tế được tổ chức ở đây, việc xây dựng lại các Palais (lâu đài nhỏ và lớn, sự phát sinh một cao trào nghệ thuật mới trong hội họa và văn học. Thật buồn khi nói đến việc thành phố đã phải chịu đựng hai cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài, dẫn đến sự phá huỷ nặng nè. Trong thế chiến thứ II, thành phố bị quân đội Đức chiếm vào năm 1940 và được quân đồng minh giải phóng năm 1944.
Song, từ đó trở đi, Paris đã trở thành một Thủ đô hoa lệ đầy sức sống, giữ một vị trí trọng đại trong lịch sử văn hóa nhân loại, một ''thủ phủ" của nền văn minh Châu Âu. Dưới đây là những công trình kiến trúc cổ xưa và hiện đại nằm trên đất Paris mà người Pháp thường tự hào nói rằng:
“Tôi có hai tình yêu – Một tình yêu Paris và một tình yêu nước Pháp”
Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu cùng độc giả các công trình ở Paris mãi mãi là niềm tự hào của con người đã tạo ra trên trái đất:
NOTRE DAME DE PARIS (NHÀ THỜ ĐỨC BÀ) Ở PARIS
Nhà thờ Đức Bà được xây dựng bên cạnh Nhà thờ Cơ Đốc giáo mà xưa kia là một đền thờ thời La Mã. Vào năm 1163, Giám mục Maurice de Sully khởi công xây dựng nhà thờ này, bắt đầu từ nơi hát Thánh ca. Rồi dần dần được xây đến gian vách và gian chính trong giáo đường, cuối cùng vào khoảng năm 1200, mặt tiền của nhà thờ đã hoàn thành; mặc dù cho đến tận năm 1245, Giám mục Eudes de Sully mới xây xong các tháp. Những người thợ xây áp dụng kiểu xây các nhà thờ nhỏ vào làm các gian vách trong giáo đường và nơi hát Thánh ca dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Jean de Chelles. Vào năm 1250, một mặt tiền khác đã được xây xong đó là mặt cánh ngang phía Bắc, còn cánh ngang đằng Nam mãi 8 năm sau mới bắt đầu được xây dựng. Vào năm 1345, việc xây dựng nhà thờ này có thể nói coi như đã hoàn tất. Cùng với sự tàn phá của thời gian và những tổn hại do con người và hàng loạt các cuộc chiến bi thảm gây ra, vẻ nguyên mẫu của nhà thờ đã bị mai một qua hàng thế kỷ; đặc biệt là trong cuộc chiến tranh cách mạng. Thực tế vào năm 1793, nhà thờ không may bị phá hủy. Vào thời gian đó, Nhà thờ Đức Bà bị đổi thành Nhà thờ The Goddess of Reason (Nữ Thần công lý) khi ông Robespierre đưa ra việc thờ cúng nữ Thần này. Nhưng vào năm 1802, Nhà thờ đã được thụ phong lại đúng dịp lễ đăng quang lộng lẫy và kiểu cách của Napoléon Đệ nhất do Pope Pous VII tổ chức vào năm 1864; ông Viollet le Duc đã phục chế lại lần cuối cùng Nhà thờ này. Vào năm 871, nó bị đe dọa phá hủy do hỏa hoạn. Với vẻ đường bệ và oai nghiêm ẩn trong nét đặc sắc về phong cách và hình thức, các trụ bổ của tường đã chia dọc mặt tiền của Nhà thờ thành ba phần và các hành lang cũng chia nó thành ba tầng. Tầng thấp nhất có ba cửa lõm ở phía trên gọi là “hành lang của Vua” với 28 bức tượng đại diện cho các vị Vua Israel và Judaea. Vào năm 1793, người đến Paris kéo đổ hết các bức tượng đó. Nhưng khi phục chế nhà thờ, chúng được đặt trở lại vị trí ban đầu. Tầng giữa có hai cửa sổ đồ sộ với những thanh chấn song, chúng nằm ở hai bên cửa sổ tròn hình hoa hồng, cửa sổ này có từ những năm 1220 - 1225 với đường kính gần 33 phít (gần 10 mét). Tầng giữa còn được trang trí thêm các bức tượng mà ở giữa là Đức Mẹ, Chúa Hài đồng, các Thiên Thần, và hai bên là Adam và Eva; phía trên các cửa sổ là hành lang chạy dài với những hình hoa văn được trang trí tỷ mỷ quấn chặt vào nhau. Nó được nối với hai tòa tháp nằm ở hai bên. Những tòa tháp này ngày nay vẫn chưa được xây xong thậm chí không có cả ngọn tháp nhưng chúng vẫn mang vẻ đẹp duyên dáng và hấp dẫn nhờ các cửa sổ cao vút có chấn song. Ở đây, Viollet le Duc có một trí tưởng tượng rất phong phú. Ông đã sáng tạo ra một thế giới hoang tưởng về ma quỷ, nhìn thành phố mờ xa phía dưới với một dáng vẻ lạnh lùng và mai mỉa; từ những con chim, với các hình dáng tưởng tượng kỳ lạ và nhiều con quái vật kỳ quặc đang liếc mắt nhìn ngạo mạn. Chúng được nổi lên từ các điểm khác nhau của Nhà thờ mà không ai ngó đến. Những hình dáng đầy sửng sốt này ẩn trong tháp nhọn kiểu Glathique hoặc nằm trong mặt tường trải rộng. Và dường như các biểu tượng ấy đã cố định ở đó qua hàng thế kỷ nay và ẩn chìm ý tưởng suy tư về số phận con người đang sống chen chúc ở phía dưới.
Những nét của cửa chính:
Các cửa chính của Nhà thờ được xây theo kiểu Gothique (vào những năm 1220), nó mang đặc điểm là có cách nhìn nhận và thể hiện thiên nhiên mềm mại và sắc nét, nhờ vậy mà chất liệu để tạo nên nó khá tinh tế và khoảng cách giữa các hình đó nối với hình khác được phân bố rộng rãi. Ở cửa trung tâm, cái mà các họa sĩ tâm đắc nhất là Ngày phán quyết cuối cùng. Hình Chúa Jésus trên cột trụ tường đã chia nó ra làm đôi và trên các ô cửa là những bức tranh lớn thể hiện cái thiện, cái ác cùng với các bức tượng của những Thánh tông đồ. Một mảng tranh lớn trên đường cong của mái vòm vẽ hình cung điện Thần, Thánh, Thiên đường và Địa ngục được chạm trổ với một kỹ xảo điêu luyện tuyệt vời còn các ô cửa nhỏ hình bán nguyệt có Ngày phán quyết cuối cùng được chia thành 3 phần và phần cao nhất có hình Chúa Jésus, hai bên Chúa là Thánh Mẫu, Thánh John và các Thiên Thần mang biểu tượng của sự đam mê. Phía dưới phần này một bên là các Thánh, Thần với những người đang được Chúa cứu vớt linh hồn; còn bên kia là các linh hồn bị đầy xuống địa ngục, bị kéo lê đang chịu sự trừng phạt cuối cùng của quỷ sứ; phần thấp nhất là miêu tả ngày lễ Phục sinh. Cửa bên tay phải gọi là cửa Thánh Anne, được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1160 đến 1170. Trên cây cột chia đôi cửa này lại có nhiều hình chạm nổi từ thế kỷ XII, XIII, có bức tượng Thánh Marcel và Giám mục Thành Paris thế kỷ V. Ô cửa hình bán nguyệt của nó vẽ Đức Mẹ Đồng trinh ở giữa hai Thiên thần và hai bên là Giám mục Maurice de Sully và Vua Louis. Đệ I, Cái cửa thứ ba ở bên trái được gọi là Đức Mẹ Đồng trinh và có thể nói, nó là cửa đẹp nhất trong ba cửa nhỏ dáng vẻ mang tính chất sử thi và nét đẹp nguy nga tráng lệ, trang trọng của các tác phẩm điêu khắc. Trên cột trụ chia đôi cửa lại có hình Đức Mẹ và Chúa Hài đồng, một tác phẩm hiện đại. Cửa hình bán nguyệt ở trên có những mẫu chạm khắc rất nghệ thuật về cuộc đời của Đức Mẹ Đồng trinh bao gồm cái chết, sự suy tôn và sự thăng thiên của Đức Mẹ. Hai bên cửa là hình mô tả các tháng trong năm còn các ô cửa là những hình của Thần, Thánh và Thiên sứ.
Nội thất:
Nhà thờ có chiều rộng khoảng 164 pha (xấp xỉ 49,94 mét), chiều dài 426 phít (Xấp xỉ 129,85m) và cao 115 phít (xấp xỉ 35,05m). Nó có thể chứa tới 9000 người. Các cột hình trụ có đường kính 16 phít (xấp xỉ 4,88m) chia Nhà thờ thành 5 gian, vách trong giáo đường. Có một lối đi, khép vòng quanh nhà cánh ngang và nơi hát Thánh ca. Ở hành lang trổ các cửa sổ lớn và có khoảng cách trống kép chạy quanh hậu cung qua các đường có mái vòm để ánh sáng êm dịu lọt qua đó ùa vào nhà thờ, các nhà cầu nguyện có rất nhiều hình minh họa từ thế kỷ XVII, XVIII; chúng được nối với các gian vách trong giáo đường và nhà cánh ngang của nhà thờ. Ở phần cuối của mỗi nhà cánh ngang lại có một cửa sổ tròn hình hoa hồng với những miếng kính màu lộng lẫy có từ thế kỷ XIII. Đặc biệt nhất là cửa sổ kính màu ở nhà cánh ngang phía Bắc có từ năm 1250 với những cảnh tượng trong Kinh cựu ước và ở giữa là Đức Mẹ cùng Chúa hài đồng. Cửa này nổi tiếng về sự phát sáng của các viên đá xanh kỳ ảo. Thánh ca có hai cây cột trụ: một cây cột trụ ở phía Bắc mang bức tượng Đức Bà Paris nổi tiếng có từ thế kỷ XIV và được mang về đây từ Nhà thờ Thánh Aignan. Vây quanh cửa chính diện cũng là nơi hát Thánh ca; nó được làm bằng gỗ khắc từ thế kỷ XVIII và ở trên bệ thờ cao có tượng hình Đức Mẹ Đồng trinh bế Chúa Jésus trong lòng của Nicolas Coustou. Hai bên bức tượng này lại có hai bức tượng nữa; một là tượng Vua Louis XIII của Guilanme Cousteau, và bức kia là Vua Louis XIV của Coysevox. Ở phía bên phải, giữa nhà cầu nguyện thờ Thánh Denis và và nhà cầu nguyện thờ Thánh Madeleine là lối đi dẫn đến kho báu nơi du khách có thể nhìn thấy những di vật và đồ vàng bạc linh thiêng. Trong các di vật quan trọng nhất có mảnh vỡ của cây thánh giá, vòng gai đội đầu của Chúa Jésus, cái đinh thiêng liêng. Khi bạn đi đến cuối nhà thờ thì ở vị trí này, nhìn theo lối đi chính có thể không trông thấy một cửa sổ hình hoa hồng ở phía trên công trình từ thế kỷ XVIII để lại.
Trang trí cửa sổ hoa hồng phía Nam:
Đây là tác phẩm của thế kỷ XIII, nhưng được trùng tu vào thế kỷ XVIII. Nó miêu tả Chúa Jésus đang đọc Kinh cầu phúc, vây quanh ngài là các Thành tông đồ và những trinh nữ đần độn và thông minh. Sự phong phú và độ sáng của các sắc màu cùng với sự sắp xếp tỷ mỷ các miếng kính đã hợp lại, gây một ấn tượng bao trùm giống như một ngôi sao đơn lẻ chói sáng bị nổ tung toả các tia sáng hào quang lộng lẫy theo khắp các hướng trong Vũ trụ.
LA CONCLERGERIE
Đây là tòa nhà đường bệ và oai nghiêm nằm bên bờ sông Seine có từ thời Vua Philíppe V khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV. Tên của nó có nguồn gốc từ “Concielge”. Hẳn đó là tên của một nhà cầm quyền thuộc Hoàng gia cai quản khu này; ngày nay nó tạo thành một cảnh của Palais de Justice (Lâu đài công lý). Từ khi nó mang đầy đủ các kỷ niệm và đưa khách tham quan trở về với thời kỳ quá khứ thăng trầm xa xưa thì việc tham quan lâu đài này trở nên khá hấp dẫn với mọi người. Trong thực tế thì từ thế kỷ XVI, nó đã trở thành một nhà tù quốc gia. Rồi trong suốt cuộc cách mạng, hàng nghìn người đã bị nhốt vào xà lim của nó. Họ đã sống những giây phút cuối cùng ở đây trước khi lê chân lên máy chém. Ở tầng trên có phòng của binh đoàn cận vệ với những cây cột trụ to khỏe đỡ vòm cuốn Gothique, có phòng lớn dành cho lính kỵ binh. Phòng cuối cùng gồm gian vách và có diện tích 244 phít chiều dài (xấp xỉ 74m), 88 phít chiều rộng (xấp xỉ 27m) và 26 phít chiều cao (xấp xỉ 8m). Trước đây nó đã từng là phòng ăn của Vua. Trong nhà bếp ở ngay cạnh đó, có các đầu bếp cừ khôi của Hoàng gia. Họ có thể chuẩn bị bữa ăn cho ít nhất một nghìn người khách. Song đề cập đến ''Conciergerie'' là đưa chúng ta trở về thời kỳ cách mạng, đi thăm các xà lim và đi tìm hiểu về các phần tách biệt của toà nhà này; là chúng ta đang lần theo bước chân cuối cùng của những người bị kết án tử hình, mà rất nhiều tên tuổi trong số họ đã trở nên vô cùng nổi tiếng. Với một khoản tiền lệ phí nào đó, những người tù có thể được ngủ trên giường nệm cỏ trong một căn phòng rộng lớn ở tầng trệt có các mái vòm hình chữ thập. Trong một căn phòng khác mang một cái tên mỉa mai đầy bi thương Đường phố Paris có nhiều tù nhân đáng thương đã bị phanh thây. Vào năm 1816, người con gái duy nhất còn lại của Vua Louis XVI, Nữ Công tước Angoulême đã biến xà lim của Marie Antoinette thành một nhà thờ nhỏ, có thể nó là nơi gợi nhiều kỷ niệm nhất.
TOÀ THÁNH CHAPPELLE ĐỀN THỜ HẠ
Khi đi từ Đền thờ Thượng xuống Đền thờ Hạ người ta nhận ngay ra sự thay đổi đột ngột về không khí, phong thái và cảm xúc. Nó chỉ cao 23 phít (gần 7m) và có 3 gian, trong đó có một gian chính rộng thênh thang nối với hai gian vách nhỏ hơn rất nhiều. Các cây cột được trang trí bằng những đường hoa văn rất độc đáo, có 3 thùy, chúng đứng kế tiếp nhau dọc theo các bức tường. Nơi tận cùng để tụng niệm có hình đa giác. Nhưng ở đấy cũng giống như ở đền thượng, cái nổi trội nhất vẫn là màu sắc. Kiểu trang hoàng nhiều màu phong phú đã biến thành đơn giản hơn.
TOÀ THÁNH CHAPPELLE ĐỀN THỜ THƯỢNG
Từ Đền thờ Hạ đi lên, người ta gặp ngay Đền thờ Thượng, đó là nơi dựng Thánh tích lộng lẫy với một hộp đựng đồ châu báu quý giá. Nó không có gian vách, rộng 55 phít (xấp xỉ 16,76m) và cao 67phít (xấp xỉ 20,42m). Ở đây chạy xung quanh nhà thờ là đường chân tường cao có xen những mái vòm bằng đá cẩm thạch, thỉnh thoảng được mở ra ở những hốc tường sâu. Ở cửa thứ 3 có hai hốc tường dành cho Vua và gia đình. Trên mỗi cây cột có một tượng Thánh tông đồ vào thế kỷ XIV. Nhờ đó công trình kiến trúc này trông sáng sủa hơn. Từ đấy, người ta nhằm vào mục đích dành chỗ cho trang trí các cửa sổ kính màu, khổng lồ cao gần 50 phít (xấp xỉ 15,24m). Các bức họa của nhà thờ được kiến trúc theo nghệ thuật kiểu Roman ẩn hiện nơi tụng niệm còn những đường uốn lượn thì theo nhịp cuốn hoặc nằm dưới các mái vòm rộng lớn. Ở đây, sự sáng tạo theo kiểu Gothique đã tạo ra hình ảnh được chuyển hóa một cách kỳ diệu vào trong những cửa sổ kính màu. Nó tặng cho chúng ta cái để chiêm ngưỡng là tô điểm cho nhà thờ bằng những màu sắc rất cầu kỳ và tinh tế. Mười lăm cửa sổ kính mầu của Nhà thờ này có từ thế kỷ XIII gồm 1134 cảnh và chiếm một diện tích 6650 phít vuông (xấp xỉ 2026,92m2). Bằng các sắc màu lộng lẫy và kiểu dáng sôi động, chúng đã minh họa được các cảnh trong Kinh Thánh và sách Phúc âm.
TOÀ THÁNH CHAPPELLE.
(Sainte Chappelle)
Nhìn từ trong sân của Lâu đài Công lý (Palais de Justic) xuyên qua một lối đi có mái vòm, người ta sẽ bắt gặp một kiệt tác của kiến trúc kiểu Gothique. Đó là khu Sainte Chappelle (Đền thờ Thánh, Thần). Nó được xây dựng để cho vua Louis IX (Thánh Louis) lưu giữ Thánh tích vòng gai đội đầu của chúa mà Vua đã mua ở Venise vào năm 1239. Thánh tích này được đem tới Venise từ Constantinople. Một kiến trúc sư đã phác thảo ra đền thờ đó rất có thể là Pierre de Montreuil, nhà kiến trúc của Tòa Sainte Germain den pres. Ở đây, ông đã thiết kế ra hai ngôi đền, chúng đứng chồng lên nhau và được tôn tạo vào năm 1248. Nhà thờ đóng vai trò như là cái nền cao cho toàn bộ khối kiến trúc, phía trên nó là những cửa sổ lớn có nhiều mũi nhọn giao nhau của các đường cong. Một hành lang đá cẩm thạch tinh tế và mỏng manh tô điểm cho mái nhà dốc đứng phía trên. Bên trên công trình kiến trúc duyên dáng ấy là một ngọn tháp có những lỗ thũng nhỏ trang điểm cao 246 phít (xấp xỉ 74,98m). Ngoài ra, còn hai tòa tháp với hai ngọn tháp ở hai bên mặt tiền nữa, trước chúng là một cổng vòm, trên cổng vòm là một cửa sổ tròn hình hoa hồng có những mũi nhọn giao nhau của các đường cong. Nó được xây dựng từ cuối thế kỷ XV và mục đích của nó nhằm minh họa cho sách Khải huyền. Toàn bộ công trình này mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Cấu trúc cơ bản đã thay kiểu cứng nhắc thành những đường nét tinh tế, kiểu sọc nổi cũng trở lên thanh mảnh hơn, các ngọn tháp làm đẹp hơn, hầu như tất cả kiến trúc ở đây đều thay đổi chỉ còn lại các cửa sổ kính màu là nguyên vẹn.
PONT NEUF (CẦU MỚI)
Từ “Pont neuf” có nghĩa là “Cầu mới” nhưng chiếc cầu do Du Cerceau và Den Illes thiết kế lại là cổ nhất ở Paris. Nó được khởi công vào năm 1578, dưới thời Henry Đệ III và được hoàn tất vào năm 1606, dưới thời Henry Đệ IV. Song theo quan điểm thiết kế thì rõ ràng nó là cầu “Mới”. Quả thật khi đem so sánh với các bản thiết kế trước đó thì nó rất ''cách mạng''. Thực tế, tất cả các cầu khác trong thành phố đều bị các nhà cao tầng xây dựng ở hai bên cầu che khuất quang cảnh của dòng sông. Nhưng ở đây thay vào đó là bức tranh phối cảnh của dòng sông Seine với cây cầu có hai nhịp cuốn đã trở thành một hành lang rộng lớn bắc qua sông. Người dân Paris nhanh chóng đánh giá cao về vẻ đẹp và tầm quan trọng của cây cầu này. Nó trở thành nơi mít tinh và dạo chơi ưa thích của mọi người. Thậm chí vào đầu thế kỷ XVII, nó đã chứng kiến sự ra đời của nhà hát hài kịch Pháp khi đoàn Tabarin nổi tiếng trình diễn ở đây.
QUẢNG TRƯỜNG DU VERT - GALANT
Ai cũng biết ''Vert – Galant” là biệt danh của Vua Henry Đệ IV. Quảng trường nhỏ bé rất thú vị này chạy ngang qua một cầu thang gác phía sau tượng nhà Vua. Đây là điểm tận cùng của thành phố Paris và ở vị trí này, tự nhiên người ta liên tưởng đến dáng dấp mũi của một con tàu. Khu vườn có chứa bãi cỏ này nhô ra sông Seine giống như những mũi tàu đang rẽ sóng. Phong cảnh đan mở ra trước mắt mọi người là một trong những cảnh gợi cảm nhất của thành phố. Hầu hết các khách tham quan đều trực tiếp tiếp xúc với dòng sông, một số người thích đứng phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn quang cảnh uy nghi ngoạn mục hai bên bờ sông, các tòa nhà duyên dáng, hàng cây xanh và những đường nét tao nhã của các cây cầu.
BỨC TƯỢNG VUA HENRY ĐỆ IV
Năm 1818, Francois – Fréderic Lemot đã xây dựng bức tượng người cưỡi ngựa này dành cho Vua Henry Đệ IV. Nó thay thế cho một bức tượng khác do Giambologna tạc trước đây và được đặt ở đó dưới triều Nữ hoàng Maria de Medicis, sau vụ ám sát vua vào năm 1610; nhưng năm 1792, bức tượng ấy đã bị giật đổ.
HỌC VIỆN PHÁP
Nó được nối với Bảo tàng Louvre bằng một cây cầu Pont des Arts (Cầu nghệ thuật) xinh đẹp, đó là cây cầu sắt đầu tiên ở Paris. Tòa nhà được xây dựng năm 1665, là một di sản của ông Cardinal Mazzarino. Năm 1661, ba ngày trước khi mất, ông yêu cầu trong di chúc sẽ dành hai nghìn Francs của ông vào việc dựng một trường Đại học đủ sức phục vụ cho 60 sinh viên và gọi là trường Đại học của bốn quốc gia. Năm 1806, Napoléon đã ra lệnh đổi tên thành Học viện Pháp. Học viện được hình thành từ năm 1795 do năm viện: Viện Hàn lâm Pháp, Viện Hàn lâm khoa học, Viện Văn học, Viện Mỹ thuật và viện Hàn lâm khoa học nghiên cứu về đạo đức và chính trị. Công việc thiết kế tòa nhà được giao cho ông Le Vau; ông đã lấy mẫu theo kiểu các tòa nhà lớn, Baroque La Mã. Mặt tiền của khu vực trung tâm có một cột đỡ lấy một bức trán tường mà trên đó là một mái vòm đẹp đẽ có chạm khắc biểu tượng của Mazzanno. Phần này được nối với sảnh đường theo các phía khác nhau nhờ hai mái nhà cánh cong có hai hàng cột. Tiến vào sân, người ta có thể thấy ngay bên trái là thư viện và ở ngay bên phải là sảnh đường nghi thức. Ở đây, dưới mái vòm này xưa kia là nhà thờ của trường, thường tổ chức các lễ kỷ niệm long trọng đón các thành viên mới của Viện Hàn lâm Pháp. Trong phòng tiền sảnh, trước gian phòng này có một của Mazzarino. Antoine Coysevox đã xây ngôi mộ này năm 1689.
