Tài liệu: Con số 9 thần bí

Tài liệu
Con số 9 thần bí

Nội dung

CON SỐ 9 THẦN BÍ?

 

Anhxtanh sinh ngày 14-3- 1879 nếu xếp liền lại ta có 1431879. Nếu sắp xếp lại các số một cách bất kỳ ta thu được một số mới (ví dụ số 4131879). Rồi trong hai số ta lấy số lớn trừ cho số bé ta sẽ được một số mới (ví dụ 4131879 - 1431879 = 2700000). Đem cộng các chữ số lại với nhau, nếu lại được một số có hai chữ số, đem cộng hai chữ số này lại với nhau ta sẽ được số 9 (7 + 2 = 9)

Côpecnic sinh ngày 19-2- 1473; Niuton sinh ngày 25- 12- 1642; Gau xơ sinh ngày 30-4- 1777, bà Quyri sinh ngày 7- 11- 1867 v.v.. nếu các bạn thực hiện quy trình tính toán như vừa nói trên các bạn đều thu được số 9.

Với một số lớn bất kỳ, ta cộng các chữ số trong số đó sẽ được một tổng, lại cộng các chữ số của tổng vừa tìm được ta lại có một tổng mới. Quá trình tiếp tục đến khi được một số chỉ có một chữ số. Chữ số cuối cùng này được gọi là “gốc của số”. Chữ số gốc này chính là số dư của số đã xét chia cho số 9. Quá trình tính toán như vừa nêu được gọi là ''phương pháp quy về số 9''.

Cách tìm số gốc của một số thực hiện nhanh nhất là từ số đã có cộng dần gặp số 9 thì bỏ đi. Ví dụ với số 385916. Tổng số này có chữ số 9 còn lại 3 + 6 và 8 + 1 là đều là số 9 cuối cùng chỉ còn lại số 5. Vậy 5 chính là số gốc của số đã cho.

Dùng phương pháp quy về số 9 ta có thể dễ dàng thử tính đúng đắn khi thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với những số rất lớn. Ví dụ a - b = c, để kiểm tra số c, ta dùng số gốc của a trừ đi số gốc của c (nếu số gốc của a nhỏ hơn b thì cộng thêm 9 vào số gốc của a). Sau đó xét xem số thu được có bằng số gốc của c hay không. Nếu số thu được không bằng số gốc của c thì khẳng định là phép tính đã thực hiện sai, nếu như đúng thì khả năng phép tính thực hiện chính xác là

Từ các lý luận trên đây ta có thể giải tính sự bí ẩn của số 9 trong phép tính về ngày sinh đã dẫn ta trên kia, giả sử n là số đã cho, sau khi xáo trộn ta lại được một số n', đương nhiên n và n' đều cùng có một số gốc, và đem hai số gốc này trừ cho nhau thì dĩ nhiên sẽ thu được hiệu là số 0. Hay n - n' phải là 0 hoặc 9. Đó chính là nguyên nhân xuất hiện số 0 hoặc số 9 trong kết quả phép tính đã dẫn (tức số dư của một số chia cho 9) . n - n' = 0 chỉ khi n = n' tức số đã cho trừ cho chính nó và không có sự đổi chỗ các chữ số, còn n  n thì kết quả số gốc của n- n' phải là 9.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/536-02-633337633860585000/Nhung-dieu-ly-thu-ve-cac-so/Con-so-9-than-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận