CHIẾC CẦU TOÁN HỌC
Cống hiến của người Arập trong toán học là mười chữ số 1, 2, 3,..,0 mà người ta gọi là chữ số Arập, được sử dụng trong toán học hiện đại. Thế nhưng trong quá trình phát triển toán học, người ARập chủ yếu tiếp thu bảo tồn toán học Hy Lạp và Ấn Độ và truyền bá sang châu Âu, bắc cây “cầu toán học”.
Trong phép toán, người Arập đã sử dụng và cải tiến chữ số và cách ghi các ví trí chữ số trong toán học Ấn Độ. Họ cũng đã sử dụng phép tính với các số vô tỉ, lại bỏ qua phép tính số âm. Tên gọi môn “đại số” cũng do người Arập phát minh. Người Arập cũng đã biết giải các phương trình bậc nhất, bậc hai,thậm chí đến cả phương trình bậc ba. Họ còn biết cùng hình học để giải thích phương pháp của họ.Ví dụ với phương trình bậc hai x2 + 10x = 39 họ dùng phương pháp hình học để giải thích như sau:
Vẽ một hình vuông có cạnh chứa biết là x. Sau đó trên 4 cạnh của hình vuông lại vẽ về phía bên ngoài của x hình chữ nhật 5/2 lập thành một hình vuông cạnh x+5. Từ hình vẽ phía dưới cho thấy diện tích hình vuông x+5 bằng tổng diện tích hình vuông cạch x, cộng thêm 4 diện tích hình chữ nhật cạnh x và 5/2 tức là ta có:
Hay x2 +10x +25. Nhưng x2 +10x = 39 nên diện tích hình vuông lớn bằng 39+25 = 64. Vì vậy hình vuông lớn phải có chiều dài là 8 và cạnh:
Người Arập còn biết sử dụng giao tuyến của mặt nón để giải phương trình bậc ba, đó là một tiến bộ lớn.
Người Arập còn còn tính được chính xấc số
2= 6,283185307195865
Tức là số đã được tính chính xác đến 17 chữ số thập phân sau dấu phẩy. Ngoài ra, họ còn biết từ tam giác vuông đưa đến sin, tang và cotang. Người Arập còn đề ra lý luận hoàn chỉnh về tam giác phẳng và tam giác cầu.
Toán học Ả rập được gọi là ''chiếc cầu toán học'' còn vì họ đã phiên dịch rất nhiều tác phẩm, sách toán học và truyền bá vào châu Âu. Nhờ đó toán học đã có bước phát triển mới.