HOTEL DE VILLE: TOÀ THỊ CHÍNH
Cách đây 5 thế kỷ, ở Trung tâm của Quảng trường rộng lớn này, nó còn là nơi hành hình công cộng.
Ngày nay nó đã trở thành Tòa thị chính, một cơ quan đầu não riêng của thành phố. Ở vị trí đó vào thế kỷ XVI, nó là một tòa nhà được ông Domenico da Cortona vẽ thiết kế. Tòa thị chính này được kiến trúc theo phong cách của thời kỳ Phục hưng. Năm 1871, khi có cuộc đấu tranh lật đổ chế độ Công xã, nó đã bị thiêu trụi. Như vậy, tòa nhà sau được lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm đã mất này. Hai kiến trúc sư Deperthes và Ballu đã thiết kế nó và xây dựng xong vào năm 1882. Công trình kiến trúc liên hợp thực sự uy nghiêm và độc đáo này với những sảnh đường khác nhau được che bằng các mái vòm hình tháp cụt và một rừng tượng ở các góc tường. Chí ít ra thì cũng có tới 136 bức tượng nằm trên 4 mặt tiền của tòa nhà; và trên dãy nhà còn có một bức tượng Etienne Marcel. Đó là người cầm đầu các thương gia Paris và là người đã khuấy động các cuộc bạo loạn phá hoại Paris vào thế kỷ XIV. Qua hàng thế kỷ, tòa nhà đã thành nơi xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng. Sự kiện bi thảm nhất có lẽ xảy ra vào sáng ngày 27 tháng 7 năm 1894. Những người theo Đảng Cộng hòa làm ra lịch sử mới gọi ngày này là ngày thứ 9 của Thermidor. Robespierre, một người không dễ gì bị mua chuộc cùng những người ủng hộ ông, đã đóng cửa tòa thị chính và ở sâu trong đó để tìm cách tránh sự đe đọa của cuộc nội chiến mà ông biết chắc nó sẽ gây ra sự tàn sát lớn giữa các bè phái đã xuất hiện trong ung nhọt của chế độ cộng hòa. Khi những người lính Đảng Dân chủ đạp cửa xông vào thì Robespierre tự sát bằng cách bắn vào cổ họng, nhưng ông chỉ bắn trúng quai hàm. Sau đó, ông bị lôi đi và hành hình vào ngày hôm sau.
TOUR SAINT JACQUES
Nó được xây dựng vào khoảng giữa năm 1508 và năm 1552, cao 170 phít (xấp xỉ 51,81m) và thuộc kiến trúc kiểu Gothique cầu kỳ nhất. Các cửa sổ hẹp đan xen với các tường được che phủ bằng các tháp nhọn và ngọn tháp. Trong đó được trang trí bằng rất nhiều bức tượng. Bức tượng ở đỉnh Tháp Thánh James là bức Greater (vĩ nhân) do Chenillon tạo tác (1870).
PLACE DES VICTOLRES
(QUẢNG TRƯỜNG CHIẾN THẮNG)
Quảng trường hình tròn này có từ năm 1685, bố cục xoay quanh một bức tượng ngụ ý chỉ Vua Louis XIV. Bức tượng do Duke de Feuillade đặt làm ở Desjardins. Trong cuộc cách mạng năm 1792, bức tượng đã bị phá hủy; nhưng vào năm 1822, một bức tượng khác bằng đồng thiếc do Bosio tạo tác đã được thay thế vào đó.
QUẢNG TRƯỜNG VÀ ĐÀI PHUN NƯỚC CHÂTELET
Quảng trường đặt tên theo một pháo đài cổ, Grand Châtelet. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ cây cầu Pont au change, ở phía trước mặt nó và dưới thời Napoléon Đệ I pháo đài đã bị phá hủy, còn quảng trường ngày nay ra đời dưới thời Napoléon Đệ III. Vào năm 1858, xuất hiện một Châtelet Fontaine (đài phun nước Châtelet) và dưới chân đế đài phun nước Châtelet được trang trí bằng các bức tượng người và tượng nửa người nửa vật. Đài phun nước này còn gọi là Đài phun nước chiến thắng hay Đài phun nước cây cọ.
TRUNG TÂM POMPIDOU
(BEAUBOURG)
Năm 1969, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp, ông Georges Pompidou đã quyết định thành lập một Trung tâm văn hóa trọng yếu ở vùng đất nổi tiếng là Blateau Beaubourg này. Người ta thông báo bằng một cú điện thoại Quốc tế và dự án của Renzo Piano và Richard Rogers đã được chấp nhận. Tòa nhà đã được xây dựng vào tháng 4 năm 1972 và vào ngày 31 tháng 1 năm 1977, ông Giscard d'Estaining đã khai trương trung tâm này. Tòa nhà đã được mô tả là một ''Urban machine''(bộ máy đô thị). Nó chiếm một diện tích tới hàng trăm mét vuông. Ở đây, mỗi ống dẫn người ta sơn cho nó một một màu khác nhau, bởi vì mỗi màu tương ứng với một chức năng:
Màu xanh da trời nói về khí hậu hóa thực vật, màu vàng - về hệ thống điện, màu đỏ - về vấn đề lưu hành và màu xanh cây lá - về nguồn gốc nước. Nhà bảo tàng nghệ thuật quốc gia này nằm ở ba tầng trên cùng của trung tâm Pompidou. Ở gần khu vực Beaubourg, người ta lại xây một đài phun nước kỳ thú với nhiều màu sặc sỡ và độc đáo. Tác giả công trình này là ông Tinguely, một nhà điêu khắc hang động thuộc nhóm hiện thực trẻ. Nó chính thức ra đời vào ngày 27 tháng 10 năm 1960 tại Paris.
FORUM DE HALLES
Les Halles là một quận lâu đời nhất của thành phố Paris và cũng là quận có đời sống sinh hoạt sôi động nhất. Một lần, Emttie Zola đã miêu tả nó như là phần bụng của Paris. Nơi đây đã từng là thị trường tạp phẩm bán buôn của thành phố. Tháng 3 năm 1969, mười gian hàng sắt, thép và gang thép được chuyển đến Rungis.
Với một khái niệm mới về không gian đô thị, ở vị trí của Nhà thờ Thánh Eustache theo kiểu Gothique người ta nâng nó thành Forum với hơn 40 nghìn m2 cầu thang và các trang thiết bị bằng đá hoa cương, nhôm và thủy tinh. Nó được làm thành hơn bốn tầng, có đường ngầm vây quanh một khối vuông xây lộ thiên và được khánh thành vào ngày 4 tháng 9 năm 1979, dựa trên đề án của hai kiến trúc sư Claude Vascont và Georges Pencreach. Người ta có thể khẳng định rằng: Forum này có tất cả mọi thứ giống thư một siêu thị hiện đại, nó có các cửa hàng quần áo, đồ mỹ nghệ, nghệ thuật nấu ăn ngon và mọi thứ về nhà cửa, nơi giải trí, nhà hàng cùng mười nhà hát, ngân hàng và trung tâm thông tin. Nó cũng có bốn tuyến đường xe điện ngầm và hai tuyến RER.
QUẬN CHIẾC ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ DE L'ORLOGE
Quận dành cho những người đi bộ này nằm bên cạnh Trung tâm Pompidou và mang tên chiếc đồng hồ nổi tiếng của Jacques Monestter được lắp từ năm 1976; chiếc đồng hồ này được làm bằng đồng thau và thép. Nó được điều khiển và lập trình bằng điện tử. Ở chỗ điểm chuông từng giờ, có một người máy được trang bị một thanh gươm và một cái khiên biểu tượng như đang chiến đấu và chiến thắng ba kẻ thù xung quanh mình; chúng mang biểu tượng của ba yếu tố: Rồng – Đất, Chim - Không khí và Cua - Nước.
VĂN PHÒNG THƯƠNG MẠI
(BOURSE DU COMMERCE)
Vào năm 1765, người đứng đầu của giới thương mại đã xây dựng ở nơi đây một chợ lúa mì. Ngày nay, nó đã là một tòa nhà hình tròn oai vệ được trang trí bằng hàng loạt những cặp trụ bổ tường hoành tráng. Các văn phòng tạo thành vành đai quay quanh một phòng lớn ở giữa có mái vòm bằng thủy tinh và thép.
NHÀ THỜ THÁNH EUSTACHE
Ngoài phía rìa của khu vực này trước đây là Trung tâm của thị trường lương thực, còn bây giờ là một trong những nhà thờ đẹp đáng kinh ngạc nhất của Paris. Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 1637. Người ta phân biệt nó nhờ kiểu kiến trúc hỗn hợp bất thường: sơ đồ dựa theo kiểu Nhà thờ Đức Bà, các mái vòm theo kiểu Gothique sặc sỡ và trang trí theo kiểu thời kỳ Phục hưng gồm ba tầng cột.
QUẢNG TRƯỜNG VENDÔME
Đây là một trong những công trình kiệt tác của Jules Hardouin - Mansart (người đã từng thiết kế Quảng trường Chiến thắng). Quảng trường được đặt tên từ sự kiện Công tước Vendôme đã từng sống ở đây. Nó được xây dựng khoảng giữa năm 1687 và 1720 xoay quanh một trụ tượng người cưỡi ngựa của Girardo làm để dâng lên Vua Louis XIV. Sau đó cũng như bao công trình khác, nó bị phá hủy trong cuộc cách mạng. Đây là một mẫu hình hoàn hảo về phong cách nghệ thuật đơn giản và mộc mạc. Quảng trường này có hình bát giác và có các tòa nhà vây quanh. Tầng trệt của toà nhà là những cửa vòm cuốn lớn, người ta bố trí vách tường một cách khéo léo ở mặt trước tòa nhà và phía bện trái là một vành đai các cửa sổ gác mái. Quảng trường mang đậm nét đặc trưng đến mức khi nhìn vào đây, người ta đều nhận thấy nó là sự tổng hợp của tinh thần và phong cách Paris. Ngày nay, ở đây có những tòa nhà quan trọng: Khách sạn Ritz nổi tiếng ở số nhà 15, ngôi nhà Chopin mất vào năm 1892 ở số nhà 12 và nơi ở của Eugenia de Montijo, vợ tương lai của Napoléon Đệ III. Ở giữa quảng trường là cây cột nổi tiếng do Gondouin và Lepère xây dựng khoảng giữa năm 1806 và 1810 để tưởng niệm Napoléon Đệ I. Cây cột mô phỏng theo cột Trajan ở thành Roma. Nó cao 145 phít (chừng 44,15m) và xung quanh thân cột là hàng loạt các hình phù điêu thấp xếp theo đường xoáy trôn ốc. Chúng được đúc theo 1200 hình giáo sĩ ở Austerlitz. Nhà điêu khắc Bergert đã tìm cách truyền vào trong đó các kỳ tích của Napoléon cho hậu thế sau này. Trên đỉnh cột, Antoine Denise Chauset dựng một bức tượng Hoàng đế Napoléon Đệ I vào năm 1814; nó đã bị phá hủy và thay vào đó là bức tượng Vua Henry Đệ IV. Sau đó, vào năm 1863, một bức tượng Napoléon được đặt trả vị trí cũ nhưng 8 năm sau ở thời kỳ công xã (khi mà tiếng nói của họa sĩ vĩ đại Gustave Courbet rất có trọng lượng) thì bức tượng này lại bị kéo đổ một lần nữa. Nhưng nó cũng chỉ bị thay thế có một lần cho dù bao năm sau, bức tượng Napoléon dựng lại chỉ là một bản sao chép
NHÀ HÁT OPÉRA
Đây là nhà hát lớn nhất thế giới dành cho nhạc kịch Opéra trữ tình (thực tế nó chiếm một diện tích 120.000 phít vuông (gần 86576m2), nó có thể chứa được hơn 2000 người và ít nhất 450 diễn viên có thể đứng trên sân khấu cùng một lúc. Cũng có thể nói, đây là tòa nhà tuyệt vời nhất trong kỷ nguyên của Napoléon Đệ III. Garnier đã thiết kế và xây dựng nó vào khoảng giữa năm 1862 và 1875. Mặt tiền của nó thể hiện sự phong phú về các yếu tố trang trí. Đó chính là nét đặc trưng của kỷ nguyên này. Có một cầu thang đồ sộ dẫn tới tầng một của tòa nhà hai tầng đó.
Mặt tiền của nó bị chia nhỏ ra bằng những cửa vòm cuốn lớn và nhiều cột trụ tường to khỏe, trước các cột trụ là vô số các nhóm tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch. Ở trụ tường thứ hai kể từ bên phải, người ta có thể nhìn thấy tác phẩm kiệt tác của Jean Baptiste Carpeaux - đó là bức Nhảy múa (bản nguyên tác bây giờ nằm ở Bảo tàng Louvre). Mặt tiền của tầng hai gồm các cột đôi cao to, tạo thành khung những cửa sổ lớn. Ở phía trên là một cái gác mái được trang trí chi chít, dày đặc và trên nữa là mái vòm phẳng trơn, ở bên trong nó cũng được trang trí đẹp như ở ngoài mặt tiền. Cầu thang hoành tráng thêm phần sang trọng nhờ những viên đá cẩm thạch, mái vòm được trang trí bằng các bức họa của Isidore Pils và ở phòng hội trường có một bức tranh nổi tiếng của Chagall vẽ vào năm 1966.
LÂU ĐÀI BOURBON
Tòa nhà Bourbon là sản phẩm của ít nhất bốn kiến trúc sư nổi tiếng: Giardini khởi công xây dựng nó vào năm 1722, Lassurance tiếp tục công trình này và Aubert cùng với Gabriel hoàn tất nó vào năm 1728. Tòa nhà Nguyên là dành cho con gái của Vua Louis XIV, Nữ công tước Bourbon, và bà đã đặt tên mình cho nó. Vào năm 1764, nó thuộc về quyền sở hữu của Hoàng tử Condé, ông đã cho mở rộng thành quy mô hiện nay, một tòa nhà nguy nga, đường bệ nổi bật trên Quảng trường mang cùng tên. Khoảng giữa năm 1803 và 1807, Napoléon mời Poyet xây dựng mặt tiền phía hướng về nhà thờ Saint và tạo nên sự kết hợp hài hòa với mặt tiền của nhà thờ Madeleine, đối diện với nó một khoảng và nằm cuối đường Royale. Trên mái cổng của mặt tiền có một vách tường tranh phóng dụng do Cortot điêu khắc vào năm 1842. Ở hai bên cánh của mặt tiền cũng có một bức phù điêu theo kiểu đó; Chúng là tác phẩm của Rude và Pradier. Ở bên trong tòa nhà này, rất phong phú về các công trình nghệ thuật. Chỉ cần nói rằng khoảng giữa năm 1838 và 1845, Delacroix đã trang trí một bức History of Civilisation (Lịch sử nền văn minh) cho thư viện của tòa lâu đài này. Cũng tại căn phòng còn có nhiều bức tượng bán thân về Diderot và Voltaire do Houdon điêu khắc.
ĐỀN MADELEINE
Ngôi đền Hy Lạp đó nằm ở trung tâm của thành phố Paris. Nó là một công trình kiến trúc khá đặc biệt. Chính Napoléon đã muốn xây dựng một đài kỷ niệm cho Great Army (Quân đội vĩ đại) dọc theo tòa nhà Maison Carreé ở Nimes. Để có thể xây dựng, ông đã bắt tay vào xây dựng trước một công trình nhưng không thành và bị phá đổ hết. Công trình đó được làm lại từ đầu vào năm 1806, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kiến trúc sư Vignon. Vào năm 1814; nó trở thành Nhà thờ Thánh Mary Madeleine và nằm ở giữa Quảng trường cùng tên. Nó mang dáng dấp cấu trúc của một đền thờ Hy Lạp Cổ điển. Nền cao và ở phía trước là một cầu thang rộng lớn, hành lang có 52 cây cột kiểu Corinthian cao 65 phít (gần 19,8m) chạy vòng quanh mặt ngoài của công trình kiến trúc này và có một cái trán tường với một trụ ngạch lớn do Lemaire điêu khắc vào năm 1834, thể hiện Ngày phán quyết cuối cùng. Bên trong nhà thờ này không có gian vách, nó chỉ có một tiền sảnh, với hai nhóm tượng điêu khắc của Pradier và Rude và một nơi tụng niệm có hình bán nguyệt. Bên trên bệ thờ cao là một tác phẩm của một họa sỹ người Italia. Đó là bức Assumption of Mary Magdeleine (Đức Mẹ Mary Magdeleine thăng thiên) của họa sỹ Marocchetti. Khi ra khỏi tòa nhà này, ta có toàn bộ Đường Royale xa đến tận cây cột hình tháp ở Quảng trường và cung điện Bourbon.
CỔNG VÒM VÒNG QUANH
Pierre Francois Pontaine và Charles Percier đã thiết kế và xây dựng nó vào khoảng giữa năm 1806 đến 1808 để kỷ niệm những chiến công Napoléon Bonaparte năm 1805. Người ta nói rằng, đó là bản sao của cổng vòm Septimius Severus ở thành Roma, lặp lại kiểu trang trí tạo thành và cấu trúc của đài kỷ niệm đó.
Các cột đá hoa cẩm thạch màu đỏ và trắng tạo khung cho ba mái vòm và phía trước có mỗi mái vòm có những bức phù điêu tưởng niệm về chiến thắng của Hoàng đế Napoléon. Trên đỉnh của cổng này, người ta đặt 4 con ngựa mạ vàng được di chuyển theo lệnh của Napoléon từ Nhà thờ Thánh Marco ở Venice. Nhưng vào năm 1815, chúng lại được trao trả lại vị trí cũ. Và người ta thế vào vị trí của những con ngựa nguyên mẫu ấy bằng hình sao chép lại và sau này thêm vào đó một chiếc xe ngựa kéo và tượng Thần Hòa bình.
Đài phun nước ở Quảng trường Thánh Michel do Davioud xây dựng vào năm 1860 và được trang điểm bằng khối tượng đồng Thánh Michael giết rồng.
KHU VƯỜN CỦA TULLERIES
Nó trải dài khoảng một kilômét từ Quảng trường Carrousel tới Quảng trưởng Concorde. Năm 1563, Catherine de Media đã mua khu đất này để tạo một khu vườn mang phong cách Anh. Khu vườn Tuileries hiện nay gồm 2 phần lớn được nối với nhau bằng một con đường rộng ở chính giữa, bên đường có trồng các luống hoa và xen vào đó là những bức tượng.
QUẢNG TRƯỜNG CONCORDE
Quảng trường Concorde được xây dựng khoảng giữa năm 1757 và 1779, theo bản thiết kế của Jacques Ange Gabriel. Nó nằm trên mảnh đất được Vua ban vào năm 1743. Đây nguyên là quảng trường dành cho Vua Louis XV và ở giữa có bức tượng Vua cưỡi ngựa. Đó là công trình của Bouchardon và Pigalle nhưng lại bị kéo đổ trong cuộc cách mạng Pháp. Vào thời gian đó, nơi này trở thành nơi đặt máy chém, dưới lưỡi dao ấy biết bao nhiêu nhân vật nổi tiếng đã bị rơi đầu: từ Vua Louis XVI và vợ Ngài, Hoàng hậu Marie Antoinette, tới Lệnh bà Madame Rotand và Robespierre. Nơi đấy, trở thành Quảng trường Concorde vào năm 1795 và hình dạng ngày nay của nó chính là tác phẩm gây ấn tượng mạnh của kiến trúc sư Hittorf thực hiện khoảng giữa năm 1836 và 1840. Hiện tại, ở giữa Quảng trường Concorde nổi bật cột hình tháp Ai Cập bên Đền thờ Louxor. Vào năm 1831 Mehmet Ali đã ban nó cho Louis Philippe, cột đó được xây dựng vào năm 1836, cao 75 phít (xấp xỉ 22,86m) và có các chữ lượng hình bao phủ. Những chữ này minh họa cho những chiến công vẻ vang của Pharaon Rames Đệ II. Tám bức tượng mang biểu tượng của các thành phố chính của Pháp đứng ở các góc quảng trường. Phía Bắc quảng trường, bên kia đường Royale là các tòa nhà có hàng cột cũng do Gabriel thiết kế. Chúng bao gồm cả bộ khách sạn Crillon và Bộ Hải quân.
ĐÀI PHUN NƯỚC
Hai đài phun nước được xây theo mẫu đài phun nước ở Quảng trường Piazza S.Pietro ở Thành Roma. Chúng nằm ở hai bên của cột hình tháp và do Hittolrf xây dựng khoảng giữa năm 1836 và 1846. Chúng có thêm một số vạc nước và các bức tượng làm tăng thêm vẻ sông nước ở đây. Có lẽ chỉ có rất ít quảng trường có được bầu không khí Thần tiên cuốn hút mọi người từng giây từng phút như ở quảng trường này. Quả thật về ban đêm, dưới ánh đèn đường, không khí ở đây trở nên hư ảo tựa như trong huyền thoại.
GRAND PALAIS (LÂU ĐÀI LỚN)
Hội chợ Quốc tế tổ chức ở Paris năm 1900 là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nghệ thuật và kiến trúc của thành phố. Do có dịp đó mà các công trình nghệ thuật và các đài tưởng niệm được sáng tạo theo phong cách hiện đại. Hai tòa nhà nằm kề ngang mang tên Lâu đài Petit và Lâu đài Grand (Lâu đài Nhỏ và Lâu đài Lớn) được xây dựng như một sự phản ánh thị hiếu này. Cả hai đều có kích thước rất đồ sộ và mang đặc điểm có rất nhiều các hàng cột, các trụ ngạch và những tác phẩm điêu khắc. Deglane và Louvet đã xây dựng lâu đài Grand. Nó có một mặt tiền gồm nhiều cây cột kiểu lonic dài 787 phít (xấp xỉ 239,98m) và cao 65 phít (xấp xỉ 19,85m). Ngày nay, nhiều sự kiện quan trọng đều diễn ra ở đây như các cuộc triển lãm tranh giới thiệu ô tô các loại và đại loại như thế; trong khi trước đây, diện tích rộng lớn này chỉ được dùng cho các hội chợ. Một phần của tòa lâu đài đó là Lâu đài Découverte (Lâu đài Phát hiện), nơi đây người ta thường tổ chức kỷ niệm các thành quả khoa học và những bước tiến mới nhất của nhân loại.
TƯỢNG XE NGỰA KÉO Ở GRAND PALAIS
Những tượng xe ngựa kéo nằm trong các góc của tòa Lâu đài Grand Palais. Chúng rất gây ấn tượng với hình ảnh như muốn lao vào khoảng không xung quanh từ cái bệ đang đứng. Bên trong Lâu đài Grand Palais có một căn phòng rất lớn mái vòm tròn và cao 141 pha (xấp xỉ 42198m).
PETIT PALAIS (LÂU ĐÀI NHỎ)
Charles Girault đã xây dựng lâu đài cho hội chợ, nó mang đậm phong cách của thế kỷ XIX. Nó có một mái cổng kỷ niệm bao phủ lên một cổng vòm có hai cây cột ở hai bên. Hiện nay Patit Palais là bộ sưu tập của thành phố Paris với vô số các bức tranh và các bức điêu khắc thuộc thế kỷ XIX (của Géricacul), Delảcroix, Redon,v.v…). Bởi vậy nó là điểm dừng rất hấp dẫn giữa Bảo tàng Louvre và Bảo tàng Orsay.
Ngoài ra nó còn lưu giữ những bộ sưu tập Tuck và Dutuit. Chúng không chỉ nổi bật với những đồ vật của Ai Cập, Roman và Hy Lạp cổ xưa mà còn với nhiều bức phác thảo và tranh từ các thời kỳ và các nơi khác nhau (Durer, Cranach, Watteau, Guardi,v.v…)
CẦU ALECANDER ĐỆ III
Đây là một trong những cây cầu của Paris. Chiếc cầu sát một nhịp này dài 350 phít (xấp xỉ 106,88m), rộng 130 phít (xấp xỉ 69,62m) nối giữa khu Esplanade des Invalides và Chaps – Elysées. Nó được xây dựng khoảng giữa năm 1896 – 1900; được đặt tên sau khi sa hoàng Alexandre Đệ III qua đời. Người con trai là Nicholas Đệ II đã tổ chức lễ khánh thành, chiếc cầu được xây dựng chính là để kỷ niệm việc liên kết giữa Nga và Pháp. Các tượng tiểu Thiên sứ đỡ lấy các vành hoa và đèn chùm cùng các dáng hình, ngụ ý là nữ thần của biển tạo nên các đường nét trang trí cho cây cầu. Ở hai khối trụ cao ở bờ bên phải óc các bức miêu tả nước Pháp cổ kính và hiện đại, còn ở bờ bên trái là những bức tượng hiện thân của nước Pháp thời kỳ phục hưng và thời vua Louis XIV. Những bức tượng Saint (Thần thánh) và Neva đầy ngụ ý cũng lại là biểu tượng của Nga và Pháp đã trang hoàng cho những khối trụ cao ở lối đi của cây cầu.
BẢO TÀNG ORSAY
Người ta có thể tìm thấy cái mà giới báo chí gọi là “Nhà bảo tàng đẹp nhất châu Âu” ở bên bờ trái sông Seine. Nơi đây vào năm 1870, nguyên là State Audit Court (tòa án cấp nhà nước). Nhưng rồi trong thời kỳ Công xã nó đã bị phá bỏ. Vào năm 1898, công ty đường sắt Paris – Orléans giao cho Victor Laloux xây dựng nhà ga mới. Công trình được xây dựng trong hai năm để nhà Bảo tàng Gare d’Orsay chuẩn bị cho cuộc triển lãm tổng hợp tổ chức vào năm 1900. Laloux đã thiết kế một gian giữa dài 135m và rộng 40m. Bên ngoài cấu trúc sắt thép của tòa nhà được bao phủ một cách nghệ thuật bằng nhiều lớp vữa màu sáng. Bên trong công trình không chỉ có 16 sân ga mà còn có rất nhiều nhà hàng và một khách sạn sang trọng có ít nhất 400 gian phòng. Vào năm 1939, nhà Bảo tàng Gare d’Orsay bị bỏ hoang và tiếp tục suy sụp dần hóa của Orsay Walles với bộ phim The trial (Phiên tòa) hay việc thành lập công ty của Jean Louis năm 1973, Tổng thống đương thời của Pháp lúc đó, Georges Pompidou đã quyết định cho nó trở thành công trình kỷ niệm quốc gia và coi đây là bảo tàng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật trong nửa thế kỷ từ Đế chế thứ II của Napoléon Đệ III đến thời kỳ đầu của trường phái Lập thể. Nó chứng tỏ được mình là một sợi dây hoàn hảo nối giữa Bảo tàng Louvre, một nhà thờ của nghệ thuật cổ xưa với Centre Georges Pompidou, một nhà thờ của nghệ thuật hiện đại. Vào năm 1978, việc đấu thầu xây dựng lại tòa nhà này bắt đầu xuất hiện và nhóm ACT đã giành được quyền. Ông Gae Aulenti, một kiến trúc sư Italia đã giành được giao phần trang trí nội thất. Ngày nay có hơn 4.000 tác phẩm được trưng bày trên hơn 44.000m2 bao gồm các bức tranh điêu khắc, bức vẽ và đồ đạc. Tầng trệt chủ yếu là các bức tranh, các bức điêu khắc và nghệ thuật trang trí từ năm 1850 đến 1870 và với các tác phẩm của Ingres, Delacroix, Manet, Puvis de Chavannes và Gustave Moreau; trong khi ở tầng thượng trưng bày các bức tranh của trường phái Ấn tượng (Monet, Renoir, Pisarro, Degas và Manet), các bộ sưu tập Personnaz, Gachet và Guillaumin; các bức họa theo trường phái hậu Ấn tượng với những kiệt tác của Seurat, Signac, Tolouse – Lautrec, Gauguin, Van Gogh và nhóm Nabis (Bonnard, Vuilard và Vallotton). Cuối cùng, ở tầng giữa nổi bật với các tác phẩm nghệ thuật chính thống của nền hôi họa kinh viện cộng hòa, tượng trưng, đệ III.
ĐẠI LỘ CHAMPS – ÉLYSÉES
Khu vực rộng lớn này nằm ở phía Tây của Quảng trường Concorde. Nó nguyên là một khu đầm lầy. Vào năm 1667, sau khi cải tạo nó, họa sỹ Le Notre đã thiết kế một Đại lộ rộng lớn mang tên Grand Cours. (Nó trở thành Đại lộ Champs – Elysées vào năm 1709) kéo dài từ Tuileries đến tận Quảng trường Etoile, ngày này gọi là Quảng trường Gaulle. Ở vị trí đầu tiên của Đại lộ là những bức tượng con ngựa của Marly, một tác phẩm của Guillaume Coustou. Từ đây kéo dài đến Ronde Point (Bùng binh) của Quảng trường Champs Elysée. Đại lộ Champs Elysées nằm cạnh một công viên. Vào thời kỳ Đế chế thứ II, nơi đây trở thành nơi hội họp thịnh hành nhất và là khu vực của tầng lớp thượng lưu toàn thành Paris. Ngày nay, có lẽ nó không còn mang đặc tính quý tộc một thời nữa nhưng vẻ xinh đẹp tao nhã của nó thì không hề bị mất đi chút nào. Các cửa hàng sang trọng, các nhà hàng nổi tiếng và cơ quan hàng không quan trọng đứng thành hàng dọc theo đường đi rộng lớn. Nơi đây luôn đầy ắp người dân Paris, khách du lịch và mọi thứ trên thế giới.
KHẢI HOÀN MÔN
Cuối Quảng trường Champs Elysées và trên đỉnh ngọn đồi Chaillot là Quảng trường Champs Gaulle rộng lớn. Người ta có thể thấy ở quảng trường này có ít thất 12 công trình nghệ thuật chính. Đứng biệt lập ở giữa quảng trường là Khải hoàn môn hùng vĩ bề thế. Vào năm 1806, dưới thời Napoléon, Chalgrin đã khởi công xây dựng nó. Napoléon đã ra lệnh xây dựng Khải hoàn môn như một lâu đài kỷ niệm vĩ đại về quân đội. Nó được hoàn tất vào năm 1836 và chỉ có một mái vòm hình ống. Nó gần như lớn hơn Cổng Arch of Constantine ở Thành Roma: thực tế nó cao 164 phít (xấp xỉ 49,99m) và rộng 147 phít (xấp xỉ 44,8m). Bề mặt của cổng có những bức phù điêu khổng lồ, trong đó nổi tiếng nhất và đẹp nhất là bức nằm bên phải, trên phần cổng hướng về Quảng trường Champs - Elysées. Nó miêu tả sự ra quân của những người lính tình nguyện năm 1792 và gọi đó là "Marseillaise''. Những chiến thắng của Napoléon được tạc kỷ niệm ở bức phù điêu nằm trên cao nữa, trong khi những tấm khiên tạc trên phần đỉnh của cổng có khắc các tên trận đánh lớn. Dưới cổng là hầm mộ những chiến sĩ vô danh. Nó được xây dựng vào năm 1920 và hàng đêm mọi người vẫn hướng về ngọn lửa bất diệt ấy. Có một đài kỷ niệm lịch sử trong một nhà bảo tàng nhỏ nằm bên cạnh cổng; ở đấy người ta có thể đọc được tên của ít nhất 558 vị tướng, một số tên được gạch chân bởi vì họ đã hy sinh trong chiến trận.
LÂU ĐÀI CHAILLOT
Tòa nhà này cũng được xây dựng nhân dịp một cuộc hội chợ Quốc tế tổ chức năm 1937. Các kiến trúc sư Boileau, Carlu và Azéma thiết kế lâu đài trên vị trí trước đây là Tòa Trocadéro, nằm giữa lâu đài là một nền đất cao có trang trí các bức tường đồng mạ vàng. Nó hợp với hai sảnh đường khổng lồ, trải dài như hai cái cánh tạo thành một vòng ôm lớn. Từ nền đất, có một cầu thang và những khu vườn thoai thoải chạy xuống sông Seine, các âm thanh của tháp nước và đài phun nước càng làm tăng thêm phần dễ chịu, thoải mái của những vườn cây cảnh. Mặt trước của hai sảnh đường được khắc thơ của nhà thơ Valéry. Ngày nay chúng trở thành bảo tàng các di tích của Pháp (một bộ sưu tập nổi tiếng về các tác phẩm thời Trung cổ), Bảo tàng Hải quân (trong đó có mẫu của con tàu La Belle Poule, làm cho người ta nhớ đến con tàu của Napoléon vẫn còn ở Đảo Saint Helène) và Bảo tàng nhân loại phong phú với những bộ sưu tập và tư liệu của loài người.
TRƯỜNG QUÂN SỰ
Khu nhà này đứng ở cuối phía Nam khu vườn Champs de Mars. Nó là sáng kiến của nhà tài phiệt Paris duverrley và phu nhân Pompadour. Hai người này đều muốn các nam thanh niên ở tầng lớp hạ lưu tham gia vào binh nghiệp. Kiến trúc sư Jacques - Ange Gabriel đã xây dựng khu nhà trên khoảng giữa năm 1751 và 1773 theo một kiểu rất nghiêm trang qua hình dáng cân đối hài hòa của nó. Mặt tiền của khu nhà có hai tầng cửa sổ và ở giữa là sảnh đường có các cây cột đỡ lấy trán tường. Nó được trang trí bằng các bức tượng và có một vòm trần che phủ ở đằng sau, nếu bạn đứng ở Quảng trường Fontenoy thì có thể nhìn thấy Courtyard of Honour (sân danh dự) trang nhã có mái cổng gồm các cột đôi kiểu Doric và một mặt tiền khác tạo nên nhờ ba sảnh đường được nối với nhau bằng hai hàng cột. Ngày nay, khu nhà này vẫn sử dụng làm trường quân sự. Vào năm 1784 Napoléon Bonaparte đã vào học trường đó và năm sau ra trường với hàm Thiếu úy pháo binh.
KHU LES INVALLDES
Khu nhà rộng lớn Les Invalides trải dài giữa Quảng trường Vauban và khu Esplanade des Invalides. Nó bao gồm khách sạn Invalides, tòa nhà Dôme và Nhà thờ Thánh Louis. Toàn bộ công trình do Libéral Bruant xây dựng theo lệnh của Vua Louis XIV vào năm 1671. Nó được thiết kế làm nơi trú thân cho những người lính già tàn phế, họ buộc phải sống bằng nghề ăn xin. Công trình được hoàn tất vào năm 1676, sau đó có thêm Nhà thờ Thánh Louis và tòa Dôme do J.Harduoin Mansart thiết kế. Quảng trường rộng lớn của Esplanade dài 520 i át (xấp xỉ 475,28m) và rộng 270 i át (xấp xỉ 246,78m) được thiết kế vào khoảng giữa năm 1704 và 1720. Nó tạo thành vành đai phải của khách sạn Invalides. Trong khu vườn nằm trước khách sạn này là một hàng các bức tượng đồng giáo sỹ từ thế kỷ XVII và XVIII gồm 18 bức có ''Phù điêu chiến thắng''; chúng chỉ được thắp sáng trong những dịp đặc biệt. Trên đường vào có hai bể kiểu Đức xây dựng xong vào năm 1944. Mặt tiền của tòa nhà xây rất trang nghiêm và bề thế, dài 643 phít (xấp xỉ 195,89m) và có 4 tầng cửa sổ. Ở giữa có một cổng chính rất uy nghi chạm khắc hình Vua Louis XV, có vị Thần thông thái và vị Thần công lý đứng ở hai bên. Trên đường vào sân trong, người ta có thể nhìn thấy cấu trúc đều từ bốn phía với các đường vòm hai tầng của chúng. Nhờ vậy, sảnh đường ở phía cuối biến thành mặt tiền của Nhà thờ Thánh Louis. Ở giữa sán là bức tượng Napoléon của Seurre. Bức tượng này trước đó được dựng trên đỉnh cột tại Quảng trường Vendôme. Trong Nhà thờ Thánh Louis des Invalides, nơi đáng chú ý nhất là Điện thờ Napoléon. Nơi này cất giữ chiếc xe tang có lưu những vật còn lại của Hoàng đế được đem ra khỏi Đảo Saint Hélène để chôn cất và một chiếc quan tài để thi hài của Napoléon được đem về Pháp năm 1840.
TÒA DÔME DES INVALIDES
Nó được coi là một trong những kiệt tác của kiến trúc sư Hardouin - Mansart và được xây dựng giữa năm 1679 và năm 1706. Các hình dạng thuần chủng và phong cách cổ điển, nghiêm trang là đặc trưng của tòa nhà này. Nó có cấu trúc hình vuông và có hai tầng. Mặt tiền của nó là một công trình nghệ thuật có tính đối xứng và trang nhã, ở phía trên hai tầng cột đỡ cái trán tường là một khối đặc hình trống với hàng cột đôi. Sau một dãy đòn nhô trang nghiêm là mái vòm thon thả nổi bật với cách trang trí bằng những vòng hoa và các hoa văn khác. Những chiếc lá mạ vàng trang hoàng trên đỉnh nóc lấp lánh dưới ánh Mặt trời. Công trình kiến trúc này kết thúc bằng cái cửa trời nhỏ với một ngọn tháp cách mặt đất 350 phít (xấp xỉ 206,88m). Mặt trong tòa nhà xây theo hình chữ thập kiểu Hy Lạp phản ánh được tính đơn giản của mặt ngoài. Trong các dải mái vòm, Charles de la Fosse đã vẽ 4 tác giả Phúc Âm trong khi đó ở giữa ông lại vẽ hình thánh Louis đang dâng Chúa Jésus thanh gươm mà Ngài đã đánh thắng những kẻ không theo Đạo. Ngay dưới mái vòm là đường vào hầm mộ. Nơi đâu có lưu giữ mộ của Napoléon. Đây cũng là hầm mộ của các thành viên của gia đình Hoàng đế cũng như những người Pháp vĩ đại khác. Trong các điện thờ về phía tay phải là các ngôi mộ của anh Napoléon, Joseph Bonaparte và của hai Nguyên soái Vauban và Foch. Người anh trai khác của Hoàng đế là Jérome được chôn cất ở điện thờ thứ nhất phía tay trái và tiếp theo là mộ của Turenre và Lyautey.
MỘ CỦA NAPOLÉON
Napoléon Bonaparte mất ngày mồng 5 tháng 5 năm 1821 tại Đảo Saint Hélène, nhưng mãi bảy năm sau người Pháp mới được người Anh đồng ý cho đem thi hài Hoàng đế của họ về quê hương mình. Vua Philippe đã cử con trai là Hoàng tử Joinville tới Đảo Saint Hélène giám sát công việc khai quật thi hài Hoàng đế. Lần trở về này là chuyến đi thành công cuối cùng của con người Pháp vĩ đại đó. Ông là người mà nhân dân kính yêu nhất, binh sĩ sùng ái nhất và làm cho kẻ thù ông kinh sợ nhất. Vào tháng 9 năm 1840, một con tàu Pháp đã đưa thi hài Napoléon về đến Le Havre và dần dần tạo thành cả một đoàn dài trên sông Seine kéo đến tận Paris.
Ngày 15 tháng 9 có một trận bão tuyết, nhưng hầu như toàn thành phố đều tham dự lễ tang Hoàng đế. Thi hài Hoàng đế được đưa đi từ từ, dọc các con đường chính, qua Khải Hoàn Môn xuống Đại lộ Champs Elysées để đến nơi yên nghỉ tại Nhà thờ Dôme des Invalides; như vậy, cảnh sống tha phương của Napoléon cuối cùng đã chấm dứt. Giống thi hài một ông Vua Ai Cập Cổ đại, thi hài ông được đặt trong 6 lớp quan tài: lớp thứ nhất bằng thiếc, lớp thứ hai bằng gỗ dái ngựa, lớp thứ 3, thứ 4 bằng chì, lớp thứ 5 bằng gỗ mun và lớp thứ 6 bằng gỗ sồi. Và sau đó, nó được đặt vào một chiếc quan tài đá đỏ để trong hầm mộ do kiến trúc sư Viseonti vĩ đại thiết kế dành cho những mục đích đặc biệt ở đây có 12 bức tượng chiến thắng khổng lồ, ngày đêm canh gác cho Hoàng đế, như thể chúng tượng trưng cho toàn dân Pháp; cuối cùng đã về đoàn tụ với người anh hùng vĩ đại của mình và dường như là để cho ông, sau khi mất được gần gũi bên một người thân mà ông phải xa cách suốt cả cuộc đời. Cạnh mộ Napoléon là con trai ông, Vua của Thành Roma, người nổi tiếng là L'Aiglon (chú đại bàng non).
CUNG ĐIỆN LUXEMBOURG
Sau khi Vua Henry Đệ IV qua đời, Hoàng hậu Marie de Medici dường như không muốn sống ở Cung điện Louvre nữa; bà muốn sống ở một nơi nào đó gợi cho bà nhớ về thành phố Florence, nơi bà đã sinh ra. Nhờ vậy mà năm 1612, Công tước Francois de Luxembourg đã dâng ngôi nhà này cùng với một khu đất khá lớn cho bà. Và năm 1615, bà đã giao cho Salomon de Brosse có trách nhiệm xây dựng một toà lâu đài có kiểu cách và nguyên vật liệu thật giống những lâu đài Florence mà bà đã rời nó để sang Pháp. Và thực tế thì cả phần đá chạm khắc thô sơ, những cây cột và các vành tròn lớn đều gợi nhớ Toà nhà Palazzo Pltti ở Florence nhiều hơn là nhớ đến bất kỳ một toà nhà nào ở Paris. Mặt tiền của nó gồm một sảnh đường hai tầng, bên trên có một mái vòm và hai sảnh đường hai bên liên hợp với phần giữa bằng những đường hành lang. Khi cuộc cách mạng nổ ra, tòa lâu đài này bị tách ra khỏi gia đình Hoàng tộc và biến thành nhà tù quốc gia.
Ngày 4 tháng 11 năm 1785, danh bạ điện thoại đầu tiên được đặt ở đây, sau đó Napoléon đã quyết định lấy nơi này làm Thượng Nghị viện. Trong tòa lâu đài đã có rất nhiều tác phẩm của Eugéne Delacroix và Tordaens.
KHU VƯỜN LUXEMBOURG
VÀ ĐÀI PHUN NƯỚC MEDICI
Đài phun nước Medici
Có lẽ đây là một trong những cái lý thứ nhất và đặc trưng nhất của Paris, một thành phố phong phú về nhiều khía cạnh khác nhau. Khu vườn này nằm bên những con đường đông đúc xe cộ và người, có tiếng động ồn ào nhưng vẫn ẩn giấu được sau những góc cây xanh, những ốc đảo yên bình, mà ở đây thời gian như trôi chậm lại. Một trong những nơi để thư giãn tinh thần là khu vườn Luxemboulg. Đây là một công viên công cộng rộng lớn, hàng ngày náo động bởi có nhiều sinh viên và thanh niên đến đây do nó nằm gần khu La tinh (Latin Quartier). Giữa những hàng cây trải rộng mênh mông có bốn đài phun nước, các nhóm tượng và thậm chí có cả sân bóng. Một loạt các bức tượng xinh đẹp tả các Hoàng hậu Pháp và nhiều phụ nữ lộng lẫy khác dọc theo các bậc thang của công viên. Ở cuối một con kênh đào về phía Đông của Lâu đài Luxembourg nằm trong vòm cây xanh tốt là đài phun nước Medici lộng lẫy, đài phun nước này có thể coi là của Salomon de Brosse xây dựng. Trong hốc tường ở trung tâm là tượng Polyphemus diễn tả khi ông làm cho Galatea kinh ngạc với hình người chăn cừu Acis, đây là tác phẩm của Ottin, xây dựng năm 1863. Mặt sau là một bức phù điêu của Valois có từ năm 1806. Nó mô tả Leda và con thiên nga.
ĐÀI PHUN NƯỚC CỦA ĐÀI THIÊN VĂN
Nếu bạn rời khỏi khu vườn Luxembourg theo hướng Đài Thiên văn, bạn sẽ đi dọc theo Đại lộ Observatoire (Đại lộ Đại thiên văn) tuyệt đẹp có trồng cây hai bên đường. Tại đây, dưới vòm cây xanh là một đài phun nước có tên “Đài phun nước của bốn góc trái đất”. Davioud đã xây dựng vào năm 1875. Nó nổi tiếng với một nhóm các cô gái tượng trưng cho bốn góc trái đất. Carpeaux đã chạm khắc ra những thân hình duyên dáng và tuyệt mỹ này.
ĐIỆN PANTHÉON
Trong thời kỳ bệnh dịch khủng khiếp năm 1744, điện Panthéon được xây dựng giống như Nhà thờ Thánh Geneviere - tuân theo lời nguyện của Vua Louis XV. Soufflot đã thiết kế và khởi công xây dựng nó vào năm 1758 và hoàn tất năm 1789 với sự đóng góp của Rondelet. Trong suốt thời kỳ cách mạng, nó trở thành Nhà thờ của Glory dùng làm nơi chôn cất những con người vĩ đại. Dưới thời Napoléon vào năm 1806, nó được mở lại làm nơi thờ cúng nhưng chỉ được đến năm 1885, khi nó hoàn toàn trở thành Nhà thờ thế tục. Trong khi thiết kế toà nhà này, Soufflot đã tìm kiếm một kiểu cổ điển trang nhã, trở về với thế giới xa xưa. Cái nổi bật nhất là kích thước khác thường của nó: dài 360 phít (xấp xỉ 100,728m) và cao 272 phít (xấp xỉ 82,9m). Ở phía trước nhà thờ là một cầu thang dẫn đến hàng hiên có 22 cột đỡ lấy một trán tường. Vào năm 1831, David d'Angers đã điêu khắc tác phẩm ngụ ngôn với hình tượng của Tổ quốc đứng giữa hình tượng của tự do và lịch sử, ở đây ai cũng có thể nhìn thấy dòng chữ khắc nổi ''Aux grandes hommes, Ia patrie reconnaisante” (Nước Mẹ biết ơn những người con vĩ đại).
Một mái vòm lớn nổi bật trên toàn tòa nhà giống hệt mái vòm của Christophen Wren trên Nhà thờ Thánh Paul ở London. Cũng ở đó, phần nhà hình ống được bao quanh bằng vành đai cột kiểu Corinthian. Trong tòa nhà này có hình cây thánh giá Hy Lạp, bên trên đường cắt ngang có một mái vòm được đỡ bằng bốn trụ cột trong đó một trụ cột là mộ của Rousseau. Các bức tường được trang trí bằng các tác phẩm tranh, trong đó có các bức hoạ nổi tiếng của Puvis de Chayannes minh hoạ cho nhiều câu chuyện về Thánh Genevière. Hầm mộ nằm dưới nhà thờ có để rất nhiều ngôi mộ của những nhân vật tên tuổi lẫy lừng. Người đáng nhắc tới ở đây là Victor Hugo (ông được chôn cất ở đây năm 1885), Emile Zola, Voltaire, bản thân nhà thiết kế Soufflot Carnot và Mirabeau. Có 425 bậc thang dẫn tới đỉnh của mái vòm, từ đó người ta có thể được ngắm một bức tranh toàn cảnh rộng lớn và rất gây ấn tượng. Điện Parthéon là điện duy nhất của nước Pháp chỉ dành riêng chôn cất những danh nhân Văn hóa vĩ đại.
NHÀ THỜ THÁNH ETIENNE DU MONT
Nhà thờ này là một trong những công trình đáng kể nhất của Paris cả về hình dáng mặt tiền lẫn phần nội thất. Nó đứng ở khu vực đẹp nhất của thành phố - Khu phố Latinh. Ngay từ đầu thế kỷ XIII, Trường Đại học Tổng hợp Paris đã được thành lập ở đây. Trường Đại học này ngày nay lập tức đã trở nên nổi tiếng của nền văn hóa phương Tây nhờ tên tuổi của những bậc thầy vĩ đại đã từng học ở đây, như là những tên tuổi St. Bonaventuna và St. Thomas Aquinas. Rồi ở đây người ta còn xây dựng thêm Nhà thờ St. Etienrnle du Mont. Nó được khởi công xây dựng vào năm 1492 đến năm 1822 mới được hoàn thành. Vẻ độc đáo của Nhà thờ rất gây ấn tượng. Thực tế mặt tiền của nó là một sự pha trộn kỳ dị giữa kiểu Phục hưng và kiểu Gothique trừ ba cái trán tường chồng lên nhau. Bởi vì chúng rất kỳ lạ và thành công trong việc tạo ra một hình thức thống nhất, rõ ràng mạch lạc. Nhà thờ này cũng lưu giữ hòm đựng thi hài của Thần hộ mệnh thành Paris, Thánh Genevière, người đã cứu thành phố khỏi sự đe dọa của người Hun vào năm 451.
Nếu như mặt tiền của Nhà thờ làm người ta kinh ngạc về hình thức hỗn hợp của nó, thì phần nội thất lại rất bình thường với kiến trúc thẳng trơn xây theo kiểu Gothique gồm ba gian vách và dãy nhà cánh ngang. Nó có một cột trụ cao đỡ lấy các vòm và được nối với nhau bằng một hành lang trên các cổng vòm. Nhưng phần đẹp nhất phía trong Nhà thờ khiến nó trở thành kiểu độc đáo duy nhất ở Paris là ''Jubé''. Đó là kiểu hành lang lửng lơ tách giáo đường chính khỏi nơi hát Thánh ca. Có lẽ Philiber Delorme đã thiết kế ra kiểu này. Nó là kiểu “Jubé” duy nhất nổi tiếng ở Paris và cấu trúc này có từ giữa năm 1521 và 1545. Người ta bố trí đều đặn trên các cầu thang xoáy trôn ốc nằm ở hai bên bằng những kiểu trang hoàng lộng lẫy theo cảm hứng nghệ thuật thời Phục hưng. Nhờ vậy nó tạo ra một kết quả nghệ thuật có nhịp độ đều đặn thông suốt. Trong hành lang, cạnh những cây cột của điện thờ Đức Mẹ, có chôn cất hai nhân vật nổi tiếng trong nền văn hóa Pháp thế kỷ XVII: Pascal,và Racine. Các cửa sổ của hành lang và nơi hát Thánh ca đều cổ kính màu lộng lẫy từ thế kỷ XVI - XVII.
NHÀ THỜ CỦA SORBONNE
Đây là phần lâu đời nhất trong các tòa nhà của Trường Đại học Sorbonne: Lemercier đã xây dựng nó khoảng giữa năm 1635 và 1642, mặt tiền của nó mang đặc trưng kiểu Baroque với hai tầng nằm dưới một mái vòm trang nhã. Kiểu trang trí xoắn ốc kéo từ tầng hạ lên tầng thượng có nguồn gốc từ Italia. Một kiểu sao chép hình ảnh được giới thiệu theo đường đi từ những cây cột thuộc tầng hạ cho đến những dải trụ bổ tường bằng phẳng hơn ở tầng thượng, và tăng dần độ sáng. Bên trong Nhà thờ, trong giáo đường chính là một mộ bằng đá hoa cẩm thạch trắng của Cardinal Richelieu do Giardon chạm khắc năm 1664, theo mẫu thiết kế của Le Brun.
KHÁCH SẠN CLUNY
Bên cạnh sự tàn lụi của các bể bơi kiểu Roman (có từ giữa thế kỷ II và đầu thế kỷ III) thì tòa nhà có bãi cỏ và vườn cây xanh này là một trong những kiểu mẫu đẹp nhất của cái gọi là kiến trúc Gothique Quốc tế ở Paris. Khu đất này thuộc tu viện chung ở Burgundy. Khoảng giữa năm 1485 và 1489, cha trưởng tu viện Jacques d'Amboise đã cho xây dựng nơi này thành chỗ ở của các tu sĩ Benedictin từ Cluny về thăm thủ đô. Trong thời kỳ cách mạng có sắc lệnh, tuyên bố tòa nhà đó biến thành của công và được bán. Vào năm 1843, nó trở thành dinh thự của nhà sưu tập Alexander du Sommerand và khi ông mất vào năm 1842, thì ngôi nhà và các bộ sưu tập của ông đều thuộc Nhà nước. Hai năm sau, một nhà bảo tàng được khai trương ở đây trưng bày các vật thể minh họa cho cuộc sống thời Trung cổ của Pháp, xếp loại từ các bộ y phục đến các đồ kim hoàn, từ đồ sành Majolica đến vũ khí, từ các bức tượng đến các tấm thảm. Người ta đi vào nhà bảo tàng qua một cửa mở ra phía sân trong. Từ đây họ có thể đánh giá đầy đủ vẻ trang nhã và thâm nghiêm của toà nhà: hai hàng cửa sổ chạy theo hàng ngang và một cột tháp có cầu thang được trang trí bằng các biểu tượng của Thánh James. Phong cách kiểu Gothique Quốc tế được thể hiện qua những nét hoa văn trang trí cổ điển trong hàng lan can bao phủ mái nhà và các cửa sổ gác mái.
BẢO TÀNG CHAPEL
Nằm trong 24 phòng của bảo tàng này là bộ sưu tập của Alexandrer du Sommerand; bằng những chất liệu phong phú và đa dạng, chúng đã để lại một bức tranh toàn cảnh hoàn chỉnh về cuộc sống hàng ngày ở thời Trung cổ. Một trong những bộ sưu tầm giá trị nhất của bảo tàng là các bộ thảm, chúng được dệt ở Loire và Flanders vào thế kỷ XIV và XV.
Phòng số 11 còn được gọi là phòng Rotonda có một bức thảm nổi tiếng ''La Dam à la Liocorne'' xuất hiện từ đầu thế kỷ XVI. Trong khu nhà bảo tàng, phòng số 20 chắc chắn là căn phòng nổi tiếng nhất và lộng lẫy nhất. Ban đầu nó được dành cho các cha trưởng tu quyền sử dụng; với kiểu Gothique Quốc tế thuần chủng nhất nó chỉ có duy nhất một cột trụ ở giữa phòng, và đó là nơi giao nhau của các đường gân nổi trên mái vòm; dọc theo những bức tường là một loạt các đòn chìa với những bức tượng của gia đình Amboise, nằm trong các hốc tường. Các tác phẩm đẹp nhất nằm trong Bảo tàng Chapel này là các bức thảm nổi tiếng minh hoạ huyền thoại về Thánh Stephen, chúng có từ nhà thờ Cathedral của Auxerre và được hoàn thành vào khoảng năm 1490.
NHÀ THỜ THÁNH GERMALN DES PRÉS
Khu phố Thánh Germain này nổi bật thêm nhờ cuộc sống ồn ào ở đây, các đường phố rực rỡ màu sắc và mang đường nét đặc thù đan chéo nhau tạo nên nhiều góc đường xinh đẹp. Nơi này còn có Nhà thờ Thánh Germain den Prés, một nhà thờ cổ nhất Paris được xây dựng vào giữa thế kỷ XI và XII. Những người Norman đã phá hủy nó ít nhất bốn lần, nhưng mỗi lần xây dựng tại người ta vẫn xây theo kiểu Romanesque uy nghiêm. Ở mặt tiền của nhà thờ, người ta có thể nhìn thấy phần còn lại của chiếc cổng đường bệ xây từ thế kỷ XII; nhưng nó không may bị một mái cổng thuộc thế kỷ XVII xây vào năm 1607 che khuất một nửa. Ngoài ra, nó còn có một tháp chuông mà các góc được gia cố và làm dày lên bằng những trụ ốp tường. Vào thế kỷ XIX, hai cột tháp đứng hai bên nơi hát Thánh ca đều bị phá hủy và ngay cả nơi hát Thánh ca ấy ngày nay cũng còn lại rất ít dấu tích. Bên trong nhà thờ có ba gian vách và một giáo đường chính và phần cuối của nó được sửa đổi vào thế kỷ XVII. Để cho mọi người thưởng thức được đầy đủ sau những lần khôi phục lại nhà thờ vào thế kỷ XIX, ngày nay những mái vòm và đỉnh cột đã được trang trí rất phong phú đa dạng. Bên trong nhà thờ còn có cả những kiểu cấu trúc đơn giản và trang nghiêm khác nữa. Nơi thấp nhất của nhà thờ này là chỗ hát Thánh ca với những hành lang của nó. Ở đây, kiểu kiến trúc ban đầu từ thế kỷ XII đến nay có phần vẫn còn nguyên vẹn. Trong nhà thờ, có hai ngôi mộ của hai thân vật có tên tuổi lừng lẫy: đó là của Cartesius, nằm ở điện thờ thứ hai về bên phải và của Vua Potish John Casmir nằm ở giáo đường chính về bên trái.
QUẢNG TRƯỜNG DES VOSGES
Nhìn từ trên xuống, hay từ một trong các ô cửa sổ thường được trổ trên mái nhà lợp bằng đá, Quảng trường trông giống như một hành lang rộng lớn ở Nhà thờ, một hình vuông hoàn hảo với độ dài mỗi chiều là 118 yards (107.852m). Quảng trường được khép kín hoàn toàn bởi 36 ngôi nhà cổ tuyệt đẹp với những vòm cổng xây ở tầng trệt và hai hàng cửa sổ ở phía trên. Trong Quảng trường có những hàng cây xanh và những vườn hoa, còn ở chính giữa Quảng trường là bức tượng Vua Louis XIII cưỡi ngựa bằng đá hoa cương, một phiên bản được mô phỏng theo nguyên tác của P.Biard đã bị phá hủy trong cuộc cách mạng.
Quảng trường xảy trên nền của Khách sạn Tournelles, nơi Vua Henry Đệ II đã chết trong một trận chiến đấu trên ngựa vào năm 1559. Quảng trường do Vua Henry Đệ IV thiết kế năm 1607 và được hoàn thành năm 1612. Nhờ hình dáng hoàn hảo, nhờ những vòm cổng được xây dựng nối tiếp nhau tạo thành nơi dạo chơi yên tĩnh; và nhờ sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh của những khu vườn và sự giản dị của những toà nhà bao quanh (những tòa nhà mà trong đó màu trắng tinh khiết của đá hoà quyện với màu đỏ ấm áp của gạch). Quảng trường đã trở thành một trung tâm khác của cuộc sống xa hoa ở Kinh thành Paris - nơi vẫn chưa có dấu ấn của sự kinh hoàng và bạo loạn của cuộc cách mạng. Ở trung tâm của mặt phía Nam là cung điện của nhà Vua, đây là tòa nhà lộng lẫy nhất ở đây. Tòa nhà này được xây cho Vua Henry Đệ IV, phía trước là cung Hoàng hậu.
Ngôi nhà số 6 là viện Bảo tàng Victor Hugo, Đại văn hào Pháp đã sống tại đây từ năm 1832 đến 1848. Nơi này vẫn còn những dấu tích và đồ vật gợi nhớ lại những giây phút trọng đại nhất trong cuộc đời ông, cũng như gần 350 bức phác họa đã minh chứng cho sự vĩ đại của ông, tài năng đa dạng của một thiên tài.
KHU MOULIN ROUGE
(CỐI XAY GIÓ MÀU ĐỎ)
Cũng giống như Montparnasse, thậm chí còn hơn thế. Montmartre (Môngmactơrơ) đã và đang là một trong những khu phố tuyệt đẹp và lôi cuốn nhất của thành phố Paris. Nó nằm trên một quả đồi đá vôi cao 425 pha (xấp xỉ 128,53m). Nơi đây theo truyền thuyết, có vị Giám mục đầu tiên của Paris là Thánh Denis bị xử trảm vào năm 272. Một số người tin rằng, tên của khu phố bắt nguồn từ một hiện thực: ngọn đồi này vốn được gọi là "Mons Mattrum" (ngọn núi của những người tử vì đạo) sau đó nó sinh ra cái tên như bây giờ. Suốt cả thế kỷ XIX nơi đây là Thánh địa của những người nghệ sĩ cho rằng cuộc sống của người Bohemian là cuộc sống tự do thoải mái, sáng tạo ra nghệ thuật là lý do của cuộc sống và loại bỏ bất kỳ cố gắng nghệ thuật nào không thể hiện được một lối sống. Mỗi họa sĩ từ người nổi tiếng nhất, đến người bình thường nhất đều để lại ở Montmartre một dấu ấn về cuộc đời và nghệ thuật của mình. Dưới chân đồi là Quảng trường Blanche nổi bật với những cánh quạt dài của cối xay gió thuộc Khu Moulin Rouge (cối xay gió màu đỏ). Nó được dựng vào năm 1889 và là nơi các nghệ sĩ Velentin de Désossé, Jane Avril và La Goulue biểu diễn. Các quán rượu ở đây đã cho ra đời điệu nhảy căng căng (''the can can'') trên sân khấu của mình. Nó làm cho ta liên tưởng đến họa sĩ Toulouse Lautrec, người đã thức thâu đêm ở đây với cây bút để vẽ những hình ảnh tuyệt đẹp và cuốn hút với cuộc sống chân thực nhất, mang tính nhân văn nhất về cuộc sống ban đêm trong những quán rượu và nhà hát. Ở đây, những người sống vì nghệ thuật lại bị loại trừ ra khỏi nghệ thuật và được công luận ban phúc này, cuối cùng đã tìm được chỗ đứng cho mình. Họ được quảng cáo trên các áp phích của Toulouse Lautres trong phạm vi rộng lớn nhất và đạt được danh tiếng mà không bao giờ họ có ở bên ngoài khu Moulin Rouge này.
NHÀ THỜ SACRÉ COEUR
Đứng ở bất cứ phía nào của thành phố người ta cũng ngắm được bức tranh toàn cảnh của Paris, nhưng cuối cùng họ đều phải dừng mắt lại nơi vòm cổng trắng của Nhà thờ Sacré Coeur. Nó đứng uy nghi trên đỉnh đồi Montmartre và được xây dựng vào năm 1876 bằng tiền quyên góp của nhân dân cả nước. Nó được tôn phong vào năm 1919. Các kiến trúc sư (trong đó quan trọng nhất là kiến trúc sư Abadie và Mogno) đã thiết kế nó theo kiểu rất cuốn hút. Đó là sự pha trộn của phong cách Romanesque và Byzantine.
Kiểu 4 cổng vòm nhỏ và một cổng vòm lớn ở giữa đứng đơn lẻ trên một khối hình trống cao mang nét đặc thù của phương Đông. Phía sau là một tháp chuông vuông vắn cao 275 phít (xấp xỉ 83,82m) có một quả chuông ''Savoyard" nổi tiếng nặng ít nhất 19 tấn và vì thế nó là quả chuông lớn nhất thế giới.
Có những bậc thang vững chãi dẫn lên mặt tiền của Nhà thờ và cổng vòm có ba khung vòm ở phía trước. Bên trên là các bức tượng kỵ sĩ, có lẽ đó là hai nhân vật lịch sử được nhân dân Pháp yêu quý nhất là Vua Louis, một vị Thánh là Joan của Art. Ở phần bên trong, do sự trang trí cực kỳ công phu các bức phù điêu tranh họa và nhiều bức khảm mà người ta có thể nói rằng: Nhà thờ này đã mất đi kiểu kiến trúc nhất quán của mình. Từ trong nhà thờ, người ta có thể đi xuống hầm mộ ngầm rộng lớn hay trèo lên đỉnh của mái vòm; từ đó họ có thể thấy được bức tranh toàn cảnh của thành phố cả vùng lân cận trải dài hàng dặm. Để có thể nhìn thấy cả khối trắng của chính Nhà thờ này ở một vị trí có lợi thế tốt nhất, bạn nên đi xuống Quảng trường Thánh Pierre ở phía dưới hoặc đi bằng tàu trượt trên dây cáp rất thuận tiện, hay xuống theo đường cầu thang dốc. Người ta có lẽ cũng phản đối rằng, kiểu dáng của nhà thờ này cùng với chính màu sắc và kích thước của nó tương phản quá lớn với các công trình khác của thành phố và với nước gỉ đồng xám xuất hiện cùng dòng thời gian. Những kiểu hợp nhất của Nhà thờ Sacré Coeur trong quang cảnh của thành phố Paris này ngày nay đã được tất cả mọi người chấp nhận. Có lẽ, chính sự đối lập đó đã tạo nên giá trị của nhà thờ và của các công trình kỷ niệm khác đồng thời cũng làm chúng nổi bật về nội dung nghệ thuật và lịch sử.
QUẢNG TRƯỜNG TERTRE
Khái niệm hội họa trước đây khá thịnh hành là khái niệm, họa sĩ sống để làm họa sĩ và chỉ sống vì mục đích hội họa của mình thì ngày nay đã thay đổi. Điều đó có lẽ đã không đúng ở tất cả mọi nơi, ít nhất là ở Quảng trường Tertre. Ở đây thời gian không ngừng trôi. Quá trình biến đổi vẫn cứ diễn ra, giới thiệu cho mọi người những tính cách mới. Đó là cái không thể thiếu được trong thời hiện đại này. Thật ngớ ngẩn khi đi đến Quảng trường Tertre và các đường phố nhỏ bé để tìm các dấu tích của không khí thời hoàng kim xa xưa. Nơi đây cũng như bất cứ đâu, những biến đổi do thời gian đem lại đã sinh ra tác động ngoài ý muốn con người và mọi vật xung quanh.
QUẢNG TRƯỜNG LA NATION
Nơi này nguyên là Quảng trường Trôme. Sau đó, ngai vàng được xây dựng ở đây vào ngày 16 tháng 8 năm 1660, khi Vua Louis XIV và Maria Theresa tiến vào thành phố. Trong thời kỳ cách mạng, máy chém được đặt ở đây nên nó được gọi là Quảng trường Trôme Renversé và vào năm 1880, nó lấy tên hiện nay. Một nhóm tượng đồng Triumph of The Republic (Chiến thắng của Nước Cộng hòa) của Dalou (1899) được đặt trong một cái bồn ở Trung tâm Quảng trường.
QUẢNG TRƯỜNG CỘNG HÒA
Haussmann đã sáng tạo ra quảng trường hình chữ thập rộng lớn này(1854) để làm nơi diễn tập của quân đội. Chúng được lập ra để đàn áp các phong trào khởi nghĩa của nhân dân. Ở giữa quảng trường là đài kỷ niệm có bức tượng Republic (1883) đặt trên một cái bệ được trang trí bức phù điêu bằng đồng của Dalou miêu tả những sự kiện lịch sử của nước Pháp.
CÔNG VIÊN VILLETTE
Năm 1867, nơi đây là thị trường mua bán súc vật; vào năm 1979, Công viên Villette (38 ha) được đưa vào vị trí bảo tàng lớn nhất đã từng cống hiến cho khoa học và kỹ thuật. Công trình kiến trúc này bao gồm: “Géode” (một phòng chiếu phim hình bán cầu rộng lớn), một “Grande Halle” (một trong những tòa nhà kim loại đẹp nhất của thế kỷ XIX) và phòng trưng bày ''Zénith''.
CỔNG GRANDE ARCHE (CỒNG LỚN)
Dane Johan Otto von Spreckelsen đã thiết kế cổng này vào năm 1982 và nó được khánh thành vào tháng 6 năm 1989. Cổng Grande Arche gồm hai cột tháp cao 105m, trên đỉnh có chặn một cột ngang, cấu trúc được ốp bằng thủy tinh và đá hoa cương Carrara, ở giữa có treo một tấm vải bạt lớn đó là cái gọi là Cloud(mây). Có bốn cầu thang máy đưa khách tham quan lên tháp lầu.
HAI BỜ SÔNG SEINE
Cách cầu Neuilly một đoạn ngắn là bờ sông Seine nổi tiếng nhờ có ''Leo Bords de Seine'' (Hai bờ sông Seine) rất xinh đẹp và là nơi dạo chơi lý tưởng. Đi dạo theo đường bờ sông có trồng cây hai bên và có vô số chiếc xà lan đậu ở đó, người ta có thể nhìn thấy quận Defense (bảo vệ) - một biểu tượng của nền kiến trúc hiện đại với những tòa nhà kính chọc trời.
LA DEFENSE
Khu thành thị của La Defense được hình dung như là một khu kinh doanh khổng lồ rộng 130ha. Nó bắt đầu có từ năm 1995 trên diện tích đất dành cho việc mở rộng cầu Neuilly. Những tòa nhà này được xây dưới khu dạo chơi có lát đá dài 120m rộng 250 và có nhiều bậc thang đi xuống sông Seine, còn dưới nó là các đường cao tốc chạy qua.
Tất cả các tòa nhà hiện đại ở đây đều có đặc điểm là mang dáng hình học thuần tuý (các tháp Fiat, Manhattan, Gan Elf Aquitaine). Công trình hấp dẫn duy nhất ở đây là tòa C.N. I.T. Nơi đây có các hội chợ họp hàng năm, các kiến trúc sư Zehrfuss, Camelot và Mailly tạo dựng nó bằng những lớp bê tông. Khu La Defense có hình chiếc mai lật úp rất táo bạo, liều lĩnh và chỉ cần 3 điểm đỡ.
VŨ HOÀI THU